Đến đem trước thế kỷ 12, hội hoạ tả thực mới bắt đầu hoài nghi, trăn trở, thăm dò. Hội hoạ phương Đông với truyền thống tả thực và tả ý cùng với nghệ thuật nguyên thuỷ, đã tiêm vào sự phát triển hội hoạ phương Tây liều thuốc sức sống mới, để cuối cùng thay dây đổi hướng, xuất hiện hội hoạ hoàn toàn không mô phỏng theo sự vật khách quan. Nó cùng với hội hoạ truyền thống tả thực sánh vai cùng tiến một cách hoà bình, nhưng đều hướng về tương lai phát đi tín hiệu “Suy tôn cái Tôi.”


Hiển nhiên là người hoạ sĩ đó, để biểu hiện tốc độ mà anh ta nhận thức được, phản anh hình ảnh còn lưu lại trong thị giác, đã vẽ số chân ngựa nhiều gấp ba lần.


Điều kiện tự nhiên đẹp đẽ của châu Âu đã phú cho các dân tộc phương Tây khí chất lãng mạn thật nhiều.


Nền sản xuất nông nghiệp chịu sự hạn chế nghiêm ngặt của không gian thời gian, khiến cho con người có được quan niệm về không gian, khu vực, điểm, đường, mặt… phản ánh trong hội hoạ là xuất hiện những đồ án hình học; diễn tả nhân vật với không gian và thời gian nhất định đều đứng trên cùng một đường nằm ngang.


Trong cách biểu hiện truyền thống, mức độ lớn nhỏ của nhân vật không phải là ở xa hay gần, mà chủ yếu hay thứ yếu. Đức vua phải lớn, các thị tùng phải nhỏ. Phật tổ dù ở xa cũng phải to lớn, các tín đồ dù ở gần cũng phải nhỏ hơn. Đó là tính chất bình thường của hình tượng tâm lý xã hội, hoàn toàn phù hợp với thị giác trong hội hoạ.


Phật giáo truyền nhập vào Tây Tạng là phái Kim cương Mật tông mang màu sắc Ấn độ giáo. Sự tạo hình hình tượng Phật của nó phỏng theo Ấn độ giáo. Nó có nội dung và hình thức độc đáo, đem những mâu thuẫn như Từ bi và Đe doạ, Thần thánh và Hoang đàng, Trang nghiêm và Suồng sã… thống nhất vào trong một thể.


Những tác phẩm này đã rất khác với trước đó. Bởi lẽ, họ đã yêu cầu một cách nghiêm ngặt về giải phẫu, thấu thị và sáng tối. Nhìn từ góc độ lịch sử phát triển, trình độ chuẩn xác nghiêm chỉnh khi vẽ sự vật khách quan đã là có một bước nhảy vọt. Tuy nhiên, hiện nay thưởng thức những tác phẩm đó, không khỏi có cảm giác đường nét rườm rà, sắc điệu tăm tối, hình vật rời vụn; mà sự khắc hoạ những truyền thuyết tôn giáo như thế làm mất đi cảm giác thần bí và cái đẹp mơ hồ.


Đối với những hình ảnh không rõ ràng, người ta phải dùng tri giác (sự tồn giữ tín hiệu tri thức) để phán đoán và bổ sung. Các hoạ sĩ thường lợi dụng điều này và tính chất ngưng tụ của hình tượng nghệ thuật, để bỏ lược đường bao khi xử lý hình tượng dưới ánh sáng mạnh hoặc trong bóng tối.


Trong tự nhiên không tồn tại mối quan hệ hình tượng và bối cảnh, hình và nền. Khi thị giác con người chú ý đến sự vật, thường thường tập trung vào một điểm, và coi mọi thứ xung quanh là bối cảnh và môi trường.


Qui luật chủ yếu của nó là: trong một bức hoạ, những hình được bao quanh và đóng kín là hình, cái bao quanh là nền. Hoặc nói cách khác những hình diện tích nhỏ, lực ngưng kết lớn, mật độ lớn là hình; cái có diện tích lớn, kết cấu rời lỏng, mật độ nhỏ là nền.


Tâm lý học thị giác cho rằng, những hình nằm phía dưới bức tranh sẽ tương đối ổn định dễ tạo thành phần hình. Nói một cách cụ thể hơn là, hình tam giác cân kiểu Kim tự tháp được cho rằng tương đối ổn định; tương ứng với nó, những hình có tính đối xứng, dễ tạo thành phần hình.


Trên thực tế, bức tranh không đóng khung, dù không gian có lớn hơn nữa, thị giác của con người cũng tự động thu co lại vào trong một phạm vi nhất định, và tạo cho bức tranh một giới hạn hợp lý.


Công năng cơ bản nhất của đường nét là bao ngoài xác định giới hạn của hình ảnh; đường bao làm cho tính ngưng tụ của hình càng thêm củng cố và hiển hiện. Đồng thời, đường nét cũng có thể chia cắt, phân giải các bộ phận của hình để biểu hiện mặt, khối, chất của nó.


Tranh khắc kim loại với đường nét dày sít đã phát triển đến mức giống như sơn dầu vào thế kỷ 19, cuối cùng, đi đến tận cùng rồi phải nhường bước cho nhiếp ảnh.


Đường nét xếp lớp theo chiều ngang tạo ra cảm giác yên bình ổn định, nó bắt nguồn từ hình tượng quen thuộc như ruộng vườn, bãi cỏ…; cảm giác tĩnh lặng đứng yên bắt nguồn từ cánh đồng bằng phẳng lặng lẽ và mặt hồ phẳng lặng như gương, còn cảm giác yên hoà bắt nguồn từ hơi mây tràn lan.


Đường nét thẳng đứng trong kiến trúc tôn giáo nhiều hơn đường nét ngang bằng, như cột trụ của chùa chiền, nhà thờ, đại điện; những màng rũ, những cái chân đèn không đâu là không ngưng đọng không khí trang nghiêm thần thánh.


Đường nét ngang có tính cách lạnh lẽo, nữ tính, bị động.

Đường nét đứng có tính cách ấm áp, nam tính, chủ động.


Hội hoạ truyền thống của văn hoá Indu và Islam cũng lấy cách vẽ đường nét làm chính. Mức độ biến hoá của đường nét không được phong phú như hội hoạ Trung Quốc, nguyên nhân thì có nhiều, nhưng nguyên nhân tương đối nổi bật là, thư pháp chữ viết và hội hoạ khác xa nhau (văn tự Ả Rập và chẽ Phạn đều dùng bút tre).


Hay như con voi ma mút đi ra từ chỗ u tối, phần được chiếu sáng là phần đã biết, còn phần trong bóng tối là chưa biết, vì thế, đem lại cho thị giác một hình tượng mà thể tích vượt quá hoàn toàn lộ ra trên nền đen. Thế giới xa lạ có một áp lực tâm lý đối với con người, khiến cho người ta dùng chiếc kéo trong lòng để cắt ra đường bao cái phần chưa biết.


Chẳng có điểm nhìn cố định nào cả, cũng chẳng tìm đâu thấy đường chân trời, chẳng có vật qui chiếu hay vật chuẩn nào của không gian thống nhất, đấy là không gian vô trật tự. Sức hấp dẫn của nó là ở chỗ đậm đà không khí sinh hoạt, bản sắc dân tộc. Cái mà người hoạ sĩ muốn biểu hiện không phải là sự vật được nhìn thấy vào một lúc nào đó mà là cảnh tượng quen thuộc trong suốt cuộc đời.


Như bức “Bè gỗ” của Auzman, nếu từ trái trên đi xuống phải dưới thì tương đối thuận chiều; nếu từ phải dưới đi lên trái trên thì tương đối mất sức.


Bối cảnh thực, nếu giản hoá cũng không đến nỗi hiểu lầm; bối cảnh hư cấu, ngược lại, cần phải mô tả rất thực. Một nguyên nhân là, để cho người ta có thể tin được “Tất cả đây đều là thực.”


Những tranh rườm rậm hoa lệ thể hiện cấu tứ chi tiết của tác giả. Từ bắt đầu bố cụ đã cần đến tri thức và kinh nghiệm sống phong phú, cần đến năng lực tổ chức bố trí sắp xếp. Không những từng nét từng nét phải tinh tế cẩn thận, còn cần cả tạo hình biểu đạt chuẩn xác sinh động. Phong phú không phải là tạp loạn, tinh kỹ không được hỗn trọc. Sự hùng biện của nội dung thiết thực, ngôn ngữ đẹp còn hơn những lời lẽ tư duy nghèo nàn được nguỵ trang bằng tinh giản.


Nội dung của nó là: dùng ít hình tượng mà nói được nhiều điều, đó là sự giản luyện về “chất” của hội hoạ; dùng ít bút mực để biểu hiện tạo hình, đó là sự giản tinh về “lượng” của hội hoạ. Thực hiện được sự giản luyện, giản tinh là biểu hiện tài năng và sở họ của người làm nghệ thuật. Không có kinh nghiệm sống phong phú và tài năng nghệ thuật, “chất” sẽ không nói được điều gì, thành ra đơn giản; “lượng” không đủ biểu hiện tạo hình, trở thành ngây ngô.