Thưởng phạt bên nào nghiêm minh hơn?


Dùng binh đánh giặc là hành động dối trá. Thông thường, nếu có thể tấn công thì giả như không thể tấn công, muốn đánh như giả như không muốn đánh, muốn hành động ở gần nhưng giả như muốn hành động ở xa. Lấy lợi mà dụ kẻ tham, chiến thắng kẻ loạn, phòng bị kẻ có thực lực, tránh kẻ thù mạnh, khiêu khích kẻ hay giận dữ. Địch khinh thường thì làm chúng thêm kiêu, địch nhàn hạ thì làm chúng vất vả, địch đoàn kết thì làm chúng ly tán. Tấn công kẻ thù lúc chúng không phòng bị, hành động khi chúng không ngờ tới. Phàm trước khi khai chiến, đoán được thắng là do tính toán đầy đủ. Tính nhiều hơn tính ít, huống hồ không tính toán gì.


Dùng 1 đạo quân khổng lồ như thế để tác chiến thì đòi hỏi phải thắng nhanh. Nếu kéo dài thời gian, quân đội sẽ mệt mỏi, nhuệ khí sẽ suy giảm; tấn công thành trì sẽ hao hết sức chiến đấu, quân đội tác chiến ở ngoài lâu có thể làm nền tài chính của quốc gia gặp khó khăn. Nếu quân đội mỏi mệt, nhuệ khí suy giảm thì lúc đó cho dù là người tài giỏi sáng suốt đến đâu cũng không thể cứu vãn tình thế được. Cho nên dùng binh đánh giặc, chỉ nghe nói trong tốc thắng có những thiếu sót vụng về chứ không bao giờ có việc kéo dài mà lợi cho quốc gia cả.


Tướng soái giỏi lấy lương lực ở nước địch. Ăn 1 chung gạo ở nước địch bằng 20 chung gạo ở nước nhà.


Dụng binh cốt thắng, không cốt kéo dài.


Làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn.

Làm cho toàn quân địch chịu khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn.

Bách chiến bách thắng cũng chưa phải cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Thượng sách là lấy mưu lược để thắng địch, kế đó là thắng địch bằng ngoại giao, kế nữa là dùng binh thắng địch, hạ sách là tấn công thành trì.


Tướng sốt ruột xua quân đánh thành, thương vong 3 phần mất 1 mà vẫn chưa hạ được. Đó chính là cái hại của việc đánh thành.


Phép dụng binh, gấp 10 lần địch thì bao vây, 5 lần địch thì tấn công, gấp đôi thì chia ra mà đánh, bằng địch thì phải đánh khéo, kém địch thì rút, tránh giao tranh với địch. Binh yếu mà đánh thẳng tất bị bắt làm tù binh.


Tướng soái là trợ thủ của quốc gia, trợ thủ tốt thì nước cường thịnh, kém thì nước suy yếu.


Vua có thể gây bất lợi cho việc quân trong 3 trường hợp:

  1. Không biết quân không thể tiến mà bắt tiến, không biết quân không thể thoái mà bắt thoái, đó là trói buộc quân đội.
  2. Không biết việc quân mà can dự vào khiến tướng sĩ hoang mang khó hiểu.
  3. Không biết mưu kế dụng binh mà can dự vào khiến tướng sĩ băn khoăn nghi ngờ.

Biết địch biết ta, trăm trận không bại. Biết ta mà không biết địch trận thắng trận bại. Không biết địch không biết ta, trận nào cũng bại.


Không để bại là do mình, giành chiến thắng là tại địch.


Chiến thuật cũng chỉ có kỳ và chính, nhưng biến hoá như kỳ và chính là vô cùng vô tận.


Nước lã chảy xiết cuốn trôi cả đá gạch, đó là nhờ thế nước lũ. Chim ưng vồ mồi chỉ 1 cú có thể xé nát con mồi, đó là dựa vào thế tiết nhanh như chớp nhoáng. Người chỉ huy giỏi là người biết tạo nên thế hiểm hay tiết chớp nhoáng.


Trong khi tác chiến, người ngựa rối loạn mà không để đội hình rối loạn.


Khiến quân địch đến nơi ta làm chủ trước là kết quả của việc dùng lợi nhỏ nhử địch. Khiến địch không thể đến được nơi nó muốn, ấy là do ta ngăn cản được nó.


Nơi ta muốn tiến công, địch chẳng thể nào biết, không thể biết ắt địch phải bố trí phòng thủ nhiều nơi, đã phòng bị nhiều nơi thì quân số bị phân bố ắt nơi ta cần tiến công sẽ có ít quân địch.


Chưa biết ý đồ chiến lược của các chư hầu, không thể tính việc kết giao. Chưa thông địa hình sông núi, đầm hồ, không thể hành quân. Không dùng người dẫn đường không thể chiếm địa lợi. Dùng binh đánh trận phải dựa vào biến hoá gian trá mới mong thành công.


Chiêng trống, cờ lệnh dùng để thống nhất hành động của toàn quân. Toàn quân đã hành động nhất nhất thì người lính dũng cảm không thể tiến 1 mình, người lính nhút nhát cũng không thể lùi 1 mình, đó là phương pháp chỉ huy toàn thể đội hình tác chiến.


Đối với quân địch, có thể làm tan nhuệ khí của chúng. Đối với tướng địch, có thể làm dao động quyết tâm của họ. Sĩ khí của quân đội lúc mới giao chiến thì hăng hái, sau 1 thời gian dần dần suy giảm, cuối cùng tiêu tan.


Ở “tử địa” phải liều chết quyết chiến.


Có những đường không nên đi, có những loại địch không nên đánh, có những thành không nên công, có những vùng không nên giành, có những lệnh vua không nên nghe. Tướng lĩnh tinh thông những ứng biến trên mới là người biết cách dùng binh.


Làm tướng có 5 điểm nguy hiểm: liều chết khinh suất có thể bị giết, tham sống sợ chết có thể bị bắt, nóng giận hồ đồ có thể mắc mưu, liêm khiết tự trọng không chịu được nhục nhã, thương dân có thể lo buồn bất an.


Địch đã đến gần mà vẫn yên tĩnh là chúng đã chiếm được địa hình hiểm yếu thuận lợi. Địch ở xa mà đến khiêu chiến là chúng muốn dẫn dụ ta tiến lên. Địch đóng quân ở nơi bằng phẳng là đã chiếm được địa hình lợi thế.


Liên tiếp khao quân thưởng sĩ là địch không có biện pháp hành động, liên tiếp trừng phạt hạ cấp là quân địch đang quẫn bách. Thoạt đầu hung hãn, sau lại sợ sệt cấp dưới là tướng địch quá dốt, trí lực quá kém. Phái sứ đến tặng quà (hối lộ) và nói năng mềm mỏng là địch muốn đình chiến. Địch giận dữ kéo quân bày trận đối diện với quân ta mà đã lâu lại không tiến không lui thì ta nên cẩn trọng xem xét vì sợ địch đang có mưu kế.


Chưa có ân đức đã vội ra uy trừng phạt thì quân sĩ không phục. Quân sĩ không phục thì khó có thể sai khiến được. Đã có ân đức với quân sĩ mà không áp dụng kỷ luật quân pháp thì cũng không thể sai khiến họ được.


Đối xử với sĩ tốt như con em, họ sẽ cùng ta xông pha vào những nơi hung hiểm, coi sĩ tốt như con yêu quý, họ sẽ cùng sống chết bên ta.

Hậu đãi quân sĩ mà không sử dụng, nuông chiều quân sĩ mà không giáo huấn, phạm pháp mà không phạt thì họ khác nào những đứa con hư, chẳng thể dẫn đi chinh chiến được.


Binh sĩ bị vây hãm quá mức ắt không còn lo lắng sợ hãi nữa, không có chỗ chạy nên phải vững chí, tiến vào sâu nên không bị trói buộc cực chẳng đã phải đánh vậy.


Người ở nước Ngô và người ở nước Việt tuy ghét nhau nhưng khi ngồi chung 1 thuyền để qua sông gặp phải sóng gió, thì cùng cứu nhau như tay trái và tay mặt vậy.


Khi mưu đồ việc gì bậc tướng suý phải lặng lẽ để được sâu kín, phải ngay thẳng chỉnh tề để được trị được yên, phải bịt tay che mắt sĩ tốt khiến cho họ chẳng biết được ý mình, phải đổi công việc thay mưu kế khiến cho sĩ tốt không hiểu được việc mình, phải dời chỗ ở dẫn binh đi quanh kẹo, khiến cho sĩ tốt không lường được kế mình.


Lúc mới đầu binh phải như gái tơ, chờ địch hé cửa thì sông vào như thỏ chạy khiến địch không kịp chống cự.


Đã giận có thể mừng trở lại, đã hờn có thể vui trở lại. Nước mất rồi thì khó lấy lại, người chết rồi thì không thể lấy lại.


Kéo dài đến nhiều năm để tranh thắng lợi trong 1 ngày, mà lại không dám ban tước lộc, không dám thưởng trăm lạng vàng để dùng gián điệp, đến nỗi không biết tình hình quân địch, đó là hạng người hết sức bất nhân.


Trong 3 quân, xét chung những người thân thiết với tướng suý thì không ai thân thiết cho bằng gián điệp, xét chung những kẻ được thưởng thì không ai được thưởng nhiều bằng gián điệp, xét chung các việc bí mật thì không việc nào bí mật cho bằng gián điệp.

Không phải bậc thánh trí thì không dùng được gián điệp, không phải là bậc nhân nghĩa thì không sai khiến được gián điệp, không tinh vi khéo léo thì không biết được thực tình nhờ gián điệp.


Khu vực không có lối thoát gọi là tử địa. Tác chiến trong khu tử địa nếu tham sống sợ chết thì bỏ mạng là cái chắc. Chiến đấu dũng cảm sẽ được tồn tại.


Sĩ khí và ý chí chiến đầu là nhân tố hàng đầu của sức chiến đấu. Sĩ khí dâng cao thì dễ dành thắng lợi, sĩ khí sa sút thì thường dẫn đến thất bại.


Điều kỵ khi dùng kế “Dương đông kích tây” là để lộ cơ.


Kế “Minh tri cố muội” là biết thật rõ chuyện ấy, nhưng làm ra vẻ không biết gì.


Sức mạnh của mỹ nhân đặc biệt là có ảnh hưởng đối với người anh hùng, người có quyền thế.


Thiên hạ không loạn, trật tự không rối thì làm gì có anh hào xuất lộ! Bởi lẽ đó, những anh hào thường được gọi là kẻ “chọc trời khuấy nước.”


“Khích tướng kế” là kế chọc giận tướng giặc, làm tướng giặc nổi giận. Nổi giận sẽ mất sáng suốt, thiếu suy nghĩ, không tự chủ được con người mình.


Trong đời nhiều việc thành tựu bằng 1 cơn giận và cũng nhiều việc thất bại bởi 1 cơn giận.


Khích tướng còn là khơi dậy cái hùng khí của người khác để người ấy làm việc cho ta.


Việc binh là trá nguỵ, có thể mà làm ra vẻ không có thể, dùng đấy mà tỏ ra không dùng, gần giả làm như xa, xa giả làm như gần. Lấy lợi mà dụ, gây rối mà đuổi, thấy khoẻ thì tránh. Đầu tiên là làm mọi cách giảm nhược lực đối phương, sau rồi mới tiến hành dự định.


Sau hết phải lo đến điểm nguy của kế chạy: Khi chạy, sẽ mất tinh thần, sự việc hoàn toàn lỏng lẻo, mất sự tin tưởng ở xung quanh. Nếu không giải quyết cho chính xác những vấn đề trên thì “tẩu” không còn là 1 kế hoạch nữa, mà là 1 sự tan rã vậy.