Những đặc điểm về cơ cấu kinh tế của VN hiện nay như tỉ trọng của nông nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước hay tỉ trọng của kinh tế cá thể, của DNNVV… rất giống với NB vào giữa thập niên 1950, khi NB bắt đầu giai đoạn phát triển thần kỳ. Với gian đoạn phát triển ngoạn mục, trung bình 10% mỗi năm và liên tục kéo dài gần 20 năm, NB đã chuyển từ nước thu nhập trung bình lên 1 cường quốc công nghiệp, vươn lên vị trí của 1 nước thu nhập cao, thực hiện giấc mơ và mục tiêu “theo kịp các nước tiên tiến phương Tây” của các tiền bối thời Minh Trị.
Mỹ là NN theo quy ước hay quy chế (regulatory state), có vai trò giám sát, hạn chế hoạt động của DN tư nhân (bằng luật lệ, pháp lệnh) để không đi xa các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường. Còn thể chế ở NB là NN phát triển (development state), trong đó NN đặt mục tiêu phát triển đất nước thành ưu tiên hàng đầu, tạo các cơ chế để cùng DN bàn bạc về nội dung, đường hướng phát triển và đưa ra các chính sách cụ thể để thực hiện mục tiêu phát triển.
Với những điều kiện ban đầu không thuận lợi và thị trường chưa hình thành, NN phải đóng vai trò chủ đạo. Các chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu, bảo hộ nền công nghiệp còn non trẻ… ra đời trong bối cảnh đó. Nói chung, những nước đi sau trong quá trình công nghiệp hoá cũng nhấn mạnh vai trò của NN, đặc biệt phản ánh rõ nhất trên chính sách công nghiệp (industrial policy). Từ đầu thập niên 80, vai trò của thị trường, nhất là cạnh tranh trên thị trường thế giới được chú ý khi các nước công nghiệp mới xuất hiện mà đặc tính là công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu.
Sau khi trở về nước, kết quả học tập ở Âu Mỹ được soạn thành 1 bộ tư liệu. Đây là bộ tư liệu đồ sộ, gồm tới 100 tập. Việc học tập của NB còn được thực hiện qua việc phiên dịch rất nhiều sách về luật pháp, kinh tế, khoa học.
Một đặc điểm liên quan bộ máy hành chính của Nhật là tính độc lập với đảng phái hay lãnh đạo chính trị. Dù đảng cầm quyền hay lãnh đạo chính trị thay đổi, cơ cấu hay nhân sự của các bộ không thay đổi theo, kể cả lãnh đạo cao nhất của ngạch quan chức là thứ trưởng chỉ thay đổi theo chế độ của cơ quan hành chính. Do đó, sự thống nhất, sự kế tục trong việc thực thi các chính sách đã có được bảo đảm.
Cuối thập niên 1950, sản lượng tô của Nhật bằng 1/20 Mỹ và 1/7 Tây Đức, và Pháp, Anh, Ý cũng bỏ xa Nhật. Nhưng đến năm 1979 Nhật đã trở thành nước sản xuất tô nhiều nhất thế giới.
CP dùng hình thức “chỉ đạo hành chính” (administrative guidance) để can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp khi cần thiết với mục đích bảo vệ lợi ích đất nước hoặc tăng sức cạnh tranh của 1 ngành công nghiệp. Mỗi doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ và cạnh tranh nhau đôi khi ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước, hoặc khó đạt hiệu suất của toàn nghành công nghiệp và của từng doanh nghiệp.
Vào cuối thập niên 1950, Toray và Teijin, 2 công ty tơ sợi tổng hợp cạnh tranh nhau tại thị trường quốc nội, cùng 1 lúc đi mua công nghệ polyester của Anh. Bộ Công Thương lo sợ 2 công ty Nhật cùng cạnh tranh mua 1 nguồn công nghệ sẽ đưa đến kết quả là mua giá đắt, bất lợi cho Nhật nên đã dàn xếp để 2 công ty cùng đi thương lượng. Kết quả là công nghệ được nhập khẩu với giá thấp và 2 công ty cùng sử dụng.
Tố chất quan trọng của chính trị gia là năng lực lãnh đạo, tầm nhìn đại cuộc và năng lực quy tụ nhân tài, khả năng hình thành sự đồng thuận (consensus) cao của toàn dân, nhất là ý thức trách nhiệm cao trong việc tạo cơ chế, điều kiện để khơi dậy các tiềm năng của đất nước, trong đó có phương châm trọng dụng nhân tài.
Tố chất cần thiết của các công chức là năng lực quản lý hành chính, tinh thần trách nhiệm, tác phong đạo đức của người công bộc, chí công vô tư.
Tố chất của giới kinh doanh là tinh thần doanh nghiệp (entrepreneurship) và ý thức trách nhiệm xã hội. Trong tinh thần doanh nghiệp có tinh thần mạo hiểm, nỗ lực khám phá thị trường mới, nguyên liệu mới, công nghệ và phương thức quản lý mới.
Tố chất của trí thức là trách nhiệm với xã hội, với đất nước, quan tâm cao độ vào các vấn đề hiện thực của kinh tế, xã hội, văn hoá và nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp góp phần cải thiện xã hội và làm cho kinh tế phát triển.
Tố chất cần thiết của giới lao động là trình độ giáo dục ngày càng cao, kỹ năng, năng lực chuyên môn ngày càng được bồi dưỡng và sự hăng say làm việc với tinh thần trách nhiệm.
Văn hoá, xã hội Nhật không tương thích với hiện tượng “lương khủng,” “winner takes all.” Những nhà kinh doanh lỗi lạc, những hiệu trưởng tài ba có công làm cho công ty hay đại học phát triển vượt bậc nhưng họ chỉ nhận mức lương và tiền thưởng định kỳ vừa phải. Thay vào đó được tổ chức và xã hội tôn vinh.
Lạm phát tuy được khắc phục nhưng mức sản xuất vẫn trì trệ, chỉ số sản xuất công nghiệp (kể cả khai khoáng) vào năm 1950 chỉ tăng chút ít so với năm trước và vẫn còn ở mức khoảng 50% của năm 1944.
Trong lúc Nhật chưa tìm được phương thức giải quyết đồng thời sản xuất và ổn định vĩ mô thì xảy ra chiến tranh Triều Tiên. Sự tham chiến của quân đội Mỹ tại bán đảo Triều Tiên đã tạo ra 1 nhu cầu đặc biệt mà Nhật gọi là đặc nhu (special procurements), kích thích sản xuất tại Nhật để cung cấp quân trang, thực phẩm và những hàng hoá khác cho quân đội Mỹ. Đặc nhu giúp gia tăng sản xuất, tạo công ăn việc làm và tăng ngoại tệ cho Nhật. Giá trị của đặc nhu trong năm 1951 ước tính là $590M, và trong 2 năm tiếp theo mỗi năm $800M. Thời đó xuất khẩu mỗi năm chỉ độ $1.3B, do đó đặc nhu tương đương khoảng 50% xuất khẩu.
Cải cách được thực hiện theo 2 đạo luật nói trên, cụ thể theo phương thức sau: Đất của những địa chủ không sống ở vùng có đất thì bị trưng thu (nhà nước mua giá rẻ) toàn bộ, địa chủ sống với đất mình sở hữu thì được tiếp tục sở hữu nhưng không quá 1ha / người, số còn lại nhà nước trưng thu. Toàn bộ đất trưng thu được bán lại cho nông dân. Địa chủ phải dùng tiền bán đất để mua công trái. Giá mua từ địa chủ chỉ tương đương với 7% giá trị nông phẩm thu hoạch trong 1 năm, và với vật giá leo thang trong những năm cải cách ruộng đất thì xem như địa chủ bị tịch thu số đất vượt quá quy định mới.
Trong chiến tranh, tài phiệt liên kết mật thiết với quân đội, 1 quy kết hầu như tất yếu trong nền kinh tế thời chiến.
GHQ ngay từ đầu với chính sách phải phá huỷ, tiêu diệt lực lượng quân sự của Nhật, đã có phương châm phải giải thể tài phiệt vì xem tài phiệt là nguồn lực tiềm tàng của chiến tranh, là cơ cấu trục lợi nhiều nhất từ chủ nghĩa quân phiệt. Về mặt kinh tế, do sức chi phối của tài phiệt trong hầu hết các ngành công nghiệp và tài chính, dịch vụ, quyền lợi của giới lao động không được đảm bảo, lao động không thành lập nghiệp đoàn để tranh đấu cho quyền lợi của mình.
Từ thập niên 1950, các tập đoàn doanh nghiệp tái xuất hiện với các ngân hàng là hạt nhân. Chẳng hạn tập đoàn Mitsubishi xuất hiện trở lại nhưng lần này do Ngân hàng Mitsubishi làm hạt nhân. Nhưng tập đoàn mới khác với tài phiệt cũ ở chỗ, tài phiệt do bản bộ lãnh đạo từ bên trong nên kiên cố, còn trong tập đoàn mới, ngân hàng chỉ đạo từ bên ngoài các doanh nghiệp nên yếu hơn và dần dần tự tan rã từ thập niên 1990.
Nghiệp đoàn ở Mỹ tổ chức theo ngành, chẳng hạn liên đoàn lao động ngành thép, ngành tô… Nhưng ở Nhật, nghiệp đoàn lao động tổ chức theo từng công ty và lao động cổ trắng và cổ xanh đều đứng chung 1 nghiệp đoàn. Nhiều chuyên gia cho rằng cách tổ chức này của Nhật gây được ý thức trách nhiệm của người lao động đối với công ty của họ và do đó họ không có hành động quá khích làm tổn hại đến lợi ích của công ty và cũng là lợi ích của họ.
Từ 1955-70, cơ cấu xuất khẩu chuyển từ các ngành dùng nhiều lao động như may mặc, tơ sợi, thực phẩm, sang những mặt hàng có hàm lượng cao về tư bản và công nghệ như thép, xe hơi và các loại đồ điện gia dụng như tủ lạnh, TV. NB chuyển từ 1 nước nhập siêu và còn vay mượn sang 1 cường quốc công nghiệp và đứng vào hàng những nước cho vay và viện trợ nhiều nhất.
Mơ ước của mọi gia đình giữa thập niên 1950 là có tủ lạnh, máy giặt và nồi cơm điện. Đến cuối thập niên 1960, nghĩa là chỉ trong vòng 15 năm sau, kể cả ở thôn quê hầu như nhà nào cũng có đủ các phương tiện sinh hoạt hiện đại ấy.
Lúc này xuất hiện 1 nhà lãnh đạo chính trị kiệt xuất có hoài bão lớn, có tầm nhìn xa, lắng nghe trí thức và biết kết hợp trí tuệ của trí thức, của chuyên gia. Đó là Ikeda Hayato, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Năm 1955, GDP của NB ($25B) chỉ bằng phân nửa của Anh hoặc Tây Đức và chỉ bằng 6% của Mỹ. Cùng năm GDP đầu người của Nhật chỉ có $273, trong khi Tây Đức là $825, Anh là $1068 và Mỹ là $2446. Tại Mỹ, “Made in Japan” là biểu tượng cho các sản phẩm có phẩm chất xấu.
Quan trọng hơn là việc tham gia GATT (tiền thân của WTO). Nước thành viên của GATT phải tiến hành tự do hoá mậu dịch (trade liberalization), nghĩa là không được dùng quản lý hạn ngạch hoặc các biện pháp hành chính khác để bảo hộ thị trường trong nước. Tuy nhiên, các nước được phép dùng thuế quan để bảo hộ.
Ngoài tự do hoá mậu dịch (không hạn chế số lượng nhập khẩu) và giảm thuế quan, 1 khía cạnh khác của chính sách mở cửa, hội nhập là sự tự do hoá đầu tư của xí nghiệp nước ngoài mà Nhật gọi là tự do hoá tư bản (capital liberalization). Điều kiện để gia nhập OECD là không được hạn chế đầu tư trực tiếp của xí nghiệp nước ngoài. Vào đầu thập niên 60, NB rất sợ các MNCs của Tây phương, nhất là Mỹ, chi phối kinh tế nước mình nên rất dè dặt trong việc tự do hoá tư bản.
Để kinh tế phát triển nhanh, tốc độ cao, tỉ lệ của đầu tư trên GDP phải ở mức tương đối cao. Đầu tư có 2 hiệu quả, trong ngắn hạn là hiệu quả kích cầu, tạo ra nhu cầu đối với máy móc, thiết bị, sản phẩm trung gian. Trong dài hạn đầu tư là hành động tích luỹ tư bản, tăng lượng tư bản trên mỗi lao động làm cho năng suất lao động tăng. Nhưng tỉ lệ đầu tư ở mức quá cao sẽ làm hiệu quả đầu tư giảm, làm kinh tế nóng quá gây lạm phát. Tỉ lệ đầu tư ở mức quá cao còn làm cho tỉ lệ tiêu phí cá nhân trên GDP ở mức thấp, chậm cải thiện cuộc sống dân chúng. Theo kinh nghiệm của các nước, tỉ lệ của tổng đầu tư (kể cả khấu hao) trên GDP ở trong khoảng 30-35% là tối thích.
Trong 1955-70, năng suất lao động của toàn nền kinh tế tăng bình quân 7.6%/năm, trong đó đóng góp của lượng tăng tư bản trên mỗi lao động là 2.6%.
Hiện tượng “đầu tư kêu gọi đầu tư” mà nội dung là nhiều doanh nghiệp tư nhân hăng hái du nhập công nghệ, đầu tư xây dựng nhà máy mới hoặc thay đổi thiết bị thực hiện cách tân công nghệ đã làm cho giai đoạn 1955-73 thành thời kì phát triển cao độ. Hiện tượng nay có được là do cả yếu tố kinh tế và phi kinh tế (chính trị, xã hội). Về kinh tế, đó là hiệu quả lan toả, hiệu quả kích thích, dẫn dắt. Chẳng hạn nhờ chất lượng và giá thành của sản phẩm ở thượng nguồn được cải thiện (nhờ cách tân công nghệ) đã kích thích doanh nghiệp ở hạ nguồn du nhập công nghệ để đầu tư. Về yếu tố phi kinh tế, bối cảnh chính trị, xã hội đã làm cho doanh nghiệp và người dân tin tưởng vào tương lai tương sáng của đất nước, không lo lắng về tính chất bất xác định của tương lai nên đã hăng hái đầu tư.
Chương 3 bàn về 1 đề tài mà ở nước ta đang rất quan tâm: Vai trò của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường. Kế hoạch có vai trò vẽ ra 1 viễn cảnh về tương lai của nền kinh tế để xí nghiệp tư nhân tham khảo. Nhưng đặc điểm nổi bật của NB có lẽ là quá trình và biện pháp vạch ra kế hoạch kinh tế, trong đó có sự tham gia góp ý rộng rãi của các tầng lớp trong xã hội. Cũng vì lý do này mà ở Nhật, quá trình lập ra chính sách rất mất thì giờ nhưng ngược lại, khi thực hiện thì dễ tiến hành nhanh chóng và triệt để.
Từ giữa thập niên 1960, Nhật đã bắt đầu tự tin là mình đã tiến lên ngang hàng với các nước tiên tiến.
Từ 1964, hàng loạt sự kiện đánh dấu bước ngoặt chuyển ý thức của người Nhật sang thời đại tự tin là mình đã trở thành “nước lớn” (taikoku) có tầm cỡ trên thế giới.
Hàng xuất khẩu của Nhật đặc biệt cạnh tranh mạnh trên thị trường Mỹ. Trong tổng xuất khẩu của Nhật, thị trường Mỹ chiếm 22% năm 1955, 27% năm 1960 và 31% năm 1970. Kinh tế Mỹ gặp khó khăn 1 phần vì chiến tranh Việt Nam, 1 phần vì cạnh tranh từ Nhật. Tháng 12/1971, Mỹ ép Nhật tăng giá đồng yên, từ 360 yên/USD còn 308 yên/USD. Đồng tiền lên giá cũng phản ánh sức mạnh kinh tế của Nhật, kết quả của gần 20 năm phát triển cao độ.
Từ thành quả của giai đoạn phát triển thần kỳ này, kinh tế Nhật tiếp tục phát triển trong giai đoạn gần 20 năm tiếp theo (đến 1991), tuy tốc độ tăng trưởng giảm xuống độ 5%/năm.
Năm 1975, số gia đình có xe hơi đã tăng đến trên 41%, so với 1% vào năm 1960.
Ở Nhật tính giai cấp thấp, ít có xung đột trong quan hệ chủ thợ ở các công ty, nhiều chính sách thuế khoá (thuế luỹ tiến, thuế thừa kế…) có khuynh hướng điều chỉnh theo hướng giảm chênh lệch quá lớn trong thu nhập của các giai tầng.
Có minh quân tất có hiền thần.
Phương châm cơ bản là tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân tích cực đầu tư. Công việc của chính phủ chỉ là cố gắng tiết kiệm công quỹ để vừa có thể giảm thuế nhằm kích thích đầu tư, vừa có nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng và đảm bảo an sinh xã hội.
Tại Nhật, chức vụ cao nhất của quan chức là thứ trưởng vì bộ trưởng chủ yếu là chính trị gia (thường là nghị viên quốc hội). Nếu quan chức muốn trở thành bộ trưởng phải ra ứng cử vào dân biểu quốc hội, nếu trúng tuyển nhiều kỳ và được Thủ tướng bổ nhiệm mới trở thành bộ trưởng.
Kỳ thi tuyển loại 1 được mở thàng năm vào tháng 6. Vào thập niên 70, NB tuyển mỗi năm trên 1K cán bộ loại này nhưng số người dự thi gấp 50 lần.
Trên thực tế, mức độ cạnh tranh gay gắt hơn là con số 50 lần nói trên vì số người dự thi đều là những sinh viên rất ưu tú đã phải vượt qua nhiều cửa trước khi dự kỳ thi này.
Các bộ chỉ có quyền tuyển chọn quan chức cho bộ mình trong số những người trúng tuyển kỳ thi loại 1 chứ không có quyền mở kỳ thi riêng từ giai đoạn đầu. Cách này làm tăng tính khách quan trong việc tuyển chọn quan chức nhà nước.
Ngoài ra ở cấp trưởng phòng, hàng năm có những lớp bồi dưỡng chung cho các bộ do Bộ Nội vụ hoặc Viện Nhân sự tổ chức. Mục đích để cho các cán bộ lãnh đạo này nắm bắt những vấn đề mới trong việc quản lý hành chính, phân tích được những khuynh hướng mới trong kinh tế, chính trị của NB và của thế giới để vận dụng vào việc định ra các chính sách. Một mục đích quan trọng khác của những khoá bồi dưỡng cấp trưởng phòng này là để cho họ có dịp quan hệ mật thiết với các đồng nghiệp tại các bộ khác, tạo tiền đề để họ dễ hợp tác với nhau trong việc lập các chính sách liên quan đến nhiều bộ.
Mưu tìm lợi nhuận (profit seeking), chứ không phải mưu tìm đặc lợi (rent seeking) cũng là yếu tố quan trọng tạo nên tinh thần doanh nghiệp, hơn nữa, đem lại tính chất cao thượng trong hoạt động kinh doanh. Có những doanh nghiệp không lo đầu tư để tăng nguồn lực kinh doanh, phát triển doanh nghiệp mà chỉ lo tìm kiếm các đặc lợi có được — chẳng hạn, giành được các quota, hợp đồng béo bở… do mối quan hệ “đặc biệt” với 1 số cơ quan hoặc quan chức chính phủ có nhiều quyền lực.
Chế độ làm việc suốt đời có lợi điểm là các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào việc bồi dưỡng năng lực của nhân viên mà không sợ nhân viên chuyển sang các công ty khác sau khi được bồi dưỡng.
Trong mỗi tập đoàn có ngân hàng, bảo hiểm, thương xã tổng hợp (general trading company), các công ty sản xuất như ô tô, sắt thép, hoá chất… Các tập đoàn cạnh tranh với nhau nhưng các công ty trong tập đoàn thì hỗ trợ, bổ sung nhau.
Năm 2010, chi phí vận chuyển 1 container hàng hoá 40ft từ Quảng Châu đi LA chỉ tốn $1.7K và đi Yokohama chỉ tốn $570 trong khi từ HN/Hải Phòng sang LA tốn $2.87K và đi Yokohama tốn $1.1K. Ngoài ra tình trạng bị cắt điện tại các nhà máy, việc tắc nghẽn giao thông giữa các khu kinh tế, khu công nghiệp đang gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Gần đây báo chí nói đến hiện tượng tị nạn giáo dục. Những người có tiền đều tìm cách cho con em ra nước ngoài học. Vậy tuyệt đại đa số người dân sẽ phải đối diện với 1 tình trạng giáo dục như thế nào?
Có 2 yếu tố khác tuy ít quan trọng hơn nhưng trở thành các điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh tốc độ phát triển. Một là giá dầu thô rẻ và luôn được cung cấp đủ cho nhu cầu ngày càng tăng, mặc dù Nhật phải nhập khẩu hầu như hoàn toàn. Giá dầu thô giữ ổn định ở mức $2/thùng trong giai đoạn ấy. Hai là tỉ giá đồng tiền Nhật được giữ cố định từ 1949-70 ở mức 360 yên/USD. Tỉ giá ở mức thấp đó giúp Nhật đẩy mạnh xuất khẩu.
Sang thập niên 1970, Nhật mất dần 2 yếu tố trên. Mùa thu năm 1973 các nước xuất khẩu dầu thô tăng giá dầu lên 4 lần và đến 1979 lại tăng thêm gấp đôi, sau đó tiếp tục tăng đến đầu thập niên 1980. Từ năm 1970, tỉ giá đồng yên chuyển từ cố định sang thả nổi theo thị trường, và lập tức tăng giá từ 360 yên lên 300 yên/USD.
Đây là 2 cú sốc lớn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp Nhật. Nhưng doanh nghiệp Nhật đã đối phó rất hữu hiệu. Nguy cơ từ 2 cú sốc đã trở thành thời cơ để Nhật dịch chuyển cơ cấu công nghiệp lên cao, theo hướng tiết kiệm năng lượng và tăng giá trị gia tăng của hàng công nghiệp. Tiết kiệm năng lượng được thực hiện theo 2 nội dung. Một là chuyển những ngành dùng nhiều năng lượng như luyện nhôm, hoá dầu ra nước ngoài, trong nước thì tập trung sản xuất những ngành ở hạ nguồn như ô tô, điện tử… Hai là khai thác công nghệ tiết kiệm năng lượng trong những ngành Nhật thấy cần tiếp tục sản xuất trong nước, điển hình là ngành thép. Sản xuất những ngành có giá trị gia tăng cao như ô tô, máy ảnh, máy photocopy, đồ điện gia dụng cao cấp làm cho Nhật tiếp tục tăng xuất khẩu dù đồng yên lên giá làm tăng giá các mặt hàng ấy.
Nhật trở thành nước xuất siêu nhiều nhất thế giới. Do đồng yên tăng gấp đôi chỉ trong vài năm trong nửa sau thập niên 1980, đầu tư nước ngoài và tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật đã đạt quy mô lớn nhất thế giới. Đây cũng là giai đoạn Nhật tăng mạnh và trở thành nước cung cấp ODA nhiều nhất thế giới trong nhiều năm.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến sụp đổ nền kinh tế bong bóng? Trước hết là dư luận xã hội có khuynh hướng chống lại hiện tượng giá đất, giá chứng khoán tăng vì dân chúng khó mua nhà và làm tăng chênh lệch giữa người giàu (có tư sản) và nghèo. Trong tình hình đó, từ cuối 1989, Bộ Tài chính đưa ra nhiều nghị định có tính hạn chế hoạt động của công ty chứng khoán và ngân hàng. Các chính sách này có hiệu quả “đập” bong bóng. Một nguyên nhân lớn và trực tiếp là lãi suất tăng từ tháng 5/1990, chấm dứt giai đoạn kéo dài 2 năm 3 tháng của lãi suất thấp chưa từng có trong lịch sử Nhật. So với tiền để dành, đất đai, chứng khoán bắt đầu giảm giá trị. Ở thời điểm đó, NHNN chỉ có suy nghĩ truyền thống là tăng lãi suất để dự phòng lạm phát (trước tình hình kinh tế đang “nóng,” chứ không hề nghĩ đến những hậu quả khác).
Từ thập niên 1990, quá trình di chuyển công nghiệp sang Á châu nhanh hơn và với quy mô lớn hơn nhưng dịch chuyển cơ cấu công nghiệp tại Nhật không tiến triển kịp và có khuynh hướng dừng lại.
Sở dĩ có hiện tượng đó là vì sự xuất hiện của TQ đã ngày càng trở thành công xưởng thế giới. Thị phần của TQ trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp thế giới năm 1990 chỉ có 1.7% nhưng đã tăng lên 20% vào năm 2015. Mặt khác, do các điều kiện bất lợi trong hệ thống tín dụng và sự biến động của đồng yên, DN Nhật tiêu cực trong đầu tư nên nỗ lực cách tân công nghệ kém. Kết cuộc, thị phần của Nhật trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp thế giới giảm từ 16.4% năm 1990 xuống còn 10.5% năm 2015.
Theo mô hình đàn sếu bay, tại sao Nhật không chuyển dịch cơ cấu công nghiệp lên cao hơn nữa để mở ra sự phân công mới với các nước Á châu và duy trì năng lực cạnh tranh nói chung? Câu trả lời là tác động của công xưởng thế giới TQ cùng với khả năng đuổi theo mạnh mẽ của HQ và các nước Á châu khác làm cho Nhật không đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cùng tốc độ với quá trình mất lợi thế so sánh đối với các nước mới nổi ở Á châu.
Nhật đã tận dụng lợi thế nước đi sau, tích cực du nhập công nghệ Tây phương, cải tiến, ứng dụng với phương thức kinh doanh của Nhật và đã thành công trong quá trình đuổi kịp Âu Mỹ. Nhưng một khi đã đuổi kịp Tây phương và hết dư địa để nhập công nghệ, Nhật cần phải tự mình khám phá đưa ra công nghệ mới, mới tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới.
Giá trị quan, sự phấn khởi, kỳ vọng về tương lai, tinh thần doanh nghiệp, sự cần mẫn, tiết kiệm của người dân ảnh hưởng đến sự thay đổi trên chuỗi biến đổi sinh mệnh. Khi những yếu tố đó thể hiện tích cực thì đất nước phát triển, khởi sắc, khi những yếu tố đó yếu hoặc mất đi thì sẽ bước vào thời đại suy thoái. Các yếu tố đó mất đi cũng là lúc phát minh, cách tân công nghệ, năng suất tăng chậm lại. Những biểu hiện khác của giai đoạn này là doanh nghiệp không sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đầu tư, hoặc xảy ra tình trạng phân phối thu nhập quá bất bình đẳng trong đó kẻ giàu lo ăn chơi chứ không đầu tư để tích luỹ tư bản cho sản xuất, cả lao động và doanh nghiệp đề kháng với thay đổi.
Một đặc trưng khác của Anh là sự suy thoái kéo dài làm mất luôn sinh khí của kinh tế. Đối với giới tinh hoa người Anh, người làm kinh tế không được tôn trọng nên những doanh nghiệp thành công trong kinh doanh thì không dùng lợi nhuận để tái đầu tư mà mua đất đai (tạo điều kiện sống giàu sang) để chen chân vào giới quý tộc để được xã hội tôn trọng. Tinh thần doanh nghiệp của Anh đã suy thoái từ cuối thế kỷ 19 và mất hoàn toàn trong thế kỷ 20.
Nguyên nhân làm cho 1 quốc gia rơi vào giai đoạn suy thoái của chuỗi tuần hoàn sinh mệnh bắt nguồn từ đâu? Vì những yếu tố khách quan (hoàn cảnh quốc tế, thiên tai thường xuyên, thiếu tầng lớp tinh hoa có đủ năng lực để thay đổi vận nước, chế độ hình thành trong giai đoạn trước không còn thích hợp…) hay do sự chọn lựa của xã hội nói chung? Sự chọn lựa này liên quan đến sự thay đổi trong giá trị quan về ý nghĩa của việc tăng trưởng. Một khi đã đạt mức phát triển tương đương với các nước tiên tiến, xã hội nói chung có thể mưu tìm những giá trị khác (như văn hoá, nghệ thuật, hưởng nhàn, vui cảnh thiên nhiên…) hơn là tiếp tục phát triển để tăng thu nhập. Thu nhập đã đạt mức cao nhất nên bây giờ chỉ cần quan tâm đến phân phối lại để xã hội công bằng hơn, để tăng phúc lợi cho toàn xã hội là được.
Khi 1 nước bước vào giai đoạn già cỗi, thay vì nghĩ về tương lai người ta nghĩ về quá khứ, người ta quan tâm nhiều hơn đến nghệ thuật, văn học, học vấn hơn là công thương nghiệp. Thay vì cung cấp vốn cho công thương nghiệp trong nước, ngân hàng, họ bắt đầu có khuynh hướng cho nước ngoài vay hoặc cho người trong nước vay để xây nhà cửa cao sang ở miền quê. Cong cháu doanh nhân bây giờ bán hết công xưởng của ông cha để lại và dùng tiền để mua công trái, chứng khoán…
Thu nhập đầu người đã vượt Pháp vào thập niên 1970 và Anh trong thập niên 1980. Sau khi hoàn thành mục tiêu theo kịp Tây phương, Nhật Bản có thể đã hết động lực tiếp tục phát triển.
Từ giữa thập niên 1980, mục tiêu và giá trị quan của người Nhật đã chuyển từ hiệu suất, tăng trưởng sang mưu tìm sự an toàn của cuộc sống. Nhật đã trở thành số 1 trên thế giới về thu nhập đầu người, về xuất siêu trong mậu dịch… bây giờ thì an toàn là mục tiêu và đến thập niên 2010 Nhật đã đạt mục tiêu là nước an toàn nhất thế giới.