Vietnamese national identity came to reflect the legacy of 2 somewhat contradictory forces: on the one hand, absorption of Chinese culture; on the other, opposition to Chinese political and military domination. Resistance to China helped produce a passionate pride in Vietnamese independence and a formidable military tradition. Absorption of Chinese culture provided Vietnam with a Chinese-style Confucian elite who possessed something of a regional Middle Kingdom complex vis-a-vis their neighbors.
Buổi đầu đẳng cấp quý tộc bản xứ (lạc tướng, lạc hầu) không phản đối những cuộc cải cách ấy vì quyền lợi thế tập của họ không bị phạm tới. Nhưng khi các quan lại Tàu định can thiệp hẳn vào quyền nội trị của họ như định lựa chọn người bản xứ để lập một ngạnh quan lại hạ cấp và một đội quân thường trú, khiến số người thoát ly hệ thống phong kiến một ngày một đông, họ sợ quyền lực của họ bị thâu đoạt, họ bèn ngấm ngầm chống lại và chỉ đợi cơ hội để nổi loạn.
Cuộc đô hộ của người Tàu đem nhiều biến cải trong phong tục cổ của người Việt Nam đã thấm nhuần văn hoá Trung Quốc mà họ cảm sâu xa thấy cao hơn nền văn hoá cũ của họ nhiều. Nên về mặt học thuật và tư tưởng, ngay từ buổi đầu suốt trong lịch sử chúng ta không nhận thấy một cuộc bài xích nào đối với văn minh Trung Quốc cả. Trái lại người Việt Nam xưa vẫn vui lòng đón tiếp hết thảy tư tưởng và lễ nghi của Trung Quốc truyền sang mà áp dụng vào cuộc sinh hoạt xã hội của mình. Đạo Khổng, đạo Lão, đạo Phật vừa du nhập đã được dân chúng hoan nghênh. Cọ xát với văn minh Trung Quốc, bao phong tục man rợ của người Việt Nam cổ thời đã dịu đi: tục đàn bà goá phải lấy anh, em trai của chồng cho của cải khỏi lọt sang tay người khác mất hẳn. Địa vị người đàn ông đã nâng cao lên. Quyền gia trưởng được tuyệt đối.
Bởi các mâu thuẫn chính trong xã hội chưa giải quyết nên chính thể quân chủ Việt Nam chưa vững, các vương triều chóng suy vi và quyền chuyên chế chưa có thể thiết lập ngay được. Ông vua trong giai đoạn này hãy còn là một vị tướng suý mạnh hơn các vị tướng suý khác vẫn lăm le chực cướp chính quyền và ngấm ngầm ủng hộ phong trào phân chia còn sôi nổi. Giữa đẳng cấp thống trị, quyền lợi xung đột nhau dằng dai chưa dứt. Tình trạng xã hội và chính trị này thúc bách vua Đinh Tiên Hoàng đến chính sách cực đoan để bảo vệ quyền trung ương luôn luôn bị xâm phạm: đặt vạc dầu và nuôi hổ báo để trị tội các phạm nhân.
Nhà Tây Sơn dấy nghiệp lên được cũng nhờ sức ủng hộ hiệu quả của nông dân đang khát khao thoát ly phạm vi quý tộc. Nông dân ra tranh đấu để mong thoả mãn yêu sách cấp bách của đẳng cấp: họ muốn hoà bình để làm ăn, họ muốn giảm thuế khoá và binh dịch; họ muốn cấp tốc được quân phân điền địa tập trung trong tay phái quý tộc, đại địa chủ và quan liêu.
Nhà Tây Sơn đáng lẽ phải thoả mãn những yêu sách khẩn cấp ấy, lại gây dựng nên một vương triều mà tính cách cũng không khác các triều đại trước. Những yêu sách của nông dân bị bỏ lửng.
Nông dân không được thoả mãn thành hững hờ đối với nhà Tây Sơn. Sức ủng hộ của họ đã mất. Thêm việc không dùng chữ Hán làm quyền lợi của đẳng cấp nho sĩ rất thế lực trong xã hội Việt Nam bị nguy. Đẳng cấp này phản động lại gây ra những cuộc âm mưu phá huỷ ưu thế nhà Tây Sơn.
Kỹ thuật canh tác vẫn giữ nguyên xưa. Vẫn lưỡi cày bằng kim loại. Vẫn sức kéo bằng trâu bò. Vẫn cấy mạ bằng tay, cắt lúa bằng hái… Sau này số dân đông thêm và bành trướng mãi, đất đai phải mở rộng về phương nam mà kĩ thuật canh tác vẫn không đổi. Toàn thể dân chúng vẫn sống bằng nông nghiệp.
Nền kiến trúc kinh tế tê ngừng như vậy, nên nó cứ phải cấu tạo ra một hình thức chính trị tương phù: chế độ quân chủ bất biến. Bởi vậy xã hội nông nghiệp vẫn bày ra một trạng thái ngưng trệ trong mọi hình thức hoạt động: chính trị và văn hoá, tôn giáo, phong tục vẫn còn giữ sắc thái xưa tuy đã dãi dầu hằng bao thế kỷ.
Được làm vua, thua làm giặc.
Đến quyền sở hữu về lãnh thổ quốc gia cũng được dân chúng phê phán xác đáng:
Ở đời muôn sự của chung, Ai khéo vẫy vùng thì thành của riêng.
Cho nên cũng vì triển vọng chính trị này mà trong hàng quan lại cao cấp của nhiều vương triều vẫn có lắm kẻ mưu đồ thoán nghịch “để đoạt ngôi trời.” Vì tính cách đẳng cấp này mà trong mỗi đám giặc cỏ, những tay thủ lĩnh tầm thường cũng hằng dám vuốt ve cái mộng “bá đồ.” Vì tình trạng xã hội này mà triều đại nào cũng tìm hết cách diệt trừ những kẻ bị ngờ là có dị chí. Cho nên sau khi đoạt được ngôi vàng, các vua sáng nghiệp thường quay lại giết các công thần. Bên Trung Quốc, Lưu Bang mưu giết Hàn Tín, bên Việt Nam vua Lê Lợi hại Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Giảo.
Thường thường núi ở nước Việt Nam không cao lắm (ngọn cao nhất trên, Fansipan 3142 thước) và sông thường cũng không rộng lắm, mọi thứ như vừa mực thước của con người, vừa tầm đo lường của trí nghĩ và não tưởng tượng. Địa thế ấy đã ảnh hưởng sâu xa đến tính tình và tư tưởng của người Việt Nam vốn không ưa những cái gì vĩ đại và thái quá.
Người Chiêm Thành cũng như người Cao Miên, lập quốc đã lâu đời. Họ chịu theo văn hoá Ấn Độ và trình độ văn minh còn cao hơn văn minh của người Việt Nam; di tích thành Đồ Bàn và chùa Đế Thiên, Đế Thích (Angkor) còn chứng tỏ rõ nền văn minh của họ biết bao chói lọi. Song người Việt Nam đã thắng họ vì dân tộc Việt Nam đang bành trướng mà văn minh rực rỡ của họ đã tới lúc suy tàn.
Đời sống của họ rất eo hẹp. Họ thu rất ít, nên chi cũng rất ít. Luôn luôn họ phải xoay xoả, cố gắng để hạn chế những nhu cầu. Họ thường phải hạn chế đến cả sự ăn và sự ở. Họ cần kiệm và nhẫn nại, nên những nghề tỉ mỉ như khảm xà cừ, thêu thùa, chạm trổ, kim hoàn, họ hơn cả nhân công ngoại quốc. Lại thêm tài mô phỏng, giàu khiếu thích ứng, họ khuôn theo rất dễ dàng và tinh tế mọi hình thức hoạt động. Xưa kia, sự khéo léo cũng là một cái luỵ. Nhà vua bắt những người thợ giỏi suốt đời ở trong nội cũng để cung cấp sản phẩm cho triều đình. Cái tài khéo của dân gian một phần vì vậy mà bị chiết toả.
Sở dĩ công nghệ (thủ công) Việt Nam không phát đạt được là vì nhu cầu của phần đông dân chúng sống về nông nghiệp còn quá đơn giản; mức sống còn thấp lắm, nên không gây được một sức mạnh nào kích thích nổi công nghiệp cũng như thương mại cần phải mở rộng ra nữa.
Nông dân, chỉ coi nghề của mình như một nghề phụ để kiếm thêm chứ không tìm cách trau dồi cho nó một ngày một thêm tinh xảo. Lại thêm chính những người có nghề nhiều khi lại muốn giữ cho nó làm một thứ của riêng không muốn truyền dạy cho người ngoài, hoặc chỉ truyền riêng cho con cháu hay người trong họ là cùng, và chỉ coi nghề như một thứ của để “gia truyền.”
Tại triều miếu mỗi cử chỉ của vua đối với bề tôi và bề tôi đối với vua, từ cách tâu đối, đi đứng mọi thứ đều quy định rất tỉ mỉ và phiền phức, tất cả những thứ đó gọi là triều nghi, mục đích để tăng vẻ tôn nghiêm và tính cách thần thánh của nhà vua.
Cách lựa chọn các hàng quan văn võ của các triều đại Việt Nam thường làm theo hai lối. Một là theo tài năng, hai là theo thế tập. Bởi vậy triều đình thường vài năm lại một lần mở khoa thi văn, thi võ để tuyển lấy người bổ dụng vào các ngạch cai trị. Ngoài cách thi, triều đình còn đặt ra lệ tiến cử và bảo cử để các quan to, mỗi người có thể cử một người có tai hay danh vọng để triều đình bổ dụng nữa.
Lệ thừa ấm đặt từ những đời Lý, Trần, Lê mở lối cho các con quan được ra làm quan.
Song quyền thế tập ở xã hội Việt Nam, theo luật pháp quy định, chỉ được hưởng một vài đời là hết, rồi con cháu người được hưởng lại trở về dân chúng, lại sát nhập vào dân chúng, nên không thể tự gây thành một đẳng cấp quý tộc vĩnh viễn như ở xã hội châu Âu.
Trong quan chế của lịch triều, ta thấy quan lại chọn ở trong đám dân chúng ra rồi dần dần lại quay trở về dân chúng, nên trong xã hội, ta thấy bày ra hiện tượng giai cấp hợp tác. Nhưng đó chỉ là cái bề ngoài của nền kiến trúc chính trị, chứ thực sự thì đẳng cấp quan liêu lúc nào cũng là đẳng cấp thống trị có những đặc quyền khác hẳn dân chúng bị trị, bị khép vào nguyên tắc tổ chức quan lại của lịch triều.
Lấy nguyên tắc gia đình làm căn bản tổ chức, thì một khi thiên tử là cha mẹ của cả nước, các quan chức thay mặt vua tất nhiên cũng là cha mẹ của dân (dân chi phụ mệnh). Vì vậy, quan chức cũng phải có những đặc quyền xứng đáng với địa vị và chức vụ của mình. Quan chức được triều đình miễn thuế thân, ngoài lương bổng còn được hưởng tiền dưỡng liêm và lộc điền. Quan chức được tôn trọng. Dân gian kẻ nào phạm vào danh dự quan chức bị pháp luật ghép vào tội phạm thượng, phạm vào sinh mệnh quan chức bị tội nặng hơn so với thường dân. Nếu quan chức phạm tội, phải có chiếu nhà vua, pháp quan mới được thẩm vấn. Cha mẹ quan chức cũng được phong tặng. Cho nên tuy ở dân chúng lên, quan lại vẫn họp thành một lớp quyền quý làm cho mọi người thèm khát địa vị. Bởi vậy, cha mẹ những nhà khá giả cho con đi học cũng chỉ ước ao con đỗ đạt rồi ra làm quan với triều đình, một cậu học trò còn để chỏm, cắp sách đến trường làng cũng đã hằng nuôi nấng cái mộng ấy. Vả lại ngoài cách lấy thi cử làm chỗ xuất thân, dân chúng không còn lối nào mà đem dùng tài mình được nữa. Chế độ khoa cử của lịch triều phỏng theo chế độ khoa cử của Trung Quốc chỉ nhằm mục đích tuyển những người tôi tớ trung thành mà từ tâm tình đến tư tưởng đều đã khuôn theo luật ngu dân của các vị vua chúa. Khoa cử với những chương trình chỉ chú vào lối văn chương phù phiếm, kinh điển xa xôi moi trong dĩ vãng, với những trường quy rắc rối, tỉ mỉ là một phương pháp rất hiệu nghiệm của vua chúa Trung Quốc và Việt Nam bắt dân gian nghĩ theo một lối nhất định, cảm theo một lối nhất định và hành động theo những nguyên tắc nhất định. Nên trong hàng quan lại của lịch triều thật được ít có một người nào sáng lập ra được một học thuyết nào, dầu đã nấu sử sôi kinh hàng chục thế kỷ liên tiếp, không một người nào khởi xướng ra được một thuyết chính trị nào đặc sắc cả, dầu đã kinh qua bao cuộc biến thiên xã hội lớn lao.
Tuy các triều đại Việt Nam có đặt ra binh chế song việc võ bị thường không được luôn săn sóc tới trừ phi “quốc gia hữu sự.” Vả một nước nông nghiệp không thể là một nước thượng võ được. Cuộc sống định cư gây cho dân chúng một xu hướng hoà bình nên việc võ bị không được dân chúng hoan nghênh. Chính sách của lịch triều lại trọng văn khinh võ nên võ quan thường là những người ít học, hoặc do binh lính có đặc tài xuất thân, hoặc những người đậu tú tài, cử nhân hoặc tiến sĩ ở các khoa thi võ được bổ dụng.
Từ cuối triều Lê, thẩm cấp đã phân chia rõ ràng, quyền hạn của các pháp quan đã định chặt chẽ. Sang Nguyễn triều, quyền kháng cáo của dân chúng được rộng thêm, nên tránh được ít nhiều sự bất công. Tuy vậy dân luật vẫn không có pháp luật, chỉ đặt ra cách thức trừng phạt kẻ phạm tội chứ không ấn định rõ rằng quy tắc cho dân chúng theo, cho nên pháp luật của các triều đại Việt Nam chỉ chú trọng về hình luật cốt để bảo vệ rường mối luân lý và ủng hộ nông nghiệp. Luật pháp theo nguyên lý là của vua đặt ra để trị dân, mà các quan là người thay mặt vua thi hành những luật pháp ấy, nên các quan lại được giữ cả quyền hành chính lẫn quyền tư pháp. Vua là chủ tể cả nước nên thu cả vào trong tay quyền lập pháp (ngoài quyền tư pháp và hành chính) bởi vậy vua là một vị pháp quan tối thượng có toàn quyền quyết nghị về các trọng tội, có toàn quyền kiểm soát việc tư pháp. Cho nên những án đoạt tự do và sinh mạng của thần dân trở lên, các pháp quan phải tâu vua, pháp quan nào không theo đúng pháp luật thì cũng bị trừng phạt.
Cho nên từ đình chùa, lăng miếu cho đến nhà ở, các thứ đều làm bằng những vật liệu tìm tại chỗ (như gạch, gỗ, tre, nứa, rơm, rạ, bùn, đất, những thứ dễ huỷ nát) bởi vậy quy mô kiến trúc thường không được to rộng, hùng vĩ. Mọi thứ đều tiết ra một cảm giác nghèo nàn và vụn vặt tuy nó rất thích hợp với điều kiện sinh hoạt vật chất còn quá sút kém của xã hội Việt Nam luôn luôn bị nạn thiếu đất và thừa người làm rung chuyển và biến động.
Lối chơi cờ bạc ở xã hội Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của phong tục Trung Quốc dân đông, mà lại nghèo. Cách chơi ấy là một cách giải quyết đời sống quá eo hẹp của dân chúng không biết vợi vào đâu một phần sinh lực còn thừa chứa trong người. Phần sinh lực này không tìm đâu được một đối tượng xứng đáng để được thoả mãn nên phải tiết ra chệch đường mà biến thành một dục vọng mạnh mẽ tự cá nhân không đè nén nổi nữa. Thêm óc tư hữu phát triển mạnh dưới chế độ đẳng cấp, cái “máu mê” cờ bạc của phần đông dân chúng Việt Nam (và Trung Quốc) chưa cạn mạch được, vì cờ bạc vẫn gieo những ảo tưởng giàu sang vào đám dân chúng rời rạc không còn đủ tin vào sức cố gắng hay tinh thần chiến đấu của mình mà chống nạn nghèo đói nữa.
Thêm tục súng bái tổ sư các nghề, và tục bái vật (thờ hổ, thờ cá voi, thờ cây đa, cây đề…) tín ngưỡng dân chúng Việt Nam họp thành một mớ tín ngưỡng linh tinh. Song đó chỉ là bề ngoài hoặc một phương diện của vấn đề.
Thật vậy, mới quan sát thì ta thấy “tôn giáo” của người Việt Nam đầy vẻ hỗn tạp ngoài sự sùng bái tổ tiên là tôn giáo căn bản, người Việt Nam còn chắp ghép tục bái vật và đa thần giáo, cổ sơ, đạo Lão, đạo Phật, (đạo Khổng nữa) vào mớ tin tưởng linh tinh của mình mà hoá thành một thứ tôn giáo đặc biệt. Cho nên, nếu chỉ xét về mặt thuần lý của từng tôn giáo một thì ta thấy tín ngưỡng của người Việt Nam không có tính cách đơn thuần. Nếu xét về mặt xã hội thì ta thấy tất cả tín ngưỡng của người Việt Nam đều bao hàm một cái gì nhất trí nó hằng chi phối thái độ của mỗi người đối với các vị thần linh và các bậc giáo tổ, một thái độ hết sức thiết thực.
Họ nhận thức rằng trong vũ trụ có những lực lượng âm u vẫn thường xuất hiện, có thể nguy hại tới họ, tới cuộc sống hàng ngày của họ nên họ tìm cách ngăn ngừa. Song không rõ các lực lượng âm thầm tác động ra sao nên họ phải giải quyết bằng sự tế lễ để cầu yên hoà. Đối với họ, ông thánh nào cũng thiêng, ông thần nào cũng mạnh, Phật tổ, Lão tổ đều là bậc thánh thần cả, bởi vậy họ phải kiêng sợ mà lễ bái để cầu lợi lộc ngay tại trong kiếp này hơn là ở cuộc đời mai sau.
Họ phòng xa nhỡ phải đói rét thật dưới âm phủ, nên mong có người cúng tế sau khi chết và quỷ sứ dưới địa ngục hành hạ thật chăng nên phải làm ma chay bố thí… Họ nhờ thánh để trị tà yêu và có thế thôi. Chứ thực ra trong họ vẫn lởn vởn ít nhiều hoài nghi. Đem chứng nghiệm với cuộc đời thực, họ thấy uy quyền của thần Phật nhiều khi thấy có mà nhiều khi cũng lại thấy không.
Thái độ lưng chừng và thiết thực làm họ dung hoà được các tôn giáo, và vì vậy họ không có một tín ngưỡng vững chắc nào cả, vì vậy họ không bao giờ trở thành những tín đồ cực đoan như nhiều dân tộc lạc hậu khác.
Cho nên suốt trong lịch sử Việt Nam, những người khác đạo sống sát cạnh nhau vẫn yên ổn là một hiện tượng xã hội rất thông thường; và chưa từng xảy ra một cuộc xung đột nào về tôn giáo đến đẫm máu do phần dân chúng tự ý gây nên.
Việt ngữ xưa kia còn nghèo lắm nên chỉ đủ dùng để diễn tả những thứ nhu cầu vật chất và tình cảm thôi. Đến việc biểu diễn những ý tưởng, những vật trừu tượng thì Việt ngữ không đủ dùng. Sau này dù có mượn thêm chữ Hán, những phẩm tử dùng để diễn tả ý trừu tượng cũng vẫn còn ít ỏi lắm vì chính chữ Hán là lối chữ tượng hình, tự nó cũng còn thiếu sót nhiều những chữ hoặc tiếng hoàn toàn chỉ dùng riêng về việc biểu diễn tư tưởng. Điểm thiếu sót ấy chính ở mực sinh hoạt vật chất của dân chúng trong xã hội nông nghiệp còn thấp kém. Mực sinh hoạt dân chúng mà được cao lên, tức nhu cầu vật chất đã tăng lên, thì ngôn ngữ đồng thời cũng giàu thêm bởi ngôn ngữ chỉ là tiếng “vang” của nhu cầu. Nhu cầu mới tạo ra những tiếng mới, mà mực sinh hoạt vật chất đã cao lên thì đồng thời cuộc sinh hoạt tinh thần cũng phức tạp hơn lên, và do đó, ngôn ngữ cũng theo nhịp tiến bộ vật chất mà phát triển. Cho nên sự giàu hay nghèo của ngôn ngữ vẫn biểu thị rất đúng mực sinh hoạt vật chất và tinh thần của một dân tộc trong mỗi giai đoạn tiến hoá lịch sử.
Có kẻ suốt đời vùi đầu vào mấy quyển sách Chu, Trình được triều đình coi là chính thức, nhỡ vô ý hay dại dột hoặc ngông cuồng một chút, sẽ thấy cả cái “học tử công phu” của mình trong gần trọn một kiếp người đều tan ra mây khói trong khoảnh khắc.
Dưới chế độ ấy, học vấn nâng lên cao sao được, trí thức của dân chúng mở mang làm sao được! Cả cái phần tinh hoa của dân chúng Việt nam chỉ còn một lối duy nhất để tiết ra: văn chương phù phiếm được triều đình khuyến khích và công nhận. Nhân tại bị chi phối không còn đường nào để xuất thân ngoài con đường cử nghiệp do triều đình đã vạch sẵn.
Bởi vậy, cho nên nước Việt Nam “ngàn năm văn hiến” mà không sản xuất nổi một học thuyết mới lạ nào, một trào lưu tư tưởng hoặc nghệ thuật mạnh mẽ nào; bởi vậy đẳng cấp nho sĩ Việt Nam bị tri thức hệ Nho giáo bảo thủ lung lạc, bị nguỵ thuyết bọn Tống nho đưa lạc nẻo, bị chế độ thi cử chi phối, không còn một chút hoạt lực nào, không có được một tính cách cấp tiến nào nữa.
Còn về hình thức thì ca dao vẫn đầy đủ hơn thơ nhiều. Qua vô vàn câu ca dao, ta thấy tâm hồn dân chúng Việt Nam rung động mạnh mẽ và chân thực. Trái lại, thơ chỉ ghi lại được những cảm giác nghèo nàn và giả trá, những ý tưởng nông cạn và hẹp hòi.
Một khi rời khỏi nơi gốc, Phật giáo liền mất ngay tính cách sơ thuỷ mà khoác lấy những hình thái mới. Truyền qua Tây Tạng, Phật giáo đã biến tính một lần. Sang Trung Quốc, Phật giáo lại biến đổi nữa. Đến khi du nhập xã hội Việt Nam, Phật giáo chỉ còn là một mớ nghi thức hỗn độn với nghi thức Lão giáo và Khổng giáo.
Về tính chất tinh thần thì người Việt nam phần nhiều là thông minh, song những người có trí tuệ lỗi lạc thì xưa nay vẫn còn hiếm. Nhiều khi trí thông minh không có chỗ dùng thuận tiện thường lại biến ra não tinh vặt. Đến não tưởng tượng thì hoàn toàn bị não thực tế làm tê liệt. Não thực tiễn này mở nguồn cho nhiều đức tính khác, cho nên người Việt Nam hiếu học không phải vì khát hiểu biết, mà chỉ vì mong đạt một địa vị ưu thắng trong xã hội. Học đối với người Việt Nam không phải để thoả mãn một khát khao của trí tuệ, mà chính là để làm kế mưu sinh. Cho nên cũng vì thiết thực mà người Việt Nam “tín ngưỡng” để rút phần lợi ích thiển cận của tôn giáo tại ngay kiếp này nhiều hơn là mong linh hồn được giải thoát mãi tận kiếp sau. Bởi không mơ mộng, cho nên người Việt Nam không có thái độ cực đoan về tôn giáo cũng như về chính trị. Cũng như hầu hết dân tộc nông nghiệp khác, người Việt Nam ưa hoà bình và thường nhút nhát, song ngộ sự cũng biết hy sinh vì đại nghĩa hợp với quyền lợi thiết thực của mình. Người Việt Nam ít khi chịu chết vì tín ngưỡng hay vì một vĩ nhân nào đã chủ trương trái quyền lợi của họ. Gặp lúc phải dồn vào thế yếu, họ chống lại ngay bằng phương pháp tiêu cực: chỉ trích và châm biếm. Cũng vì thiết thực mà người Việt Nam không quan niệm cái gì thái quá. Từ cung điện, lăng tẩm của vua chúa đến đền đài miếu mạo của dân gian, mọi thứ đều khuôn theo sở năng kinh tế và xã hội của dân tộc. Khuôn khổ chùa Đế Thiên, Đế Thích và thành Đồ Bàn đều ra ngoài trí tưởng tượng của người Việt Nam. Cũng vì vậy mà về học thuật cùng tư tưởng, người Việt Nam không có chủ nghĩa siêu hình nào. Vật lộn với cuộc sống quá eo hẹp hàng ngày nơi đồng ruộng, hoặc miệt mài vào sách thánh kinh hiền, người Việt Nam ít rảnh thì giờ theo cuộc suy tưởng triền miên.
Cuộc sống chật vật giữa xã hội đông người mà đất hiếm đã tu luyện cho người Việt nam sức chịu đựng đau khổ rất dẻo dai và sức làm việc rất bền bỉ, nhất là người ở miền Bắc thì không mấy dân tộc sánh kịp.
Tính ưa hư danh — phản ánh của xã hội đẳng cấp — là một tật phổ thông của người Việt Nam hằng cố gắng tìm vượt lên trên địa vị hiện tại của mình để mong hưởng những quyền lợi ưu thắng khác. Tật cờ bạc — kết quả của óc tư hữu tại sản bị nghẹn lối — do cuộc sống chật hẹp gây nên, cũng là một tật phổ thông của người Việt nam.
Các đức tính và tật xấu trên đây đều do điều kiện sinh hoạt của xã hội Việt Nam cấu thành nên không có tính cách vĩnh cửu. Một khi hoàn cảnh sinh hoạt đã đổi thay, tính tình và tư tưởng của người Việt Nam cũng biến đổi để thích hợp với trạng thái sinh hoạt mới.
Sử của mình đã không hay, mà người mình lại không mấy người biết sử. Là vì cái cách học tập của mình làm cho người mình không có thể biết được sử nước mình. Bất kì lớn nhỏ, hễ ai cắp quyển sách đi học thì chỉ học sử Tàu, chứ không học sử nước nhà. Rồi thơ phú văn chương gì cũng lấy điển tích ở sử Tàu, chứ chuyện nước mình thì nhất thiết không nói đến. Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hoá, chứ tự mình thì không có cái gì là đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: “Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!”
Vì trong thời đại Bắc thuộc, người mình chưa được tiến hoá, sự học hành còn kém, sách vở không có, cho nên về sau những nhà làm sử của t a chép đến thời đại này cũng không kê cứu vào đâu được, chỉ theo sử Tàu mà chép lại thôi. Vả, người Tàu lúc ấy vẫn cho mình là một xứ biên địa dã man, thường không ai lưu tâm đến, cho nên những chuyện chép trong sử cũng sơ lược lắm, mà đại để cũng chỉ chép những chuyện cai trị, chuyện giặc giã, chứ các công việc khác thì không nói đến.
Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bây giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã thành ra cái quốc tuý của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gột cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.
Phàm sự tiến hoá của một xã hội cũng nhưng công việc của một người làm, phải có cái gì đó nó đun đẩy mình, nó bắt phải cố sức mà tiến hoá thì mới tiến hoá được. Sự đun đẩy ấy là sự cần dùng và sự đua tranh.
Xem như nước Nam ta, thì hai cái yếu điểm ấy đều kém cả. Người mình ở về xứ nóng nực, cách ăn mặc giản dị, đơn sơ, không cần phải cần lao lo nghĩ cũng đủ sống, cho nên ai cũng thích nhàn lạc, quí hồ khỏi chết thì thôi, chứ không muốn lao tâm lao lực lắm như những người ở nước văn minh khác. Tính người mình như thế, thì hễ ai có cái gì, mình chỉ bắt chước được mà thôi, chứ không phát khởi bày đặt ra được điều gì nữa.
Còn như sự đua tranh, phải có nhiều người, nhiều nước thì mới đua tranh được. Nhưng quanh nước ta toàn là những người văn minh kém mình cả, chỉ có nước Tàu là hơn mình, nhưng Tàu lại to quá, sự giao thông với mình thì cách trở, chỉ có quan tư thỉnh thoảng đi lại mà thôi, chứ dân trong nước không mấy khi ra đến ngoài bờ cõi nước nhà. Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hoá làm sao được?
Địa thế nước mình như thế, tính chất và sự học vấn của người mình như thế, thì cái trình độ tiến hoá của mình tất là phải chậm chạp và việc gì cũng phải thua kém người ta vậy.
Thủ Độ thật là người rất gian ác đối với nhà Lý, nhưng lại là một người đại công thần của nhà Trần. Một tay cáng đáng bao nhiêu trọng sự, giúp Thái Tông bình phục được giặc giã trong nước và chỉnh đốn lại mọi việc, làm cho nước Nam ta bấy giờ được cường thịnh, ngày sau có thể chống cự với Mông Cổ, khỏi phải làm nô lệ những kẻ hùng cường.
Đã mấy đời làm nghề canh nông, nhà vẫn giàu có, lại hay giúp đỡ cho kẻ nghèo khó, cho nên mọi người đều phục, và những tôi tớ ước có hàng nghìn người. Ông Lê Lợi khảng khái, có chí lớn, quan nhà Minh nghe tiếng, đã đỗ cho làm quan, nhưng ông không chịu khuất, thường nói rằng: “Làm trai sinh ở trên đời, nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm cho muôn đời, chứ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người!” Bèn giấu tiếng ở chỗ sơn lâm, đón mời những kẻ hào kiệt, chiêu tập những kẻ lưu vong.
Quyền tự trị của dân làng: Quan của triều đình bổ ra chỉ có đến phủ huyện, còn từ tổng trở xuống thuộc về quyền tự trị của dân. Dân tự chọn lấy người của mình mà cử ra coi mọi việc trong hạt.
Làng hay xã là phần tử cốt yếu của dân. Phong tục, lệ luật của làng nào hay làng ấy, triều đình không can thiệp đến, cho nên tục ngữ có câu: “phép vua thua lệ làng.” Làng có hội đồng kì dịch do dân cử ra để trông coi hết cả mọi việc. Hội đồng ấy thay mặt làng mà giao thiệp với quan tư, có tuần đinh chuyên coi việc cảnh sát trong làng. Khi một người nào can phạm việc gì thì quan trách cứ ở làng, cho nên ai đi đâu hay làm việc gì cũng phải lấy làng làm gốc.
Nhà vua cấm như thế cũng là có ý muốn cho dân không quen thói xa hoa hoang phí, chỉ trừ những người lam quan làm tư mới có cái đặc ân được ăn mặc hơn người. Cũng vì thế cho nên người trong nước ai cũng mong được đi làm quan cho hiển đạt cái thân hình và cho rỡ ràng mẹ cha, chứ không lo nghĩ làm việc gì khác nữa. Hễ ai đi học mà vì lẽ gì thi không đỗ, làm quan không được, thì bức chí quay ra làm giặc để tìm cách hiển vinh, thành ra trong nước hay có giặc giã.
Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu QH nếu không có sự đồng ý của QH. Trong trường hợp đại biểu QH phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để QH xem xét.
Đúng là dân tộc vĩ đại, thống trị các dân tộc khác nó phải có tố chất “vĩ đại.”
Số phận dân tộc mình, phải đặt sự “tồn tại, thích nghi” lên hàng đầu, nên cái gì cũng chỉ cần vừa vừa, đường được, phiên phiến, tàm tạm, dễ hài lòng. Quốc lực, tộc lực không bao giờ bị đẩy vào thế suy kiệt tàn tạ, thành ra hấp thụ cái mới cũng dễ mà không đánh mất cái vốn có, mỗi người dân đều là “nghệ nhân” về dung nạp khác biệt, nên trình độ đồng hoá các dân tộc nhỏ hơn cũng là bậc thầy.
Sử gia Ngô Sĩ Liên cho rằng sở dĩ có sự liên tục trong đường lối cai trị của nhà Trần là do nhà Trần đã tạo lệ vua truyền ngôi cho người kế vị khi mình còn sống: nhờ đó, người mới lên ngôi sẽ được giúp làm quen với công việc cai trị; nhưng các quyết định quan trọng nhất vẫn nằm trong tay “nhà vua đã rút lui”, (Thái thượng hoàng); ngoài ra còn có thể tránh được mọi lý do tạo sự rối ren khi một nhà vua băng hà.
Nếu đạo Phật, như tất cả các đạo khác, có thể góp phần vào việc duy trì trật tự hiện hành, thì tôn giáo này lại chỉ có một ảnh hưởng hạn chế đối với tổ chức chính trị và xã hội, bởi vì đạo Phật nghiêng về tụng niệm nhiều hơn là hành động. Nho giáo, ngược lại, đã cung cấp một chất keo vững chắc cho vương quyền, cho sự cố kết của dân tộc, và đảm nhận công việc đào tạo nhân sự liên tục cho nhà nước. Ưu thế của triết thuyết này đối với triết thuyết kia sẽ nổ ra một khi giáo dục phát triển làm chùa chiền mất đi đặc quyền về văn hoá. Thực vậy, chính trị tập trung, nhiệm vụ và thể chế trở nên đa dạng, dân số gia tăng, tất cả đòi hỏi phải củng cố không ngừng nền hành chính và dẫn đến nhu cầu gia tăng số công chức. Việc tuyển mộ quan chức qua hệ thống thi cử sẽ thích hợp hơn là qua việc tiến cử hay giới thiệu của các nhà sư. Hệ thống thi cử phát triển tạo thuận lợi cho sự mở rộng giáo dục Nho giáo và bộ máy bàn giấy của các nho sĩ.
Nhưng nhà Tây Sơn, một khi nắm được chính quyền, lại đã quên một phần những khát vọng này và thiết lập một triều đại mới không có gì khác với các triều trước, ngoại trừ việc cổ vũ dùng chữ Nôm. Đất nước không những đã không có hoà bình, không được thống nhất mà các cuộc nội chiến vẫn không chấm dứt, ở miền Bắc cũng như ở miền Nam, và lớp người trẻ vẫn tiếp tục là nạn nhân của chiến cuộc.
Cơ cấu xã hội không có gì thay đổi. Tầng lớp thống trị cũ tuy một phần đã bị thay thế bởi những con người mới, nhưng quần chúng thì vẫn thấy thân phận của mình chẳng khá lên được. Quang Trung đã không thể loại trừ nạn tham nhũng và sách nhiễu từ hàng quan lại, bởi lẽ ngài không có thời gian để xây dựng nền móng vững chắc cho chế độ của ngài. Các cuộc kiểm tra năm 1790 tạo cơ hội cho vô số vụ lạm dụng. Nguyễn Thiếp phản ánh tình cảm của người dân Nghệ An khi ông viết cho Quang Trung: “Nhà nước có dư sức mạnh quân sự, nhưng sự chở che của nhà nước lại không phổ biến khắp nơi. Lời ca thán đầy đường…”
Tính tự trị của làng khiến cho việc áp dụng luật không thực hiện được. Không như các thời kì trước, từ nay, chính các hương chức, chứ không phải các quan chức, điều khiển việc chia ruộng quân điền và họ điều khiển làm sao để có lợi cho họ nhất. Người nông dân bình thường, người dân, không có tiếng nói ở các cuộc họp. Thường thì họ không biết đến các biện pháp do Huế ban hành; nếu co nhận thấy bất công, họ cũng đành chấp nhận, vì sợ bị trả thù và thấy trước những phí tổn và nguy hiểm của việc thưa kiện lên quan trên. Như vậy, quyền lực không bị kiểm soát của nhiều phe nhóm các hương chức sau bức màn che, trong thực tế, đã biến các luật lệ tốt đẹp nhất thành vô hiệu, nhất là khi các luật lệ này lại không tiên liệu biện pháp kiểm soát việc phân chia đất. Ngay cả khi các phần đất được chia có diện tích bằng nhau — thường thì không phải lúc nào cũng bằng nhau — các hương chức cũng vẫn dành cho mình những thửa ruộng tốt nhất, có thể làm hai mùa trong một năm, trong khi người nghèo phải bằng lòng với những thửa ruộng nằm ở những vùng trũng hay trên đất cát.
In the mid-1920s, only about 5K students throughout the entire country had received the equivalent of a high school education. Such statistics underlined the hypocrisy of the French claim that they were carrying out a civilizing mission in Indochina; whereas under the traditional system about a quarter of the population was able to decipher texts written in Chinese characters, in the decade following WW1 the literacy rate in either quoc ngu or the traditional characters has been estimated at only about 5 percent of the population.
Fenn asked Ho why he did not select democracy or some other form of political system, rather than an ideology that so clearly would forfeit the goodwill of the US, a country he claimed to admire so much? HCM replied that it was only when he arrived in Moscow that he received any practical support. The Soviet Union alone of the major powers was “a friend in need is a friend in deed.” Its loyalty won his loyalty.
Trên thực tế, mỗi khi miền Bắc điều chỉnh đường lối “cách mạng miền Nam” đều phải sang bàn với Trung Quốc. Theo ông Hoàng Tùng: “Không bàn thì họ không viện trợ.” Ông Nguyễn Nhật Hồng xác nhận: “Trung Quốc giao ngoại tệ viện trợ theo phương thức rải đều từng tháng, từng quý. Nhu cầu viện trợ được B29 lên kế hoạch trình ông Phạm Hùng và Lê Thanh Nghị duyệt. Tuy nhiên, kế hoạch thường bị Trung Quốc thay đổi theo ý định của họ.” Trong những năm chiến tranh, ngoài vũ khí, trang bị kỹ thuật, Trung Quốc còn viện trợ rất lớn về tiền mặt.
Khi Nixon thương lượng với Trung Quốc, nó ra điều kiện nếu Trung Quốc để cho Mỹ ném bom B52 ra miền Bắc thì Mỹ sẽ nhường hòn đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc. Trước kia Trung Quốc có hứa nếu Mỹ đánh miền Bắc thì Trung Quốc sẽ can thiệp, nhưng sau chuyến đi của Nixon, Trung Quốc tuyên bố “mi không đụng đến ta, ta không đụng đến mi.” Do đó, Mỹ cho máy bay bắn phá liên tục mười hai ngày đêm ở Hà Nội, Hải Phòng, đánh các đê điều ở miền Bắc, với ý đồ đưa miền Bắc vào thời kỳ đồ đá. Mỹ dùng B52, dùng F111A, hai loại máy bay hiện đại nhất. Sau đó, Chu Ân Lai sang gặp anh ở Hồ Tây. Ông đi dưới bậc thang lên đưa tay, anh không bắt. Anh nói: “Các đồng chí đã bán đứng chúng tôi. Các đồng chí lấy xương máu của dân tộc Việt Nam để trả giá với Mỹ. Chúng tôi biết nhưng chúng tôi không sợ, chúng tôi sẽ đánh đến cùng và nhất định chúng tôi sẽ thắng.”
Trên đường từ Đông Âu trở về, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ghé qua Bắc Kinh, nhưng người đối đẳng với ông là Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Diệp Kiếm Anh đã không ra sân bay đón. Tướng Giáp gần như đã bị làm nhục trong suốt chuyến đi này. Một tuần sau, khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng dừng chân ở Bắc Kinh, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Tiên Niệm chính thức cáo buộc Hà Nội “lật lọng với công hàm 1958.” Sau những sự cố ngoại giao đó, Việt Nam càng cảnh giác cao với Bắc Kinh. Ngày 2/5/1978 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra Quyết định đổi một đồng tiền chung cho hai miền. Đồng tiền phát hành tại miền Nam từ 22/9/1975 là tiền thuộc lô “Hàng 65” được Trung Quốc giúp in. Tuy nhiên, sau khi in, bản kẽm bị “bạn” giữ lại, Việt Nam xin mấy lần không được. Năm 1978, nhằm tránh Trung Quốc sử dụng bản kẽm mà họ đang giữ để in tiền tung ra phá hoại, Chính quyền cho đổi “Hàng 65” bằng một loại tiền mới được in từ Tiệp Khắc.
Gạo mậu dịch khi ấy được gọi là “gạo tổ”, thứ gạo mà trước khi nấu phải đãi sạn và gạo mục, trước khi đãi phải nhặt thóc và bông cỏ. Thế nhưng vì giá bán rẻ hơn rất nhiều so với thị trường, nên những nhà không ăn tới vẫn cho người ra xếp hàng mua hết tiêu chuẩn về cho heo, cho gà ăn, hoặc bán lại. Bà Ba Thi giải thích: “Nhà nước mua lúa của nông dân với giá rẻ mạt nên người nông dân bán cho tròn bổn phận chứ không hề băn khoăn chọn lựa thứ luá tốt phơi khô, rê sạch. Người ta không nói ra nhưng vẫn thấy nhà nước thật lạ, nông dân làm một nắng hai sương mới ra hột lúa, củ khoai mà thu mua như giựt.”
Chấn chỉnh việc chuẩn bị văn kiện đại hội xong, đầu tháng 8/1986, Trường Chinh đi Liên Xô. Đây là một chuyến đi bất thường, nhưng là lệ thường. Các nước “xã hội chủ nghĩa anh em” mỗi khi thay đổi đường lối hay người lãnh đạo đều phải đến “ông anh cả” Moscow trình diện.
Chúng tôi bàn nhau, dứt khoát phải đưa vào văn kiện thuật ngữ “nền kinh tế thị trường” và chấp nhận thêm đuôi “có sự quản lý nhà nước.” Không có nền kinh tế nào lại không có bàn tay nhà nước, nhưng cứ viết ra như thế để những người sợ hãi thị trường yên tâm.
An Nam đã có ngôn ngữ riêng của nó, trừu tượng với sáu thanh sắc của các âm đơn. Đây là một phương ngữ trong sáng và rõ ràng, với kho từ vựng thông thường phong phú, chuẩn và chính xác. Nhưng từ hơn 2000 năm nay, tiếng nói phổ thông này được duy trì ở hình thức phương ngữ bậc thấp, không có sự phát triển hay tiến hoá khả dĩ nào, còn ngôn ngữ Trung Hoa, nhờ có văn minh của Đại đế quốc dẫn dắt, lại được hằng định là ngôn ngữ trí tuệ, của người có học và ngôn ngữ hành chính. Phổ biến là, tất cả người An Nam có học đều sử dụng 2 ngôn ngữ: khi nói chuyện, họ dùng tiếng bản địa, có cú pháp đơn giản như ngôn ngữ của người Pháp, còn khi viết lại dùng chữ Hoa với cấu trúc luôn đảo ngược so với tiếng Pháp.
Lịch sử của dân tộc An Nam về bản chất là sự thể hiện bản sắc dân tộc. Chúng ta luôn tìm thấy cùng 1 sự thụ động, 1 ý chí bùng nổ và thiếu ổn định, nhưng cũng có cùng sức chịu đựng, và đôi khi thêm vào đó cái chủ nghĩa anh hùng. Các cuộc nổi dậy chống lại sự thống trị của ngoại bang, chỉ với lý do ách sách nhiễu và khắc nghiệt của các tổng trấn Trung Hoa, là biểu hiện của sự tức giận bột phát và bạo động, không phải khởi từ ý chí lạnh lùng và nỗ lực tỉ mỉ, kiên trì. Quá nhiều mưu toan thất bại để có được 1 thành công!
Ngay cả trong lĩnh vực nông nghiệp, ở An Nam cũng như ở Trung Hoa, nghề quốc gia vẫn còn như ở thời kỳ cách đây hàng ngàn năm. Người dân chưa bao giờ có ý nghĩ thay đổi cây trồng — cơ bản vẫn chỉ là lúa gạo — để có được thực phẩm phong phú và tốt hơn cho sức khoẻ.
Người An Nam chỉ làm việc nghiêm túc vì nhu cầu của họ mà nhu cầu này lại không có nhiều.
Chúng tôi đã ghi nhận ở người An Nam cái sở thích với chức việc công. Nghề này thoả mãn tình yêu quyền lực, phỉnh nịnh thiên hướng của họ, đưa đến sự trơ ỳ và phù hợp với sự thiếu sáng tạo của họ. Vì vậy, hầu hết những người An Nam thông minh hoặc giàu có đều khao khát quan trường.
Luật dân sự, tư pháp, quyền con người không tồn tại ở An Nam, hoặc ít nhất nó chưa bao giờ được xây dựng; nó chỉ đơn giản nằm trong tập tục; nó chưa bao giờ là nội dung với các điều khoản rõ ràng. Và đây không chỉ là 1 sơ suất; đó là hậu quả tự nhiên của 1 nguyên tắc đã được thể hiện: về mặt đạo đức, cá nhân không tồn tại; về mặt pháp lý, không có công dân An Nam. Đơn vị đạo đức là gia đình; đơn vị hành chính cũng sẽ là gia đình hoặc những gì chúng ta có thể xem là phần mở rộng của nó: làng xã. Nhà nước không biết đến cá nhân, nên nó không phải quan tâm các quy tắc chi phối các quan hệ cá nhân. Bộ luật im lặng trong việc liên quan đến tình trạng của con người và tài sản, hợp đồng, nghĩa vụ.
Nhưng trong tất cả những điều này, không bao giờ có quan điểm hướng vào cá nhân; không bao giờ coi luật pháp là tài sản bất khả xâm phạm của cá nhân con người; con người chỉ tồn tại như 1 thành viên của gia đình hoặc của xã hội: một gia đình lớn. Công lý An Nam giống như đạo đức: thực dụng; mục đích là để đảm bảo trật tự công và lợi ích chung, thậm chí gây bất lợi cho lợi ích cá nhân.