Liu phải mang ơn gia đình Chu. Nhất là, chính Chu Vĩnh Khang, bí thư Tứ Xuyên, đã đưa tên hắn ra khỏi danh sách các tên trùm xã hội đen BCA chuẩn bị bắt giữ trong năm 2001.


Tham nhũng cấu kết, về lý thuyết cũng như thực tiễn, tàn phá mạnh hơn tham nhũng cá nhân vì hành vi đó huỷ hoại cơ cấu tổ chức và chuẩn mực của NN, khó bị phát hiện hơn, và mang lại lợi lộc tài chính lớn hơn cho thủ phạm. Do khả năng cướp bóc lớn hơn của giới chóp bu tham gia vào tham nhũng cấu kết, các chính quyền địa phương bị giới chóp bu này thâm nhập không tránh khỏi suy giảm khả năng cung cấp hàng hoá công. Trong trường hợp xấu nhất, mạng lưới tham nhũng, gồm quan chức, doanh nhân, và tội phạm có tổ chức, nắm quyền kiểm soát các địa phương này và biến chúng thành các NN xã hội đen địa phương. Một tác hại khác của tham nhũng cấu kết trong giới chóp bu địa phương là hành vi đó gây ra xung đột giữa NN và xã hội.


Dù việc tư nhân hoá tài sản NN đã thu hút chú ý của hầu hết học giả, 1 hình thức tư nhân hoá khác, thậm chí xảo quyệt hơn trong đẻ ra tham nhũng cấu kết là tư nhân hoá quyền lực NN, hầu như là nguồn gốc thứ 2 tạo ra tư bản thân hữu. Bề ngoài, điều này có vẻ liên quan đến việc phân cấp quyền lực diễn ra trong quá trình chuyển đổi kinh tế. Thực ra, phân cấp quyền lực và tư nhân hoá quyền lực của NN là những hiện tượng riêng biệt. Trong khi phân cấp có thể dẫn đến trao thẩm quyền và quyền quyết định lớn hơn cho quan chức địa phương, quá trình nay không hẳn dẫn đến việc sử dụng quyền lực đó để thu lợi cá nhân. So sánh, tư nhân hoá quyền lực NN xảy ra khi quan chức địa phương nắm lấy quyền lực hành chính NN và thành lập các tổ chức độc quyền độc lập để thúc đẩy lợi ích riêng của họ. Các triệu chứng dễ thấy nhất của tư nhân hoá quyền lực NN gồm thu lợi cá nhân bằng cách bán các dịch vụ của chính quyền (như bảo kê và chế tài pháp luật). Tệ hại nhất, quan chức địa phương thậm chí có thể bán các vụ bổ nhiệm chức vụ trong chính quyền để thu lợi cá nhân rất lớn. Một biến thể của vấn đề tư nhân hoá quyền lực NN là “thao túng NN.” Bằng cách tác động lên giới chính trị và quan chức, các nhóm lợi ích doanh nghiệp hùng mạnh có thể khiến QH và các cơ quan quản lý ban hành luật lệ và quy tình phù hợp với lợi ích riêng của DN này.


Khác biệt quan trọng nhất giữa tư bản thân hữu ở TQ và ở nhiều nước thuộc LX cũ là hành vi trộm cắp tài sản NN của những kẻ cấu kết với giới chóp bu cầm quyền là sự kiện chỉ xảy ra 1 lần ở các nước thuộc LX, còn việc chiếm đoạt bất hợp pháp những tài sản đó ở TQ là 1 quá trình liên tục. Điều này chủ yếu vì tốc độ nhanh chóng của quá trình tư nhân hoá hàng loạt theo sau sự sụp đổ chính quyền trong những năm 1990 đã thành công chuyển đổi phần lớn tài sản NN thành tài sản tư nhân. So sánh, không có quá trình tư nhân hoá hàng loạt nhanh chóng như vậy xảy ra ở TQ và, vì thế, NN tiếp tục sở hữu phần lớn tài sản giá trị nhất — đất đai, mỏ, DNNN độc quyền — là những thứ bị giới chóp bu cầm quyền trộm cắp có hệ thống.


Nếu không cấu kết, bất kỳ 1 quan chức đơn độc nào cũng không thể có được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và giúp cho kẻ đưa hối lộ có được giấy phép mong muốn, vì thế không kiếm được khoản nào từ quyền lực của mình.


Thay vì tư nhân hoá hoàn toàn, chính quyền đã tìm cách tách quyền kiểm soát khỏi quyền sở hữu.


Khi bí thư đảng địa phương gần như độc quyền về vấn đề nhân sự, tất cả thuộc hạ đều tìm cách làm ông ta hài lòng, bằng hiệu quả công tác vượt trội hay bằng hối lộ. Việc biến hối lộ thành phương tiện thăng tiến sự nghiệp lần lượt dẫn đến 2 việc liên quan chặt chẽ với nhau. Việc thứ nhất là “chạy đua vũ trang” giữa các cấp dưới thiết tha muốn hối lộ bí thư để được thăng tiến. Việc thứ hai là các cấp dưới phải kiếm hối lộ từ doanh nhân.


Thay vì cố gắng phối hợp các quan chức ở nhiều cơ quan bằng các hoạt động giao tiếp xã hội tốn thời gian và hối lộ, các doanh nhân này có thể tập trung công sức và nguồn lực vào các bí thư địa phương để có được ân huệ mong muốn. Giao dịch tham nhũng với những yibashou do vậy có chi phí thấp hơn nhiều so với giao dịch với cấp dưới ông ta. Rủi ro do phối hợp thất bại trở nên không đáng kể vì, khi được hối lộ khoản tiền hậu hĩ, bí thư địa phương thường hành động mạnh và nhanh để đảm bảo các cấp dưới tuân lệnh.


Các yibashou chọn lựa cẩn thận khách hàng. Thường họ sẽ chuộng những người có thế lực, nổi tiếng, có uy tín làm ăn, vị thế xã hội, và đã chứng tốc khả năng chi hối lộ lớn. Hơn nữa, ăn hối lộ 1 cách liều lĩnh và bừa bãi rất mạo hiểm, ngay cả với những yibashou quyền thế. Thực ra, thời gian có hạn của họ cũng buộc họ phải hạn chế số bạn bè trong khu vực tư nhân vào 1 nhóm chọn lọc.


Bên cạnh khả năng kiếm tiền từ tham nhũng, điều quyết định thành công của câu kết ngang giã các tay trong là mối quan hệ và sự tin cậy lẫn nhau. Trong các cơ quan hành chính, thực thi pháp luật và toà án ở địa phương, qui mô tương đối nhỏ của các tổ chức này có thể tạo thuận lợi cho sự phát triển các mối quan hệ và tin cậy này. Ngoài ra, tương tác xã hội xảy ra trong các nhóm nhỏ và thường liên quan các hoạt động không lành mạnh có thể củng cố thêm quan hệ và lòng tin.


Nhà nước TQ, về mặt nhân sự, là 1 thị trường lao động khép kín. Cửa thoát cho các quan chức rất đắt, và 1 khi họ đã lên tới 1 cấp bậc nào đó, cực kỳ hiếm hoi. Đây là 1 nhân tố thuận lợi ngăn chặn những kẻ lừa đảo tiềm năng vì chúng không có lối thoát thực tế nào. Các nhân tố thuận lợi khác như tình bạn riêng tư, quan hệ, và tin cậy có thể được thiết lập thông qua các kênh và bối cảnh thông thường, như gia tộc, quê quán, trường học, và nơi làm việc. Các trường đảng hay các chương trình đào tạo bồi dưỡng cung cấp môi trường lý tưởng cho việc xây dựng các mối quan hệ giữa các quan chức. Ở 1 số nơi, các quan chức sẽ mang tình nhân của họ đến dự tiệc — 1 hành động truỵ lạc nhằm tìm kiếm sự tin tưởng lẫn nhau giống như trao đổi con tin để chứng tỏ cam kết. Có nhiều trường hợp các kẻ đồng mưu đánh bạc và đi nhà thổ với nhau. Họ còn nhận hối lộ trước mặt nhau.


Các công tố viên xác nhận rằng dựa vào sự hợp tác của đồng phạm là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện các vụ cấu kết. Ít có sự trung thành giữa những kẻ cấu kết — bất chấp nỗ lực to lớn chúng đã thể hiện trong đầu tư để xây dựng lòng tin và tình thân hữu.


Năm 1999, tiền thu từ bán đất chiếm 9.2% thu ngân sách địa phương và 5.7% chi của chính quyền địa phương. Đến 2007, con số nay là 52% và 32%. Trong giai đoạn 2008-11, khoản thu này dao động từ 36-71%.


Văn bản này phê phán “một số địa phương” “vi phạm tinh thần của Đại hội 15” và “xem việc bán doanh nghiệp nhà nước nhỏ như là hình thức chính hay duy nhất của cải cách.”


Là 1 chế độ kiểu Lenin, côn cụ duy trì quyền lực quan trọng nhất của CCP là nomenklatura (công tác cán bộ) của nó, 1 thuật ngữ được du nhập từ LX. Trong thời kỳ đổi mới, hệ thống quản lý cán bộ này đã có những thay đổi lớn. CCP áp dụng nghỉ hưu bắt buộc, tăng yêu cầu về học vấn, luân chuyển theo chỉ định, và đưa ra các quy định thủ tục chi tiết quản lý công tác bổ nhiệm và đề bạt.


Vấn đề xung đột lợi ích này nằm sâu trong cấu trúc thể chế của 1 NN kiểu TQ xem việc thực hiện ý muốn của lãnh đạo cấp cao quan trọng hơn mọi mục tiêu khác. Trong 1 hệ thống như vậy, NN không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc trao toàn quyền cho các lãnh đạo địa phương đã chứng tỏ lòng trung thành chính trị. Các giải pháp có thể làm giảm việc lạm dụng quyền lực của các quan chức này, như cạnh tranh trong nội bộ đảng, kiểm tra và cân bằng giữa các nhánh quyền lực, minh bạch, và giám sát thực thi của bên thứ 3, theo quan điểm của chế độ còn tồi tệ hơn bản thân căn bệnh vì chúng vừa có thể khiến bí thư địa phương kém hiệu quả và làm suy giảm lòng trung thành của ông ta.


Trong hệ thống cấp bậc của CCP, một CDI địa phương cùng chịu sự lãnh đạo của CDI trên 1 cấp và của cấp uỷ cùng cấp, và cấp của bí thư CDI thấp hơn bí thư đảng bộ địa phương. Cấp bậc thấp hơn của CDI khiến CDI thực sự là cấp dưới của bí thư, người mà CDI phải theo dõi và giám sát. Uỷ ban này cũng có quyền lực hạn chế trong việc điều tra và xác định kết quả. Nó chỉ có “quyền điều tra sơ bộ.” Nó không thể khởi động 1 cuộc điều tra chính thức hay quyết định 1 phán quyết cuối cùng của 1 vụ án nếu không có sự chấp thuận của cấp uỷ cùng cấp (nghĩa là sự chấp thuận của bí thư). Tệ hơn nữa, nó không phải báo cáo điều tra của mình cho CDI cấp cao hơn, do đó tương đối dễ dàng bao che.


Chỉ 1 quan chức trong mẫu của chúng tôi — 1 bí thư huyện tầm thường — thực sự bị xử tử. Những người bị án tử hình treo thường được giảm xuống chung thân sau đó thường lại được giảm tiếp.


Trong hệ thống CCP, bí thư thực sự độc quyền về quyết định nhân sự. Quan chức duy nhất có thể có 1 số ảnh hưởng mang tính quy trình đối với các quyết định này là trưởng ban tổ chức. Nhưng, nhìn chung, bí thư kiểm soát 2 công đoạn của tiến trình bổ nhiệm. Bí thư đề cử ứng viên và đưa ra phê chuẩn cuối cùng đối với các quyết định nhân sự của ban thường vụ. Đây chỉ mới là quyền lực hình thức của bí thư. Thực ra, ảnh hưởng của bí thư vượt xa thẩm quyền chính thức. Những người trong ban thường vụ hiếm khi dám phản đối đề cử của bí thư vì điều đó sẽ làm phật lòng và sợ bí thư phủ quyết các ứng viên họ ưu ái.


Sau khi pho bí thư xem xét và đồng ý danh sách này, ông sẽ báo cáo Li phê duyệt. Chỉ khi Li chấp thuận, danh sách này mới được chuyển cho ban thường vụ thảo luận và thông qua. Rõ ràng, qui trình này trao cho Li quyền phủ quyết trước (ex ante). Li thú nhận nếu danh sách không có tên của những người đã hối lộ hắn, hắn sẽ bác và yêu cầu phòng tổ chức xây dựng 1 danh sách mới. Do đó, nếu không có sự nâng đỡ của Li, không có quan chức nào có cơ hội được bổ nhiệm hay đề bạt. Bí thư địa phương cũng có quyền trực tiếp đề cử ứng viên với phòng tổ chức để xem xét khi có chỗ trống.


Khi 1 bí thư tham gia maiguan maiguan, tiền không phải là quan tâm duy nhất của hắn. Thực ra, hoạt động này bổ sung cho hoạt đồng làm ăn chính là nhận hối lộ của các nhà kinh doanh tư nhân. Lợi ích rõ rệt nhất của việc bán chức quyền cho cấp dưới của bí thư là có 1 mạng lưới những kẻ đồng loã tự nguyện được bố trí 1 cách chiến lược ở các cơ quan quan trọng để làm bất kỳ điều gì hắn bảo, do đó tạo thuận lợi rất lớn cho việc cấu kết của hắn với các nhà kinh doanh tư nhân.


Một nhân tố khác có lợi cho bọn tội phạm là số lượng ít ỏi các báo cáo loại này và đội ngũ nhân viên tương đối ít của cơ quan chống tham nhũng nội bộ của đảng, các uỷ ban kiểm tra kỷ luật.


Họ thường bị ngập trong đống thư tố cáo, hầu hết là nặc danh, khó theo đuổi những tin báo mật họ nhận được. Trong môi trường chính trị khốc liệt của CCP, tách ồn nhiễu khỏi tín hiệu là 1 nhiệm vụ hầu như bất khả thi.


Hành vi mua bán chức quyền cũng có thể bị lộ do thú tội của các quan chức bị bắt giữ vì tham nhũng không liên quan đến công tác nhân sự.


Nguồn chủ yếu là các quỹ công bị tham ô. Thông thường, quan chức cấp dưới hối lộ cấp trên kiếm chức sử dụng hoá đơn chi phí kinh doanh giả để được thanh toán lại.

Nguồn thứ 2 là tiền để dành từ số tiền kiếm được do tham nhũng.

Nguồn thứ 3 là tiền thu được từ các nguồn tư nhân, thường là doanh nhân. Các quan chức tham vọng sẽ tiếp cận 1 nhà kinh doanh tư nhân và hỏi “vay” để chi cho việc mua chức của họ.


Quyền lực chính trị do các quan chức kiểm soát có thể nhanh chóng biến thành vô vàn của cải. Tuy nhiên, việc biến quyền thành tiền đó rất khó thực hiện nếu không có các đối tác cấu kết trong khu vực tư nhân. Hầu hết quan chức TQ có khả năng chiếm giữ tài sản thuộc sở hữu NN cũng đã phải chịu chi phí ngầm khá lớn — những khoản đầu tư suốt đời của họ vào sự nghiệp chính trị trong đảng. Rất khó từ bỏ 1 chức vụ ngon lành trong chế độ. Đó là lý do người nhà của các quan chức này, chứ không phải bản thân các quan chức, ở trong lĩnh vực tư nhân. Họ cũng thiếu các kĩ năng kinh doanh cần thiết để nhận biết giá trị thị trường thực sự của tài sản NN họ kiểm soát. Họ cũng hiểu rằng sự giàu có cá nhân không gắn liền với quyền lực chính trị sẽ rất bấp bênh. Quan trọng hơn, nếu bỏ việc, họ cũng có thể khiến đảng tức giận do để lộ sự không trung thành.


Các quan chức tham nhũng chỉ 1 số ít được thực sự thi hành án vì án tử hình treo luôn được chuyển thành án chung thân.


Nếu nhà kinh doanh tư nhân làm được điều đó, bí thư thường có thể sử dụng quyền lực to lớn — và thường là ép buộc — của mình để giúp doanh nhân đạt được mục tiêu. Trong các vụ như vậy, nhà kinh doanh tư nhân không cần phải hối lộ từng người và phối hợp các quan chức nắm quyền phủ quyết trong nhiều cơ quan chính quyền vì bí thư, vì lợi ích của mình, sẽ thực hiện chức năng điều phối quan trọng này. Hối lộ bí thư địa phương, ngây cả với mức chi cao, là chiến lược tối ưu.


Dù các quan chức cấp cao địa phương có thể lạm dụng quyền lực của họ để buộc cấp dưới giúp đỡ thân hữu tư nhân của họ, chiến thuật này có thể gặp rủi ro và cần có sự theo dõi liên tục để đảm bảo việc tuân thủ. Một giải pháp tốt hơn là có những kẻ đồng loã trung thành và tích cực nắm các chức vụ quan trọng hăng hái và tin cậy thực hiện mệnh lệnh của họ. Nói cách khác, cấu kết của họ với doanh nhân sẽ ít rủi ro và mất công sức hơn nếu họ có 1 mạng lưới đồng minh.


Sau khi bị bắt, hắn đã khai báo hệ thống mua chuộc quan chức lấy đặc lợi hiệu quả của hắn. Bước thứ nhất là “mở cửa.” Thông thường hắn sẽ tặng quan chức cấp địa khu 1 món quà nhỏ từ 10K-20K NDT chỉ để xem quan chức đó có nhận không. Nếu nhận, Zhu sẽ “làm tình bạn thắm thiết hơn” bằng cách biếu 20K-30K NDT tiền mặt. Nếu tiếp tục nhận, Zhu sẽ tiến hành bước cuối cùng — “củng cố quan hệ” — bằng món quà 50K NDT tiền mặt trong các dịp lễ. Đến bước này, Zhu nói hắn chắc chắn có thể nhờ vả quan chức cấp địa khu này để lấy đặc lợi trong tương lai.


Con của các quan chức cao cấp hơn, đặc biệt là con của các bí thư tỉnh và UVBCT hầu như sở hữu các DNTN thu lợi lớn từ quyền lực của cha mẹ chúng.


Một nhược điểm chí tử của mạng lưới tham nhũng là phụ thuộc quá mức vào an ninh chính trị của người bảo trợ chính trị của họ, thường là 1 bí thư quyền lực. Khi nhà lãnh đạo đó bị thất sủng, thường là do đấu đá quyền lực nội bộ, những người trung thành của hắn thường bị loại bỏ trong 1 cuộc thanh trừng.


“Việc thú nhận thành thực các tội đã phạm nhưng điều tra viên chưa biết” là yếu tố xứng đáng được giảm án.


Trong 1 số trường hợp, 1 “sự cố công cộng” lớn như bạo loạn đông người thu hút chú ý của lãnh đạo cấp cao có thể khởi đầu 1 cuộc điều tra chống tham nhũng. Thông thường, sau cuộc bạo loạn, chính quyền cấp cao hơn muốn trừng phạt quan chức địa phương để xoa dịu sự tức giận của công chúng. Kết tội chúng tham nhũng là 1 chiến thuật phổ biến.


Tố giác của bồ nhí bị bỏ rơi hay bất mãn là 1 nguy cơ khác của quan chức tham nhũng.


Công cụ mạnh nhất của các điều tra viên là bắt giữ con nhện trong mạng lưới tham nhũng — doanh nhân đã hối lộ hầu hết quan chức — và buộc hắn phải tiết lộ đồng bọn.


So với các quan chức địa phương tham gia bán chức quyền và các hành vi tham nhũng ở Chương 3, các lãnh đạo DNNN tham nhũng kiếm tiền lớn hơn nhiều.


Một nguyên nhân cho sự chênh lệch đó là các lãnh đạo DNNN, đặc biệt là ở các DN lớn, quản lý các nguồn lực kinh tế, như hợp đồng, tiền mặt, và tài sản NN, trực tiếp hơn so với quan chức địa phương. Ngoài ra, các lãnh đạo DNNN có vị thế tốt hơn để tư nhân hoá bất hợp pháp tài sản NN so với các bí thư địa phương, giúp họ tích luỹ tài sản bất chính lớn.


Các bí thư địa phương cần bán rất nhiều vụ bổ nhiệm và đề bạt để kiếm thật nhiều tiền, các lãnh đạo DNNN thường chỉ cần giúp đỡ của vài kẻ đồng loã để thực hiện tội phạm của họ nhằm khỏi bị chia sẻ khoản tiền kiếm được.


Nói chung đảng miễn cưỡng xử tử hình thành viên của mình trừ 1 vài vụ, ngược lại với việc sử dụng thoải mái hình phạt này khi xét xử các vụ án hình sự thông thường.


Dạng tham nhũng thường xuyên thứ 2 là tham ô và chiếm dụng trái phép. Hai loại này, theo luật hình sự TQ, là những tội khác biệt, dù trên thực tế sự khác biệt này thường không rõ ràng vì cả 2 hành vi đều liên quan đến đánh cắp tiền của DNNN. Các công tố viên phân biệt 2 hành vi này bằng cách xác định sự tham ô là ăn cắp quỹ công và chiếm dụng trái phép là việc sử dụng trái phép tạm thời quỹ công cho lợi ích riêng. Nếu chi tiêu quỹ công mà không định hoàn trả, điều đó cấu thành tội tham ô. Nếu cá nhân tạm thời chiếm dụng quỹ công vì mục đích trái phép nhưng cuối cùng trả lại số tiền đó cho chính quyền sau khi thu lợi (thường là tiền lãi từ việc sử dụng trái phép quỹ đó), thì đó là chiếm dụng trái phép.


Trong 1 tổ chức do các cá nhân tham nhũng đứng đầu, không chỉ các chuẩn mực bị huỷ hoại mà nguy cơ bị phát hiện cũng giảm đi (vì các lãnh đạo tham nhũng cấp cao nhất sẽ không muốn thu hút sự chú ý bằng việc cảnh báo các cơ quan chức năng hành vi phạm tội có thể xảy ra của cấp dưới).


Vì các lãnh đạo cấp cao nhất trong DNNN gần như toàn quyền kiểm soát việc ra các quyết định kinh doanh quan trọng, tham nhũng không thể xảy ra nếu không có sự hỗ trợ và tham gia của các cá nhân này. Cấp dưới của họ hầu hết là những người trung thành và ủng hộ tin cậy của họ.


Một trùm tội phạm được bảo kê của trưởng công an địa phương có thể dựa vào tên này để không cho các nhóm tội phạm có tổ chức khác xâm nhập lãnh địa của hắn.


Công việc của 1 doanh nhân phức tạp hơn nhiều vì phải tiếp cận — và hối lộ — quan chức trong nhiều cơ quan chính quyền có thẩm quyền chồng chéo trong việc xử lý tài sản NN hay thực thi các quy định về kinh doanh. Trong hầu hết trường hợp, 1 trùm tội phạm thường phải kết thân và hối lộ quan chức trong chỉ 1 cơ quan chính quyền — công an. Hắn không phải hối lộ nhiều quan chức ở nhiều cơ quan trừ khi hắn chuyển tổ chức tội phạm của mình thành 1 tập đoàn kinh doanh đa ngành (như tài chính, vận tải và BĐS). Chỉ 1 số ít trùm tội phạm nỗ lực xây dựng các tổ chức lớn và phức tạp. Đa số kiếm được lợi nhuận thấp hơn vì các hoạt động bất hợp pháp kiểu cũ như cờ bạc và mại dâm thiếu lợi thế về quy mô hay có lợi nhuận thấp hơn nhiều so với các phi vụ BĐS, khai thác mỏ…

***Bất chấp việc sử dụng bạo lực của nó, tội phạm có tổ chức cơ bản là 1 hoạt động vì lợi nhuận. Vì vậy, tội phạm có tổ chức cũng tuân theo các nguyên tắc kinh tế đã chi phối các hoạt động kinh doanh hợp pháp. Nếu các hoạt động kinh doanh hợp pháp tạo ra lợi nhuận thông qua sản phẩm, quản lý và hiệu quả cao thì tội phạm có tổ chức kiếm tiền bằng cách sử dụng lợi thế của nó — khả năng dùng bạo lực để loại bỏ cạnh tranh hay để chiếm đoạt tài sản.


Sở yêu cầu mỗi thành phố phải loại bỏ 1 tổ chức tội phạm; mỗi quận huyện phải tiêu diệt 5 tổ chức tội phạm.


Theo quan điểm của các quan chức thực thi pháp luật, cung cấp các dịch vụ này chẳng mất mát gì nhiều vì những gì họ phai làm là nhắm mắt làm ngơ. So sánh, chi phí để bưng bít những vụ tấn công bạo lực và thậm chí giết người cao hơn nhiều vì đòi hỏi các biện pháp phức tạp hơn và có thể để lại những bằng chứng kết tội.


Khả năng chi hối lộ của 1 ông trùm bị hạn chế bởi các nguồn thu nhập tương đối nhỏ của hắn. Hắn không đủ sức hối lộ các quan chức thực thi pháp luật cấp cao (cấp tỉnh), vốn thường đòi các khoản hối lộ lớn hơn; ngoài ra còn có khó khăn trong việc tiếp cận họ.


Nhân tố chính đằng sau thu nhập từ tham kết với tội phạm có tổ chức là họ không có quyền lực đối với nền kinh tế. Ngoài ra, hầu hết các quan chức thực thi pháp luật có vị thế chính trị thấp hơn trong hệ thống cấp bậc của NN đảng trị.


Một sự chuyển đổi tinh vi hơn của chính quyền địa phương do sự cấu kết giữa cơ quan thực thi pháp luật và tội phạm có tổ chức gây ra là việc tư nhân hoá bất hợp pháp quyền lực NN. Các tổ chức thực thi pháp luật địa phương bảo kê cho tội phạm có tổ chức thực tế đang sử dụng trái phép quyền lực công để thu lợi riêng.


Trong hệ thống tư pháp TQ, cần phải cấu kết do 2 đặc điểm thể chế: vai trò của “hội đồng thẩm phán” và hội đồng xét xử, và hệ thống cấp bậc hành chính, trao quyền lực to lớn cho những người đứng đầu vụ xét xử và phiên toà.

Trong các toà án TQ, 1 hội đồng thẩm phán gồm 3 thẩm phán chủ toạ phiên toà, và các quyết định đạt được bằng đa số phiếu nếu không có sự đồng thuận. Về lý thuyết, hệ thống này được cho là giảm thiểu lạm dụng và tham nhũng của 1 thẩm phán riêng lẻ, nhưng trên thực tế nó tạo động cơ cho các đương sự hối lộ hay tác động lên các thẩm phán được giao xét xử vụ án của họ. Thực ra, trong hầu hết các phiên toà xét xử các vụ án đơn giản, chỉ 1 thẩm phán xét xử, và các quyết định của thẩm phán này chịu sự giám sát của chánh toà hay phó chánh án phụ trách lĩnh vực chuyên môn của thẩm phán đó (dân sự hay hình sự). Hình thức tổ chức đó cũng thúc đẩy cấu kết vì các đương sự cần phải hối lộ hay tác động cả thẩm phán chủ toạ và cấp trên của ông.

Một đặc điểm thể chế độc đáo khác của toà án TQ — hội đồng xét xử — cũng thúc đẩy sự cấu kết giữa các thẩm phán. Các hội đồng xét xử, được thành lập bởi các chánh án, phó chánh án, chánh toà, và thẩm phán cấp cao, quyết định các vụ án lớn hay các vụ án hội đồng thẩm phán có sự khác biệt lớn.


Không giống các toà án thông thường, toà án TQ có chức năng như 1 công cụ cai trị và bị chi phối bởi 1 hệ thống cấp bậc hành chính nghiêm ngặt, trong đó địa vị chính trì và cấp bậc hành chính cho phép các quan chức cao cấp ảnh hưởng rất lớn lên việc xét xử và quyết định của toà án. Thẩm phán ở nhiều toà án phải báo cáo cho các chánh toà về việc tiếp nhận, nộp hồ sơ, và thảo luận các vụ án của họ. Phán quyết của những vụ án quan trọng và khó khăn phải được chánh án toà xử chúng xem xét và chấp thuận. Quyền lực quá lớn của các thẩm phán cấp cao được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo trong các toà án TQ khiến họ trở thành mục tiêu chính để hối lộ. Dù phần lớn họ không trực tiếp phụ trách xử án, họ có thể kiểm soát hay tác động lên phán quyết hay việc thi hành án.


Quyền lợi càng lớn càng tạo động cơ mạnh mẽ cho các đương sự tìm cách có được phán quyết pháp lý có lợi. Đối với các đương sự này, thông thường là các doanh nhân, hối lộ thẩm phán chẳng khác gì với hối lộ quan chức chính quyền.


Trước tiên, hắn thân tình tham khảo ý kiến 1 thẩm phán để xem vụ kiện hắn định nộp đơn có cơ hội thành công hay không. Sau đó, hắn sẽ mời tay thẩm phán đi ăn tối và hướng dẫn tay thẩm phán cách thức tiến hành. Nếu thẩm phán chủ toạ không sẵn lòng giúp, Ding sẽ gặp chánh án và yêu cầu can thiệp. Đôi khi Ding yêu cầu đích danh các thẩm phán xử vụ của hắn.


Những người đã được bổ nhiệm hay đề bạt bằng cách hối lộ cần phải thu hồi khoản tiền họ đã bỏ ra bằng cách bòn rút hối lộ của các đương sự. Các thẩm phán cao cấp nắm chức vụ quan lý “bán” các vụ bổ nhiệm và đề bạt cho cấp dưới có thể dừa vào những người này để hợp tác trong các hoạt động tham nhũng trong hệ thống tư pháp.


Cách thức đòi hối lộ thông thường của hắn là ra lệnh cho nhân viên gửi “thông báo xử phạt” đến các công ty này và sau đó bỏ qua không phạt nếu các công ty nay hối lộ hắn.


Không giống các bí thư địa phương hành xử giống những trùm xã hội đen, các băng đảng tội phạm thực sự ít có khả năng tạo ra 1 NN xã hội đen địa phương. Để thành công trong việc duy trì và mở rộng các tổ chức tội phạm của chúng, các trùm tội phạm cần có các DN lợi nhuận cao, vỏ bọc hợp pháp, vị thế chính trị, và bảo kê của công an thoái hoá và bề trên chính trị của họ.


NN xác định và thực thi quyền tài sản, và 1 NN tham tàn luôn định nghĩa quyền này theo cách mang lại tối đa thu nhập và đặc quyền của nó.


Giới chóp bu, như các thái tử đảng và thành viên gia đình của giới chóp bu biến chất, đã không tìm cách cướp hết toàn bộ tài sản. Họ kiếm được những đống của cải khổng lồ, nhưng phần lớn lợi lộc của chuyện cướp bóc NN dường như đã chảy về các doanh nhân có xuất thân bình thường hay thậm chí hèn kém.


Khi tìm cách cấu kết với quan chức, doanh nhân không chỉ lãng phí các nguồn lực quý giá có thể đầu tư hiệu quả hơn mà còn cũng hướng sức lực và tài năng của họ vào các lĩnh vực nhiều đặc lợi không phải là những cỗ máy tăng trưởng cần thiết để nâng cấp nền kinh tế TQ. Không phải ngẫu nhiên khi gần như toàn bộ tài sản cá nhân lớn nhất ở TQ tập trung vào BĐS và khai thác mỏ, các lĩnh vực bị việc cấu kết tàn hại nhiều nhất.


Thay vì thúc đẩy lợi ích của chế độ, chúng chủ yếu mưu cầu lợi ích riêng. Trong khi tuyên bố trung thành với NN, chúng chỉ biết ơn những kẻ bảo trợ chúng ở địa phương, các bí thư hay những doanh nhân giàu có.