Xem ra việc viết văn làm thơ cũng từa tựa. Xét cho cùng thì về cơ bản viết văn làm thơ tức là tự nguyện thông báo cho thiên hạ người ta biết về những sự hay sự dở trong cuộc sống của mình, những ý nghĩ xấu, ý nghĩ tốt mình từng nghĩ, và cũng với mục đích là để người ta dựa trên những điều mình viết ra mà góp ý kiến phê bình xây dựng cho mình. Sự viết văn của tôi cũng như của nhiều người đều có thuở ban đầu ấu trĩ, thiếu cân nhắc, có sao nói vậy, nghĩ gì viết nấy, rồi sau đó là một quá trình khôn lên, đạt độ lão luyện, dày dặn kinh nghiệm, trên các trang sách hết hẳn sự dại khờ, chỉ còn no ứ những mỹ từ và những mẹo viết.
Tôi nhớ rằng, lúc đó, khi đội quân nhạc cử Quốc thiều, hầu hết mọi hoạt động trong thành phố dừng lại hết. Ngàn vạn người cùng một lúc giữ thái độ nghiêm trang.
Nhưng mà người Hà Nội, nhất là đã luống tuổi và đặc biệt là văn nghệ sĩ, một mặt có tiếng là phóng khoáng và cởi mở, lại cũng đồng thời là hiện thân cho sự kỹ tính, hay ne nét, hay phán bảo, rất khó chiều. Kiểu sống thời bao cấp thì bảo là bình quân chủ nghĩa, chia đều nhau cái khổ, lối sống hiện thời lại bảo phân biệt giàu nghèo, đồng tiền đổi trắng thay đen. Nhà cửa chật chội chung đụng không chịu nổi, được phân căn hộ khép kín lại than kín cổng cao tường mất hết tình làng nghĩa xóm. Ngày xưa hết lời yêu cầu dẹp bỏ tàu điện, nay thì kêu rằng một phần của Hà Nội thế kỉ XX đã bị phũ phàng thủ tiêu đi cùng với cái đường ray và tiếng leng keng yêu dấu. Xưa ca cẩm đời sống văn hoá của thanh niên quá khô khan bởi các tài năng ca nhạc bị khuôn trong tập thể các đoàn, không có cách gì cất lên nếu không qua phòng bá âm của đài phát thanh, nay thì giận dữ vì quá nhiều tự điểm ca nhạc, ca sĩ hạng nào cũng được quyền biểu diễn. Họ lớn tiếng đòi hỏi Nhà nước phải quy chế quy chuẩn, lập hội đồng thẩm định, để ca sĩ này xét quyền ca hát của ca sĩ kia. Đại khái cũng giống giới văn sĩ. Ngày trước rất bực vì phải xếp hàng rồng rắn bản thảo ở nhà xuất bản, vậy mà bây giờ cũng rất bực vì nỗi in ấn dễ dàng.
Mải mê chỉ trích thiên hạ lắm khi người ta sa vào khối lùng nhùng của sự mâu thuẫn mà không kịp giật mình. Lên lớp người khác những nỗi mà chính mình cũng đầy rẫy. Các cụ gọi là trách người không nghĩ đến thân. Anh nào cũng xe máy phóng tít mù mà khiển trách thành phố quá ô nhiễm, giao thông quá ách tắc. Biệt thự nhà mình ở thân đê hẳn hoi vẫn lớn lối chê trách thành phố làm đê bê tông xoá mất vẻ xanh mướt chân quê của đôi bờ sông Hồng…
Nhưng Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ ban đầu xây dựng và qua nhiều lần trùng tu về cơ bản vẫn giản dị, vẫn cốt cách thanh tao, vẫn thuần Việt là vì sao. Vì sao các bậc tài năng nhà Trần không tìm cách thể hiện sự trên tài so với nhà Lý, vì sao thời Lê không xây trùm lên nhà Trần?
Câu trả lời thì người Hà Nội ai mà không biết. Bởi nơi đây “lắng hồn núi sông ngàn năm”. Dù bạn giỏi giang, tài trí, giàu sang tới cỡ nào, cũng xin hãy cư xử khiêm tốn và nương nhẹ với tổ tiên, với non nước quê nhà, thành phố quê hương.
Chúng ta là những người của ngày hôm nay, là những người có điều kiện so sánh, đối chiếu, kiểm chứng những thăng trầm, thành bại của thế hệ cha anh. Chúng ta có thể thấy rằng chúng ta nhiều phần giỏi gang và giàu có hơn. Tuy nhiên lại cũng phải thừa nhận rằng chính thế hệ trước đã tạo ra thời đại này, chẳng những bởi xương máu của nửa thế kỉ chiến đấu chống ngoại xâm mà còn bằng bao công lao khó nhọc xây dựng và khai phá. Chẳng phải chính những người chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thực hiện thành công cuộc cách mạng lương thực, đã điện khí hoá phần lớn nông thôn, đã xuất khẩu dầu mỏ, đã chuẩn bị nền móng cho thời đại tin học?
Ở nước ta chẳng có xứ nào mà người sống tại đó tự nói về mình hay ho như ở Hà Nội. Đã là người Hà Nội thì đương nhiên phải là hay mọi nhẽ. Đi đứng, nói năng, trang phục, ăn uống, tất tật cái gì cũng là hào hoa hơn người. Không thơm cũng thể hoa nhài…
Được sống và hưởng hoà bình, là hạnh phúc tột đỉnh đời người, song niềm hạnh phúc ấy lại đồng thời là nỗi đau thương tột cùng. Tôi nghĩ về đời mình, về cuộc đời của thế hệ mình như thể, từ buổi tối ấy, khi đoàn tụ sum vầy bên Hồ Gươm với phần còn sống sót của lớp học ngày xưa.
Kinh nghiệm cho thấy hầu hết những nhà văn hàng đầu không ưa đăng đàn bàn chuyện văn chương. Chẳng bao giờ nghe các nhà văn ấy họ lý sự hay là lên lớp ai về quan niệm này, lý thuyết nọ. Nhà tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu thậm chí còn quan niệm rằng người ta viết văn không theo và không xuất phát từ một lý thuyết với chủ nghĩa nào cả, viết là viết, tự nó, vậy thôi. Một sự không cưỡng được, gần như chẳng dừng được mà người ta viết.
Nguyễn Minh Châu không chỉ sợ tật hay nói, hay xướng ngôn, ông còn kỵ cả cái sự cố công ngẫm nghĩ, vày vò đầu óc để ra chữ ra nghĩa. Ông không ưa những đề cương truyện ngắn và tiểu thuyết của học trò trường Nguyễn Du, đề cương càng tỉ mỉ và chi tiết thì càng đáng chê. Văn học chứ có phải toán học đâu, ông bảo vậy, càng không phải là kế hoạch sản xuất hay là phương án tác chiến, để mà tính toán, dự trù, để mà bày binh bố trận. Ông cho rằng người ta không thể nghĩ ra văn, dù là nghiền ngẫm nghĩ ngợi đến đâu cũng không thể, người ta chỉ có thể viết khi “văn” của người ta đã đến độ buộc người ta không thể không viết. Và cái gọi là “văn” ấy là tất cả những gì nhà văn đã biết, đã thấu.
Thời này, đã đạt tới tầm cao của thơ, đã là thơ hiện đại đỉnh cao, tức là đã vượt qua câu chữ, đã “trên chữ”. Vượt qua câu chữ, trên chữ, tôi có được cách diễn đạt này là từ nhà thơ Huy Cận, đã từ lâu năm lắm rồi, khi nhà thơ đến giảng ở trường Nguyễn Du, tôi quá chịu ý ông nói nên nhớ mãi. Thơ “trên chữ” là thơ thế nào, để học viên có thể mường tượng được ý của mình, nhà thơ giải thích thêm cho rõ hơn một chút: dấy là những câu thơ mà chỉ nhà thơ mới đạt tới còn nhà văn thì không thể, là những tứ mà chỉ thơ thôi mới bao hàm nổi chứ không thể bằng văn xuôi. Ông lấy thí dụ cụ thể bằng mấy câu thơ của Trần Đăng Khoa.
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất khẽ như là rơi nghiêng
Quá tuyệt diệu, đúng không. Tuy nhiên, dù vậy, người viết văn xuôi vẫn có thể có được một câu văn ngang tầm như thế. Nhưng như câu thơ này, không nổi tiếng lắm của Trần Đăng Khoa, thì đó chính là tầm cỡ của thơ “trên chữ” mà văn xuôi tài mấy cũng bó tay:
Mai gianh ơi hỡi mái gianh
Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương
Có lẽ vì đã viết được 1 vài quyển sách, thảo được 1 vài bài báo… mà có 1 vài bạn trẻ gán cho mình danh hiệu “nhà văn,” và đòi hỏi mách cho những bí quyết để trở thành “nhà văn”… Ôi, kinh nghiệm của đôi ba mươi năm cầm bút, lại cũng không do trường chuyên môn văn chương nào đào tạo cả, thì biết gì mà chỉ dẫn! Sự thực là thế. Lời nói đây là lời nói chân thành. Tôi chỉ viết khi nào tôi cảm thấy cần phải nói lên 1 điều gì thôi.
Chúng ta là những người của ngày hôm nay, là những người có điều kiện so sánh, đối chiếu, kiểm chứng những thăng trầm, thành bại của thế hệ cha anh. Chúng ta có thể thấy rằng chúng ta nhiều phần giỏi giang và giàu có hơn. Tuy nhiên lại cũng phải thừa nhận rằng chính thế hệ trước đã tạo ra thời đại này, chẳng những bởi xương máu của nửa thế kỷ chiến đấu chống ngoại xâm mà còn bằng bao công lao khó nhọc xây dựng và khai phá.