Hoa Kỳ, Anh, Hà Lan… thèm thuồng đổ vào Ấn Độ, TQ, Nhật Bản… Pháp chậm chân hơn, nhắm đến VN.
Về mặt xã hội, NB lúc bấy giờ vẫn duy trì chế độ đẳng cấp với quyền bính do các đại danh (daimyo) và võ sĩ (samurai) nắm cả. Giai cấp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu lên nhưng không có quyền lực về chính trị, lại bị đánh thuế nặng nên xung khắc với thống trị của Mạc phủ chuyên chế.
Đối mặt với uy hiếp đến từ phương Tây, ở VN bấy giờ cũng bùng lên 1 cuộc bài ngoại mạnh mẽ, thậm chí bằng bạo lực vũ trang, điều mà theo Fukuzawa là biểu hiện của 1 tinh thần yêu nước “thô ráp,” “của những kẻ anh hùng mà non nớt.” Nhưng khác với NB, tinh thần yêu nước thô ráp đó đã không thể được chuyển thành tinh tế, làm cho kẻ anh hùng non nớt trưởng thành lên. Bởi vì kỳ thực nó cũng không có mục đích trở thành “tinh tế” và “trưởng thành.” Khi tiếp xúc với những người đến từ phương Tây nó chỉ dị ứng với kẻ lạ, thậm chí coi họ là 1 bọn “Tây di,” lũ mọi rợ phương Tây.
Chỉ có thể thực hiện điều đó duy nhất bằng con đường “Khai dân trí,” “Chi bằng học!” chứ không thể bạo lực, thì mới có được độc lập thật sự và bền vững.
Cũng như VN không thiếu dũng khí, cái NB thiếu là trí tuệ. Kiên quyết thoát Á trì đọng, tối tăm. Hướng về trí tuệ văn minh phương Tây sáng sủa, tốt đẹp.
Người Nhật ngày nay coi ông là ân nhân số 1 của dân tộc. Chân dung ông được in trên tờ bạc có mệnh giá cao nhất của Nhật.
Khi khảo cứu về văn minh, ta hầu như không thể phân biệt được nguồn gốc của những thứ đã trở thành tập quán lâu đời, đâu là đến từ tự nhiên, đâu là do con người tạo ra. Có cái được cho là bắt nguồn từ môi trường tự nhiên, nhưng thật ra chỉ là tập quán. Mặt khác, cái được gọi là tập quán có khi lại từ tự nhiên mà ra. Luận về văn minh là công việc vô cùng khó khăn vì phải cố gắng tìm ra cho được quy luật rõ ràng trong trạng thái hỗn loạn, chồng chéo.
Kinh ngạc trước sự khác biệt lớn lao của nền văn minh ấy, lòng người đã trở nên hoang mang dao động.
Ở phương Tây, giới học giả luôn liên tục đưa ra những thuyết mới với những ý tưởng làm kinh ngạc mọi người. Tuy nhiên, họ đã rất thành thục kế thừa di sản của cha ông với truyền thống hàng nghìn năm nên cho dù các học thuyết của họ có vẻ mới lạ thì vẫn đều sinh ra từ 1 nguồn cội, cho nên không phải là thứ hoàn toàn mới được tạo ra.
Một “định luật” như vậy có thể gọi là nền tảng của chân lý. Nếu không có định luật như vậy, khi tranh luận về các nguyên lý chuyển động, các ý kiến về vấn đề này sẽ khác biệt nhau mãi. Tàu thuyền sẽ có nguyên lý chuyển động của tàu thuyền, xe cộ lại có 1 nguyên lý khác của xe cộ. Số lượng các sự vật hiện tượng cần lý giải cứ tăng lên, mà định luật căn bản để thống nhất chúng với nhau thì không có. Và nếu không có 1 nguyên lý tối hậu nào đó, thì sẽ không có điều gì có thể chứng minh được 1 cách chắc chắn.
Tôn chỉ của Thần đạo và Phật giáo luôn luôn bất hoà với nhau; dù nếu ta chỉ nghe chủ trương của mỗi 1 phía, thì sẽ thấy cả 2 đều tuyệt vời. Nhưng khi suy nghĩ về gốc rễ của chúng, ta sẽ thấy lập trường của chúng khác hẳn nhau: Thần đạo giảng về sự cát hung ở hiện tại, còn Phật giáo thuyết về thưởng phạt ở kiếp sau (vị lai). Tiêu chí của lý luận đã khác nhau như vậy, nên rốt cuộc 2 tôn giáo này chẳng có điểm chung.
Nếu không quay về gốc rễ mà chỉ bàn luận ở phần ngọn của sự việc thì đệ tử Thần đạo, Nho giáo và Phật giáo sẽ không bao giờ ngừng tranh cãi. Tranh luận của họ, cũng hệt như chuyện đem cung tên, kiếm và thương ra so xem cái nào tốt hơn, sẽ không bao giờ có kết luận cuối cùng.
Tranh luận “cung tên, kiếm và thương, binh khí nào tốt hơn” cũng hệt như vậy, ngày xưa diễn ra rất sôi nổi, nhưng từ khi súng trường được đưa vào sử dụng, không còn thấy ai tranh cãi về 3 món binh khí này nữa.
Hoặc khi mọi người tranh luận về chuyện ủng hộ hay phản đối 1 sự việc nào đó, họ lại thường bắt đầu bằng cách đem ra 2 lập luận đối lập cực đoan nhất; làm cho việc tranh luận của 2 bên bị chia rẽ ngay từ đầu, và không giúp cho các bên có thể tiến đến gần nhau.
Ngay từ khi khởi đầu tranh luận họ đã tưởng tượng ra 1 viễn cảnh xa xôi, rồi chỉ biết 1 mực phủ định người khác mà không lắng nghe xem như thế nào là “mọi người ai nấy đều có quyền bình đẳng,” không cần hỏi xem tôn chỉ của tư tưởng mới đó ra sao. Ở phía đối lập, người chủ trương thuyết mới này cũng coi người bảo thủ là thù địch, và có khiên cưỡng mấy cũng quyết phủ định thuyết cũ cho bằng được. Lập luận của họ luôn ở thế đối đầu với các kẻ địch, cho nên suy nghĩ của họ không bao giờ gặp nhau. Rốt cuộc thì do 2 bên đều chọn khởi điểm cực đoan nên mới sinh ra cảnh xung đột như vậy.
Nông dân ở thôn quê tuy thật thà nhưng lại dốt nát cố chấp, trong khi thị dân ở chốn đô hội thì khôn ngoan nhưng lại thiếu trung thực. Thật thà và khôn ngoan là những đức tính tốt của con người, trong khi dốt nát cố chấp và thiếu trung thực là những mặt trái tệ hại đi kèm theo của chúng vậy.
Các trường phái tư tưởng của nước ta ngày nay có thể được phân thành 2 phái: bảo thủ và cải cách. Những người cải cách nhạy bén trước thời cuộc và cởi mở trước các ý tưởng tiến bộ, trong khi những người bảo thủ điềm đạm thận trọng và ra sức bám chắc vào cái cũ. Nhóm người sau thường bộc lộ điểm tệ hại là rơi vào sự ngoan cố, trong khi khuyết điểm của nhóm người trước là dễ mắc chứng vội vàng hấp tấp.
Ở đây chúng ta có 4 thử liên quan với nhau: điềm đạm thận trọng, ngoan cố, nhạy bén và hấp tấp. Nếu điềm đạm mà gặp được nhạy bén thì chắc chắn cả 2 sẽ hoà hợp với nhau được lâu dài.
Nếu những ý kiến đưa ra cao xa thì sự tranh luận cũng sẽ trở nên cao xa, còn khi ý kiến nông cạn thì tranh luận cũng vì thế mà nông cạn theo. Khi 1 người tranh luận nông cạn, anh ta cố gắng đả phá phía bên kia mặc dù 2 bên chưa đạt tới cốt lõi của vấn đề, khiến cho 2 quan điểm luôn đi trái ngược với nhau.
Phần lớn con người trong xã hội đều rơi vào khoảng ở giữa ngu si và thông thái, tuỳ theo thời thế, không có công mà cũng chẳng có tội, bọn họ cứ mù loà nương theo đám đông mà sống cả đời. Đấy là những “người bình dân” của xã hội. Chính những con người bình thường này là nguồn gốc sinh ra “công luận” vậy. Không hề suy ngẫm về quá khứ, cũng không nhìn xa xôi gì về tương lai, bọn họ chỉ đơn giản là phản ứng lại cái hoàn cảnh trực tiếp xung quanh họ — như thế đầu óc họ đã bị cố định luôn ở 1 chỗ. Hiện nay những người bình dân như vậy trong xã hội rất nhiều, đến nỗi có những kẻ cho rằng tiếng nói của họ là không thể bác bỏ, rồi còn dựa vào tư duy bình dân để hạn chế mọi tranh luận trong thiên hạ, và bất cứ gì trượt ra khỏi khuôn khổ tư duy bình dân ấy đều bị họ cho là lệch lạc, dị biệt.
Xưa nay mọi sự tiến bộ của văn minh toàn khởi phát từ những thứ mà ban đầu chỉ là dị hợm lệch lạc. Adam Smith khi mới trình bày lý thuyết về kinh tế của mình thì dư luận đương thời liền cho đó là ngông cuồng. Galileo khi khởi xướng thuyết nhật tâm thì đã bị khép vào tội dị đoan.
Bàn về ưu điểm, nhược điểm của 1 vấn đề thì đơn giản, nhưng làm rõ ra được nặng, nhẹ, đúng, sai mới là khó.
Có chăng là những người có chút kiến thức, càng hiểu biết về đạo lý, thì sẽ càng nắm rõ sự tình của đất nước; và sự tình của đất nước càng rõ ràng chừng nào thì họ sẽ càng ưu tư hay sầu muộn chừng ấy khi đã ngộ ra được rằng nước mình không thể sánh bằng mấy nước phương Tây cho được. Một số người sẽ ra sức học mà bắt chước phương Tây, những người khác lại ráng sức làm gì đó để có thể đối kháng lại được.
Trong sự giao lưu giữa người với người thì mặc dù tâm tính ghen tị và nghi kỵ rất mạnh, song khi tranh luận về bản chất của sự việc thì người ta lại không đủ dũng khí để đặt câu hỏi về những gì chưa biết hoặc còn hoài nghi. Họ bắt chước thì giỏi nhưng lại rất nghèo ý tưởng để sáng tạo ra cái mới. Họ biết học tập theo cái xưa cũ, nhưng lại không biết cách cải tiến nó. Tuy không phải không có luật lệ trong xã hội, nhưng bởi đã là nô lệ cho tập quán, lề thói cũ nên thực chất họ cũng chẳng tạo ra được luật lệ theo đúng nghĩa của nó. Trạng thái này gọi là bán khai, mới phát triển được một nửa, chưa thể nói là đạt tới trình độ văn minh cho được.
Giai đoạn thứ ba là giai đoạn con người nắm rõ quy luật vận động của thế giới tự nhiên và trong thế giới ấy, bản thân họ cũng hoạt động tích cực. Khí chất con người hoạt bát, không bị bó buộc bởi tập quán cũ. Bọn họ tự mình chi phối bản thân chứ không dựa vào quyền lực hay ân huệ của kẻ khác. Họ tự mình tu dưỡng mà phát triển tri thức, không tâng bốc quá khứ cũng như không thoả mãn với thực tại. Họ không bằng lòng với cái bé nhỏ mà luôn hướng tới thành quả lớn hơn trong tương lai, chỉ tiến tới chứ không thụt lùi, và có đạt được mục tiêu thì cũng sẽ không dừng lại ở đó.
Trong nước thì có nhiều kẻ chia phe phái mà tranh đoạt quyền lực, cùng cả những kẻ khi hết quyền, thất thế thì lại ca thán, chỉ trích mọi thứ bất công. Tồi tệ hơn nữa, đến chuyện ngoại giao quốc tế thì có thể nói không có chỗ nào mà không dựa vào thủ đoạn gian trá, lừa mị.
Mấy ngàn năm sau, khi tri thức và đạo đức của con người trên toàn cầu đã tiến bộ, khi xã hội phồn vinh trong hoà bình, đạt đến trình độ cực thịnh (ở mức gần như không tưởng), thì lúc đó, nếu quay ngược lại nhìn tình cảnh của các nước phương Tây hiện nay, chắc ta sẽ bảo rằng: “Ô, sao lại có 1 thế giới dã man đáng buồn như vậy.”
Văn minh vật chất là cái dễ du nhập, song văn minh tinh thần là thứ rất khó mà có được. Nếu ai đó muốn thúc đẩy quốc gia trở thành 1 nước văn minh, thì họ nên làm điều khó trước, còn điều dễ thì để thực hiện sau.
Các nước châu Âu tuy tiếp giáp nhau, nhưng không nước nào giống nước nào. Vậy nên với những nước châu Á xa xôi thì làm gì có chuyện bắt chước châu Âu đến từng li từng tí được.
Khi theo đuổi văn minh, có những người lại ưu tiên cái vỏ bề ngoài trước, kết quả là khi bất đồ gặp trở ngại, bọn họ không biết cách nào để xử lý những trở ngại ấy. Còn tôi ưu tiên chọn cái tinh thần của văn minh để loại bỏ được trước những trở ngại, và nhờ thế mà sau đó có thể dễ dàng du nhập cái vỏ bề ngoài của văn minh.
Vào thời kỳ sơ khai, cái mọi người đều tôn trọng là sức mạnh vũ lực. Thứ chi phối xã hội con người chỉ duy nhất là vũ lực. Quyền lực trong xã hội chỉ mang tính 1 chiều, và luôn nghiêng về phía nào có sức mạnh vũ lực. Lúc đó, dư địa cho các hoạt động của con người là rất nhỏ bé. Văn minh tiến bộ thêm chút nữa, khi tinh thần trong xã hội rồi cũng phát triển, trí lực dần nắm lấy sức mạnh mà đối đầu với vũ lực. Trí lực và vũ lực kiềm chế lẫn nhau, cân bằng với nhau, từ đó ảnh hưởng 1 chiều của cái này ở mức độ nào đó cũng được điều chỉnh bởi cái kia. Và bằng cách nào đó, 2 thứ này cũng làm cho lĩnh vực hoạt động của con người được mở rộng thêm ra.
Hoạt động của con người nếu càng đơn giản bao nhiêu thì đầu óc của anh ta sẽ càng trở nên hạn hẹp bấy nhiêu, và như vậy thì việc sử dụng quyền lực của anh ta theo đó cũng sẽ bị thiên lệch.
Cho nên, điểm trọng yếu của việc phát triển văn minh nằm ở chỗ ra sức tăng cường và mở rộng các hoạt động cũng như nhu cầu của con người, tìm kiếm không ngừng các phương tiện để thoả mãn, bất kể nhu cầu ưu tiên tạm thời của anh ta như thế nào, cũng như là khuyến khích tất cả các hoạt động tinh thần của con người.
Ở TQ thì vào cuối đời nhà Chu, chư hầu quần hùng cát cứ kéo dài suốt mấy trăm năm, còn nhân dân cũng không hề biết đến sự tồn tại của vương triều nhà Chu. Thời kỳ này thiên hạ đại loạn, nhưng mặt khác tính chất độc tài cũng mất đi rất nhiều sức mạnh. Có lẽ vì vậy mà đầu óc con người trở nên phóng khoáng hơn, và theo lẽ tự nhiên suy nghĩ của họ đều hướng tới tự do. Kết quả là thời Chu mạt là thời đại mà các học thuyết cùng các tranh luận nở rộ nhất trong suốt lịch sử 3K năm của văn minh Trung Hoa. Đây là thời kỳ mà những ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau cùng được nảy sinh trong xã hội (Lão tử hay Trang Tử, Dương Chu hay Mặc Tử, cùng với rất nhiều học thuyết khác đều xuất hiện ở cuối thời nhà Chu).
Những học thuyết này đều là “dị đoan” nếu xét từ quan điểm Nho giáo của Khổng Tử hay Mạnh Tử.
Ngày nay do văn tịch thời ấy không còn nhiều nên khó mà đánh giá được chính xác, nhưng có thể đoán được thời bấy giờ đầu óc con người rất hoạt bát và có đầy khí phách tự do.
Tại sao Tần Thuỷ Hoàng lại căm ghét đến mức phải nghiêm cấm các học thuyết cùng tranh biện của tác giả? Đó là vì bản thân sự tự do ngôn luận của mọi người là mối đe doạ nghiêm trọng đến sự cai trị chuyên chế của ông ta. Không có gì khác ngoài các yếu tố của tự do, sinh ra những học thuyết và các tranh biện đó của bách gia, đã gây cản trở cho sự chuyên chế.
Bước vào thời kỳ trung đại, khi quyền lực chính trị nằm trong tay giới võ sĩ, bộ khung của xã hội đã bị phá vỡ khi người ở địa vị tôn quý nhất không nhất thiết phải là người nắm vũ lực mạnh nhất và ngược lại. Nhân dân cũng cảm thấy quyền lực và sự tôn quý là 2 thứ hoàn toàn riêng biệt; và trong đầu óc họ 2 khái niệm đó cùng tồn tại và cùng vận động. Khi đã như thế, thì giữa 2 khái niệm này lại nảy sinh thêm 1 khái niệm khác, nguyên tắc đạo lý.
Khi quyền lực không bị độc chiếm thì sẽ tự nhiên sinh ra khí phách của tự do. Đây chính là điểm mà người NB không thể bị sắp cùng hạng với người TQ, vốn luôn chỉ biết u mê trong tín ngưỡng tôn thờ kẻ quân chủ độc tài, cho rằng địa vị tối cao luôn đi cùng với sức mạnh tối cường.
Thật sự là 1 điều may mắn lớn lao cho nước Nhật khi sự cân bằng giữa các quan niệm về địa vị tối cao cũng như ý niệm về quyền lực tối cường theo cách nào đó đã tạo ra thêm không gian cho sự hoạt động của tư tưởng, cho sự vận hành của đạo lý.
Hoặc nếu xã hội hiện nay mà được cai trị theo phương châm “tế chính nhất trí” (tôn giáo và chính trị hợp nhất là 1, nghĩa là Thiên hoàng nắm luôn chính quyền) như các vị học giả phái Hoàng học đề xướng thì chắc về sau tương lai NB cũng sẽ rất khác. Thật sự là 1 hồng phúc cho người NB chúng ta khi tình thế không trở nên như vậy.
TQ chỉ có 1 chính phủ thần thánh độc tài liên tục tồn tại hàng thế kỷ nay, trong khi NB lại có sự cân bằng khi vũ lực quân sự được sử dụng để đối đầu với chính phủ thần thánh.
Ở buổi đầu nắm quyền lực thì xã hội được kiểm soát phần lớn bằng vũ lực. Tuy nhiên một khi xã hội đã ổn định thì cũng không cần thiết phải dùng vũ lực nữa. Đến một thời điểm, kẻ nắm quyền lực cũng không muốn nhắc đến chuyện chính mình đã dùng vũ lực để đoạt lấy chính quyền, và còn coi chuyện này là cấm kị. Bất cứ thể chế chính trị nào khi được hỏi về nguồn gốc của quyền uy mà họ đang có, câu trả lời chắc sẽ luôn luôn là: “Việc chúng tôi nắm quyền lực là hợp đạo lý. Chuyện bảo vệ quyền lực thì đã có từ lâu rồi.” Theo năm tháng trôi đi, tất cả những kẻ cai trị đều từ bỏ vũ lực mà dựa vào nền tảng đạo lý để duy trì tính chính danh của họ. Căm ghét bạo lực mà yêu chuộng đạo lý chính là bản tính của con người, vì vậy người trong xã hội cũng lấy làm vui khi nhìn thấy cách vận hành của chính phủ là phù hợp với các giá trị đạo lý. Rồi theo thời gian người ta dần dần coi sự chính danh quốc gia đó là cốt lõi. Người ta quên quá khứ và chấp nhận hiện tại.
Điều kiện tiên quyết để bảo vệ chính thể quốc gia chính là không để mất chính quyền vào tay ngoại bang. Như vậy việc tổng thống US phải được chọn từ những người sinh ra ở Mỹ cũng là dựa trên dân ý “việc chính trị nước nhà thì giao cho người nước nhà hành xử” vậy.
Từ khi quyền cai trị rời khỏi tay Hoàng triều, Thiên hoàng chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. Họ Hojo — dòng họ nắm thực quyền — đã khiến cho Thiên hoàng nhìn không khác gì 1 thằng ngốc đáng thương.
Một khi đã thoát ra được khỏi những mê muội này, tâm tư và trí tuệ của chúng ta sẽ trở nên hoạt bát; rồi khi đã dựa vào trí lực của toàn dân mà duy trì được chủ quyền, để nền móng của chính thể quốc gia lần đầu tiên được xác lập, thì chúng ta còn gì mà phải lo lắng nữa.
Tôi không hề nói trung nghĩa là xấu. Tôi muốn nói đã thực hiện việc trung nghĩa thì phải làm chuyện đại trung đại nghĩa kìa. Muốn bảo hộ huyết thống hoàng gia, thì phải giữ cho nó được kế truyền trong trạng thái phồn vinh. Chính thể quốc gia mà không vững chắc, thì huyết thống hoàng gia làm sao mà thịnh được. Toàn thân mà không có sức sống thì đôi mắt cũng mất đi tinh anh. Chỉ nhỏ thuốc mắt thôi thì làm sao có thể giữ cho đôi mắt tinh anh được.
Thời Chiến Quốc, samurai nào cũng đeo trên mình 2 thanh kiếm, bởi vì xã hội chẳng có pháp luật để người ta dựa vào, ai cũng phải tự bảo vệ chính mình. Nhưng theo thời gian, điều đó thành tập quán, đến thời bình vẫn không bỏ được. Những tập quán kiểu này tôi gọi là mê muội.
“Quân quốc song lập” cao quý không phải vì nó là đặc tính cố hữu của nước Nhật xưa nay, mà bởi vì việc duy trì nó có lợi để giúp giữ lấy chính quyền, thúc đẩy văn minh tiến bộ. Quý giá này không phải do bản thân sự vật, mà là do tác dụng nó mang lại.
Đây là tình trạng mà các nước châu Á rơi vào; khi nhân dân bị ràng buộc bởi uy quyền của chính phủ mà mất hết cái khí chất hoạt bát, rồi trở nên đớn hèn đến cùng cực.
Thể chế chính trị bắt buộc phải được đánh giá bằng những gì diễn tra trên thực tế, chứ không được chỉ dựa vào tên gọi của chính thể đó mà phán xét.
Đàn ông nước ấy cả đời chỉ biết rồ dại theo đuổi việc kiếm tiền, còn đàn bà nước ấy thì phát sốt phát rét coi việc đẻ ra nhiều những kẻ kiếm tiền như vậy là thiên chức duy nhất của họ.
Nhận xét này của Mill ít nhất cũng đủ để cho chúng ta có 1 số ý niệm về 1 khía cạnh đáng chán trong tính cách người Mỹ.
Tâm lý con người có thể phân ra hàng ngàn, hàng vạn giai đoạn khác nhau. Các học giả từ xưa đến nay do không biết quy luật chung này nên khi bình phẩm về 1 người nào đó thường diễn đạt kiểu: “Người này thuở nhỏ đã nuôi chí lớn.”
Ở đây, không phải tôi khen Quản Trọng, Tô Tân, Trương Nghi rồi coi thường Khổng Tử, Mạnh Tử, tôi chỉ nhận thấy rằng cả 2 vị hiền giả này đã hoàn toàn lạc điệu với thời đại của họ. Định mang học thuyết của mình ứng dụng vào đời, họ đã chỉ chuốc lấy sự chê cười, rồi phải than vãn về thực tế là họ không thể để lại được gì có ích cho hậu thế.
Những đệ tử của Khổng Tử và Mạnh Tử dẫu có đọc thiên kinh vạn quyển đi nữa, nhưng nếu không được làm quan có địa vị cao, không có quyền bính để thực thi thì bọn họ cũng vô dụng trong thực tiễn; điều duy nhất bọn họ có thể làm là rút vào ẩn dật rồi ca thán về những bất công trong thiên hạ.
Thời nhà Chu chẳng cần gì đến tài năng của Khổng Tử với Mạnh Tử, bởi về mặt thực tế thời sự mà nói thì họ không có gì để đóng góp cả. Đạo của họ cũng vậy, không có giá trị gì đối với chính quyền sau này, bởi có một khoảng cách lớn lao giữa triết học (philosophy) của một nhà luân lý và chính sự (political matters) của một kẻ làm chính trị.
Mọi cuộc khởi binh đều được núp dưới cái danh “cần vương,” nhưng sau khi có được thiên hạ rồi thì lại chẳng ai thực hiện việc cần vương. Cần vương chẳng qua chỉ là cái cớ, một khi việc đã xong thì cái cớ ấy cũng đi tong.
Công việc của chính phủ tựa như công việc của bác sĩ phẫu thuật còn nhiệm vụ của học giả thì tựa như phương pháp dưỡng sinh, giáo dục. Công dụng nhanh chậm của mỗi bên có khác nhưng đều cùng cần thiết để duy trì 1 quốc gia khoẻ mạnh, cường tráng.
Tuy sự việc được nêu lên cùng lối hành văn đều lan man, rời rạc nhưng tất cả đều bộc lộ ý chán ghét tình trạng đương thời, biểu hiện ý bất bình 1 cách vô thức. Tình hình tựa như 1 người mắc bệnh đã lâu, biết đau, than đau nhưng lại không thể giải thích rõ ràng về bệnh tình của mình.
Những người xưng là quân tử ẩn cư ngày thường luôn miệng bất bình, song khi được thăng quan tiến chức thì ngay lập tức thay đổi lời ăn tiếng nói, không còn ca thán bất bình nữa. Những kẻ hôm nay còn theo thuyết bảo hoàng, mới nhận được lương bổng thì ngay hôm sau đã trở thành người ủng hộ Mạc phủ. Nhiều người mới hôm qua còn là nhà Nho thanh bần ở trong làng nhưng khi được chính thức tuyển dụng làm việc công thì hôm nay đã trở mặt vênh vang, tự đắc.
Từ xa xưa, dân thường không liên quan đến chính trị quốc gia và trong thời kỳ đang kể dĩ nhiên là họ cũng không liên quan, vì vậy cái gọi là “công luận” ở đây hẳn là xuất phát từ trong số 5 triệu quý tộc - võ sĩ. Và chắc chắn trong số 5 triệu người này thì những người thích cải cách cũng rất ít ỏi.
Những người thích cải cách không ai khác hơn là những người có địa vị thấp trong phiên trấn hoặc có địa vị cao nhưng bất mãn vì không làm được những điều mình muốn, hoặc là những thư sinh nghèo không tài sản, không địa vị, tham gia cải cách nếu không được lợi thì cũng chẳng có gì để mất.
Tập quán lâu ngày trở thành bản tính thứ 2, không biết từ lúc nào dẫn dắt tiến trình của mọi việc. Bởi chế độ nghị viện ở các nước phương Tây cũng là do tập quán từ hàng trăm năm nay, trải qua nhiều đời mà biến thành phong tục, nên ai cũng nghiễm nhiên được thừa hưởng và dân chúng tự nhiên dựa vào đó mà điều chỉnh hoạt động của họ.
Việc này cũng có thể ví như 1 đất nước mà không có ngân hàng, và người dân ai cũng phải cất giữ tiền của mình ở nhà. Dòng tiền không lưu hành bên ngoài mà bị đình trệ, nên quốc gia không có nguồn lực để thực hiện những kế hoạch lớn. Nhìn vào từng hộ dân thì cũng thấy cả đống tiền, nhưng tất thảy đều nằm chết cứng ở đó và không mang lại lợi lộc gì cho quốc gia hết. Quan điểm của nhân dân cũng thế. Hỏi riêng từng người thì ai cũng sẽ có ý kiến, nhưng các ý kiến đều bị chia nhỏ manh mún thành hàng chục triệu thứ khác nhau. Không có cách đúc kết, tập trung lại thì rốt cuộc chúng chẳng có tác dụng gì cho toàn bộ đất nước.
Từ góc độ của giới võ sĩ, quý tộc thì chế độ bổng lộc là do “phúc ấm” tổ tiên để lại, là tài sản của gia tộc.
Kẻ sống trong nhà mà lãnh đạm thì ra ngoài cũng lãnh đạm, người ở trong nhà mà ngu độn thì ra ngoài không thể nào hoạt bát, lanh lợi cho được.
“Đức” là đạo đức, phương Tây dùng từ “moral.” Moral nghĩa là đức hạnh, là sự thoải mái trong tâm hồn 1 người, không làm việc gì để phải xấu hổ với bất kỳ ai.
“Trí” là trí tuệ, là tri thức, phương Tây dùng từ “intellect.” Đó là hoạt động tư duy, lý giải và thấu hiểu sự việc.
Dù có trí tuệ vẫn không bằng nắm được thời cơ; dù có nông cụ cũng không bằng đúng mùa vụ.
Không phải chỉ có ở NB người ta mới lấy đức hạnh cá nhân làm trung tâm để giáo hoá dân chúng trong giai đoạn sơ khai mà ở các quốc gia khác cũng thế. Khi dân trí còn chưa phát triển, và dân chúng còn chưa tiến hoá hơn bao nhiêu so với trạng thái man dã, thì họ sẽ bận tâm với việc chế ngự những hành vi tàn bạo, hoang dã, làm dịu nội tâm, thu lượm những tình cảm nhân văn, mà không có chỗ cho những suy nghĩ về các quan hệ phức tạp khác trong xã hội.
Không tham lam, chính trực là đức hạnh nhưng vì sợ bị người phê phán, tránh tiếng xấu lan truyền ngoài xã hội nên cố gắng để làm ra vẻ không tham lam, chính trực thì không thể nói đó là không tham lam, chính trực thực sự được. Tiếng xấu, phê phán là những thứ bên ngoài. Những thứ bị bên ngoài tác động làm thay đổi thì không thể gọi là đức hạnh. Có thể nói đức hạnh là thứ hoàn toàn không liên quan đến những sự tình bên ngoài, không màng đến bình phẩm của xã hội; quyền uy không thể khuất phục, sự nghèo đói không thể làm suy chuyển, là thứ tồn tại kiên định bên trong tâm hồn con người.
Trí tuệ thì khác. Trí tuệ tiếp xúc với thứ ở bên ngoài và cân nhắc lợi-hại, được-mất của thứ đó. Khi làm 1 việc gì mà không suôn sẻ thì người ta thử làm cách khác. Việc đối với mình là tiện lợi nhưng nếu tất cả mọi người bảo đó là bất tiện thì sẽ thay đổi. Cách đang làm đã tiện lợi rồi nhưng nếu có cách tiện lợi hơn thì người ta sẽ chuyển sang cách mới. Trí tuệ tiếp xúc với sự vật bên ngoài, thích nghi hoàn cảnh rồi vận dụng linh hoạt, hoàn toàn ngược với đức hạnh, nó có tác dụng bên ngoài.
- Không được thờ phượng thần thánh nào khác ngoài Chúa Trời.
- Không được sùng bái ngẫu tượng.
- Không được kêu tên Chúa Trời vô cớ.
- Phải giữ “ngày thờ phượng Chúa.”
- Thảo kính cha mẹ.
- Không được giết người.
- Không được gian dâm.
- Không được trộm cắp.
- Không được nói dối.
- Không được tham muốn của cải thuộc về người khác.
Ngoài 10 điều răn kể trên, dưới đây xét thêm “Ngũ luân” của Khổng Tử:
- “Phụ tử hữu thân,” cha con có tình thân yêu nhau.
- “Quân thần hữu nghĩa,” giữa vua và bề tôi phải giữ đạo nghĩa, không được làm những việc không thành thực.
- “Phu phụ hữu biệt,” vợ chồng có sự chừng mực, không quá trớn thành khó coi.
- “Trưởng ấu hữu tự,” người trẻ phải biết nhường, kính người trên.
- “Bằng hữu hữu tín,” bạn bè không làm những việc dối trá với nhau.
Trong thế giới của đức hạnh, các thánh nhân như thể có “độc quyền bán,” người đời sau chỉ có thể vào làm dịch vụ kho vận chứ không thể làm gì khác. Đây cũng là lý do không có thêm thánh nhân nào sau Jesus Christ, Khổng Tử. Như vậy, trong các đời sau, đức hạnh không tiến bộ. Tính chất của đức hạnh thời xưa và thời nay không khác nhau.
Trí tuệ thì không như thế, người xưa biết 1 thì người nay biết 100. Những truyện người xưa e sợ thì người nay xem thường.
Không thể mang đạo đức ra giảng dạy như 1 môn học có hình thức cụ thể. Ngay cả dạy rồi thì người học xong có thực sự sở đắc được hay không còn tuỳ vào quyết tâm của người ấy.
Loại ngụy quân tử tệ hại nhất không chỉ nghe hiểu ý nghĩa của đạo đức mà còn rao giảng về đạo đức hoặc chú giải kinh sách hoặc bàn luận về tôn giáo, đạo trời. Những lý lẽ này có vẻ rất đáng tin cậy. Nếu chỉ đọc những trứ tác của họ, ta có thể nghĩ là đời vừa có thêm 1 thánh nhân. Nhưng nếu quan sát ký hành vi của những nhân vật ấy thì ta thấy lời nói khác xa việc làm đến mức kinh ngạc, và không khỏi thấy tức cười trước sự ngu xuẩn nông cạn của họ.
Có hình thức để dạy được thì cũng sẽ có hình thức trong quy tắc và tiêu chuẩn kiểm nghiệm. Theo đó, khi truyền dạy tri thức cho ai đó xong nhưng còn chưa yên tâm về việc người đó có thể vận dụng tốt trong thực tế hay chưa thì có thể cho làm thử. Tóm lại, việc gì cũng có thể dùng các sự vật cụ thể, hữu hình để truyền dạy.
Trí tuệ là thứ không thể nguỵ trang bề ngoài để lừa gạt người khác. Người không có đạo đức có thể vờ là mình có đạo đức nhưng người ngu dốt thì không thể bắt chước người thông thái cho được.
Việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước, Adam Smith đề xướng học thuyết về kinh tế học không phải là kết quả của việc ngồi yên 1 mình rồi đột nhiên khai ngộ mà đó là thành quả đạt được qua quá trình tích luỹ từ nhiều năm tháng nghiên cứu kiến thức hữu hình. Đạt Ma Đại Sư có ngồi quay mặt vào tường 90 năm đi nữa cũng không thể nào phát minh ra động cơ hơi nước và điện tín.
Trí tuệ tiến bộ nhờ việc học. Trí tuệ đã tiến bộ sau khi học được thì không thụt lùi. Đạo đức rất khó giảng dạy, khó học tập và đạo đức tiến bộ hay thụt lùi phụ thuộc rất nhiều vào tâm thế của từng cá nhân.
Cuộc đời 1 người xấu tốt đan xen lẫn lộn nhưng lấy bình quân thì tốt hẳn là nhiều hơn xấu. Chính nhờ đó mà văn minh xã hội dần dần tiến bộ.
Đây không phải là việc chọn thứ cần và bỏ thứ không cần mà là cần cả 2 nhưng phải đưa ra được thứ tự ưu tiên.
Về trí tuệ thì sự tình hoàn toàn khác. Nếu so trí tuệ của người NB với trí tuệ của người phương Tây thì về học vấn, kỹ thuật, thương mại, công nghiệp, từ việc lớn nhất đến việc nhỏ nhất, từ 1 đến 100, 1000… người NB chẳng có chỗ nào ưu việt hơn người phương Tây. Chẳng có hạng mục nào mà chúng ta có thể so sánh được với người phương Tây, và thậm chí còn chẳng có ai dám nghĩ đến chuyện so sánh với họ nữa.
Lý do khiến Tin Lành thịnh hành hơn nằm ở việc nhánh này thay đổi nghi lễ cho đơn giản hơn, bỏ những chỗ mê tín, đáp ứng cảm quan thời đại, hợp với tiến bộ tri thức. Nói nôm na, Công giáo La Mã đặc quánh và luộm thuộm, Tin Lành nhẹ và linh hoạt.
Tất cả đều tự xưng mình là “chính,” gán cho đối phương là “gian.” Hai phe đều làm điều trung nghĩa, nếu xét trên góc độ cá nhân, đa phần họ đều là những người trung thực. Cứ nhìn thái độ không nao núng của họ trước cái chết thì cũng rõ đây không phải là những nguỵ quân tử. Thế nhưng, trong thời cận đại, nếu xét về việc tàn sát người vô tội vì ý kiến trái chiều thì ở phiên Mito là nhiều nhất. Đây cũng là 1 ví dụ về việc người thiện làm việc ác.
Nghe nói đến phong phạm của Bá Di, người hèn lập chí.
Phần lớn trường hợp khi người ta nói “thời cơ đã đến” thì thời cơ thực sự đã qua mất rồi. Như nói “đến bữa” có nghĩa là đến lúc ăn cơm, còn thời gian nấu cơm nhất định phải là trước lúc “đến bữa.”
Nhân dân dù có bị sưu cao thuế nặng, hay đột nhiên được miễn thuế vài năm cũng không biết lý do. Họ chỉ biết khi bị áp thuế cao thì coi là thiên tai mà kinh sợ, khi thuế được giảm nhẹ thì cho là phúc trời mà vui sướng.
Chúng ta nhìn cảnh tượng ấy thì thấy thiên hạ giống như 1 gia đình, hoặc như 1 lớp học vậy, còn quân chủ thì như cha mẹ hay thầy giáo. Bậc quân chủ có ân uy không thể dò đoán, 1 mình kiêm cả 3 vai, cha mẹ, thầy giáo lẫn quỷ thần.
Nếu bậc quân chủ chế ngự được ham muốn riêng mà thực hành việc đức việc nghĩa 1 cách công bình, vô tư, cho dù trí tuệ có thiếu sót chăng nữa thì ông ta sẽ vẫn được tôn vinh là bậc minh quân nhân từ. Đây chính là “thái bình thuở mông muội.”
Xem cổ thư của NB hay TQ, cả kinh thư lẫn sách lịch sử, khi giảng “đạo” mà bình về phẩm hạnh con người, tất cả đều lấy “đức” làm tiêu chuẩn. “Nhân hay bất nhân,” “hiếu hay bất hiếu,” “trung hay bất trung,” “nghĩa hay bất nghĩa,” thảy đều là những cách so sánh vô cùng áp đặt.
Quan sát văn minh phương Tây ngày nay chúng ta sẽ thấy hầu như bất cứ thứ gì nằm ngoài cơ thể, hễ là đối tượng mà 5 giác quan cảm nhận được thì họ đều điều tra, nghiên cứu tính chất, hoạt động cũng như nguyên lý của hoạt động ấy. Nếu phát hiện được đặc điểm có ích thì họ bằng mọi cách sẽ tận dụng, mà đặc điểm có hại thì họ sẽ bằng mọi cách loại trừ. Phương Tây đang tiến hành tất cả những gì mà năng lực con người hiện tại có thể tác động được.
Một khi đã kiểm soát và điều khiển được tự nhiên rồi thì có lý do gì để sợ hãi hay sùng bái nó nữa. Kẻ nào còn tế núi, vái sông nữa? Với những con người văn minh, toàn thể sông, núi, đầm lầy, đại dương, mưa gió, mặt trời, mặt trăng đều là nô lệ mà thôi.
Con người đã biết thuần phục sức mạnh của tự nhiên và có thể khiến nó tuân theo mình điều khiển, vậy hà cớ gì mà chúng ta phải sợ và tuân theo sức mạnh của 1 ai đó, trở thành con rối trong tay họ? Khi trí lực của dân chúng đã phát triển thì sẽ không có chuyện bỏ qua những hành động của ai đó mà không truy tìm nguyên nhân đằng sau của chúng. Họ nhận ra rằng lời của bậc thánh nhân hay hiền giả cũng không phải trăm phần trăm đáng tin cậy, giáo lý trong kinh điển cũng không phải là hoàn toàn không có chỗ đáng ngờ, xã hội lý tưởng của những bậc minh quân trong truyền thuyết như Nghiêu-Thuấn cũng chẳng đáng để ngưỡng vọng, hành động của bậc trung thần nghĩa sĩ cũng không phải lúc nào cũng đúng. Hiểu được những điều này, tự nhiên tâm hồn ta sẽ rộng mở, tựa hồ như trong trời đất không còn thứ gì có thể cản trở sự tự do của tinh thần ta được nữa.
Nói 1 cách đơn giản, trong gia đình thì không hề tồn tại ham muốn bảo vệ những gì mình sở hữu, hay giữ gìn thể diện, hay suy nghĩ ham sống sợ chết. Vì vậy trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, không cần quy tắc hay cam kết. Hơn nữa, mưu trí hay sách lược có muốn cũng không có chỗ để dùng. Trí tuệ chỉ còn hữu dùng ở chỗ quản lý việc nhà. Quan hệ của 1 gia đình tạo được vẻ đẹp kỳ diệu chỉ dựa vào nền tảng đạo đức.
Họ hàng mà xa nhau 1 chút thì mối quan hệ cũng khác đi ít nhiều. Anh chị em ruột thì xa hơn vợ chồng con cái, chú cháu thì xa hơn anh em ruột, đến anh em họ thì đã bắt đầu thành người dưng.
Thuở ban đầu, khi số lượng vua và tôi còn ít, như Hojo Soun và 6 thuộc hạ chống kiếm làm gậy tiến về phía Đông, chắc hẳn tình cảm giữa họ rất sâu nặng, còn thân thiết hơn cả cha con anh em. Thế nhưng khi đã chiếm được 1 vùng trong tay, nhân số thủ hạ gia tăng, đến khi địa vị của quân vương bắt đầu truyền cho con cháu đời sau, quan hệ vua tôi chắc chắn không thể như những buổi ban đầu kia được nữa. Đến lúc này thì cả vua cả tôi đều chỉ truyền miệng cho nhau về tấm gương cha ông khi xưa mà thôi. Quân vương muốn mượn sức của quần thần để bảo vệ gia tộc mình. Quần thần thì tôn sùng hệ thống vương tộc và tình nguyện làm nô bộc, kết hợp lại hình thành nên 1 dạng phe cánh. Một khi xảy ra sự biến, thì dốc sức bảo vệ bậc hoàng thất, đồng thời giành được lợi ích cho bản thân. Cũng có lẽ vì đặc điểm của thời đại này chính là trong 1 đời có thể làm rạng rỡ công danh bản thân, nên ai cũng sẵn sàng tan xương nát thịt mà dấn thân.
Hơn nữa nếu mô hình này càng được nhân rộng và triển khai trong thời gian dài, chắc chắn những kẻ bần cùng sẽ trở nên quen với việc được nhận mà không thấy đáng quý nữa. Chẳng những thế, người ta còn cho rằng việc nhận trợ giúp là đương nhiên, và khi những thứ được cho bị ít đi thì còn quay ra oán giận người giúp đỡ. Đến đây thì không khác gì bỏ tiền ra mua thù rước oán về cho mình. Kết cục, người ta chấp nhận rằng khi cho ai đó thứ gì, không còn cách nào khác ngoài việc phải nắm rõ tình cảnh và nhân cách của phía được nhận và tiếp xúc trực tiếp với người đó, và chỉ cho tặng 1 cách riêng tư. Đây lại là bằng chứng cho thấy không thể áp dụng đạo đức đối với 1 quy mô lớn như toàn xã hội được.
Phạm vi mà đạo đức có thể phát huy đầy đủ chỉ giới hạn trong gia đình mà thôi. Vượt ra ngoài phạm vi đó lập tức đạo đức sẽ mất đi sức mạnh của mình.
Vốn dĩ đạo đức chỉ có thể thực hiện ở nơi có tình cảm, ở nơi nào có quy tắc thì khó áp dụng hơn. Hiệu năng của quy tắc nhìn qua thì tương tự hiệu năng của tình cảm, nhưng cách tác động thì khác nhau. Không những thế, 2 khái niệm này tương phản nhau và không thể hợp được. Ngoài ra, trong quy tắc còn có 2 chủng loại: quy tắc để thiết lập trật tự cho sự việc và quy tắc để đề phòng cái xấu xảy ra. Vi phạm quy tắc thuộc loại đầu tiên gọi là bất cẩn, vi phạm loại thứ 2 thì do cái tâm bất lương.
Cả 2 đối trọng được đưa ra, như ngàn lượng vàng và 10 năm tù, hay trăm lượng tiền phạt với 10 ngày trễ hẹn, bằng cách này quy tắc hướng cá nhân lựa chọn cái có lợi cho bản thân hơn. Ở đây tinh thần đạo đức hoàn toàn không tồn tại. Tình huống mà quy tắc đặt ra không khác gì cảnh đặt đồ ăn trước mặt đám chó mèo đang đói, đồng thời vung gậy hám doạ chúng “hễ ăn là đánh.”
Như vậy, tâm tính con người là thứ ti tiện, và quy tắc là thứ vô tình. Nhìn qua những biểu hiện bên ngoài đó thì thấy tình hình thật đáng báo động. Tuy nhiên nếu khảo sát thêm 1 bước, nhìn ra nguyên nhân tạo ra quy tắc và tác dụng của nó, thì phải nói rằng chẳng những đây không hề là điều bất thường, mà còn là trạng thái tốt nhất có thể trong thế giới hiện nay.
Khi công việc trở nên nhiều và phức tạp, thì quy tắc cũng theo đó mà tăng lên. Có điều, khi dân trí tiến bộ thì đồng thời những thủ đoạn phá vỡ quy tắc cũng sẽ tinh vi hơn, và để ngăn chặn những thủ đoạn này thì luật pháp lại càng phải chặt chẽ chi tiết.
Người phương Tây buôn bán trên phạm vi rộng và nhắm đến lợi ích to lớn lâu dài, nên nếu không giao dịch thành thực thì sẽ gây bất lợi về sau. Để con đường đi đến lợi nhuận của bản thân không bị chặn lại, người ta bất đắc dĩ phải nói không với gian lận. Đó không phải sự thành thực đến từ trái tim, mà là dựa trên những tính toán hơn thiệt. Nói cách khác, người NB tham lam trên phạm vi nhỏ, còn người phương Tây tham lam trên phạm vi lớn.
Thời gian đầu, những nhóm thị dân này ắt hẳn không có nhiều quyền lực. Các lãnh chúa vốn không quên quá khứ cướp đoạt bằng vũ lực của mình, nhưng khi thời đại đổi thay, họ đã không còn đủ lực lượng để đi xa chinh phạt. Muốn cướp đoạt, thì đối tượng chỉ còn là những thị dân sống ngay bên cạnh. Với tầng lớp thị dân, giai cấp quý tộc phong kiến vừa là khách hàng mua thương phẩm, vừa là những kẻ có lúc sẽ đến cướp đoạt họ như phường thảo khấu. Vì vậy họ không chỉ đối xử với quý tộc như khách hàng, mà còn phải đề phòng, sẵn sàng cho những khi bị ức hiếp. Người ta hô hào mở rộng tổng hội của thị dân, cam kết không phản bội nhau, bầu ra 1 số người làm đại biểu và trao quyền xây dựng quân đội cho những đại biểu ấy. Đại biểu của thị dân có thể sử dụng quyền lực của mình 1 cách chuyên chế, hầu như không khác chế độ quân chủ độc tài. Điểm khác biệt là thị dân có quyền lựa chọn người khác để thay thế cho đại biểu cũ.
Những đo thị do các thị dân độc lập tập hợp lại mà thành được gọi là “free city”.
Sức mạnh võ nghệ đã được thay bằng sự giảo hoạt, vũ lực được thay bằng mưu mẹo. Kẻ dùng lời nói để mê hoặc, chiêu dụ, để thao túng sách lược, có thể bị đánh giá là tiểu nhân. Tuy vậy cái mục đích được hướng đến ở đây có phần xa hơn lớn hơn, và không thể không nhận thấy ông ta đã coi trọng cách thức văn minh hơn vũ lực.
Trong nền văn minh, tự do được hình thành không phải dựa trên việc triệt tiêu tự do của người khác. Tự do chỉ có thể được xác lập trên cơ sở công nhận quyền lợi của từng cá nhân, cho mỗi người được theo đuổi lợi ích của mình, chấp nhận mọi luồng ý kiến, để mỗi người được phát huy khả năng của bản thân, và cân bằng được tất cả những yếu tố này. Hoặc có thể nói, tự do chỉ có thể được sinh ra khi tự do bị hạn chế.
Nói chung, quyền lực mà con người nắm giữ không thể là thứ hoàn toàn thánh thiện. Và nói chung, trong quyền lực luôn có khuynh hướng tồn tại mầm mống của cái xấu, cái ác tự nhiên. Có lúc quyền lực bị lạm dụng bởi sự hèn nhát của người có quyền, có lúc nó lại được dùng để phương hại đến người khác, do sự hung hăng của kẻ nắm quyền. Tôi gọi điều này là “tai hoạ do mất cân bằng.” Khi so sánh nền văn minh của NB với văn minh phương Tây, có thể thấy điểm khác biệt lớn nhất nằm ở sự “mất cân bằng quyền lực” này.
Trước hết việc lạm dụng quyền lực thường xảy ra ở người nắm quyền, và 1 khi quyền lực đã rơi vào tay ai đó ở trong chính phủ thì khuynh hướng người ấy bị quyền lực làm cho mù quáng và lạm dụng nó càng rõ ràng. Mặt khác thực tế cũng cho thấy, chính quyền sẽ có xu hướng thiếu hiệu quả nếu không có tính chuyên chế trong việc nắm chắc mọi quyền lực.
Võ lực, mưu lược, học thuật hay tôn giáo đều ở phía kẻ cai trị, và nhóm kẻ cai trị đó dựa vào nhau để gia tăng quyền lực của mình. Tài năng và của cải đều tập trung vào đây. Vinh quang và sỉ nhục, danh dự và minh triết cũng đều ở đây. Tất cả đều ở thượng lưu, và chi phối nhân dân ở dưới hạ lưu. Những sự yên-loạn, hưng-vong hay tiến bộ của văn minh, tất thảy chỉ liên quan đến kẻ cai trị, và những người bị trị thì chỉ xem chúng bàng quan như việc xảy ra bên đường.
Bên cạnh đó, có rất nhiều Thiên hoàng quy y Phật giáo, hay thân vương (hoàng thân) trở thành sư tăng. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến quyền lực thế tục ảnh hưởng đến tôn giáo.
Từ cổ chí kim những ngôi chùa lớn ở NB, hoặc là theo ý nguyện của Thiên hoàng - Hoàng hậu, hặc do tướng quân hay kẻ có quyền thế xây nên. Một cách khái quát thì phải gọi những ngôi chùa này là “Ngự dụng tự” (tức chùa cho kẻ bề trên dùng).
Trong mấy trăm năm chiến loạn, sự học được giao phó hoàn toàn cho tăng lữ, và đối với học thuật thì phải nói đây thật là chuyện nhục nhã.
Không phải không có các học giả nổi tiếng, cũng không phải không có những tác phẩm xuất chúng. Nhưng học giả nào cũng là thuộc hạ của 1 kẻ quyền thế, và mọi trước tác này đều là do nhà nước phát hành.
Nho giáo và Phật giáo đã có những đóng góp riêng cho nền văn minh của nước Nhật ta cho đến ngày nay, nhưng cả 2 đều không tránh khỏi nhược điểm là bám víu và lý tưởng hoá những điều xưa cũ. Vai trò cơ bản của tôn giáo là tôn thờ những điều răn dạy và tâm tính con người, và vì những điều răn ấy không thay đổi, nên cũng hợp lý khi Phật giáo hay Thần đạo vẫn kể những chuyện xưa của trăm, ngàn năm trước để thuyết giảng cho người đời nay.
Con đường của Hán Nho khởi từ Nghiêu, Thuấn truyền đến Vũ, thang, Văn, Võ, Chu Công, Khổng Tử, rồi từ sau đó trở đi không còn nghe thấy có thánh nhân nào xuất hiện ở cả TQ lẫn NB. Từ Mạnh Tử trở đi, những nhà Tống Nho bên TQ, hay những đại học giả, đại Nho giả ở NB vẫn có thể lên mặt với hậu thế, nhưng đối với bậc cổ thảnh từ Khổng Tử trở lên thì chắc họ không dám có 1 lời nào. Họ chỉ biết thở dài cam chịu, rằng dù cố gắng mấy cũng không sánh bằng tầm vóc của cổ nhân.
Việc Nho học giáo hoá người Nhật ngày xưa cũng như chuyện đưa 1 cô gái nhà quê vào cung hầu hạ quân vương. Khi cô ta làm việc nơi quyền quý thì có thể rèn giũa cả thái độ lẫn cách ứng xử, cả khả năng lẫn đầu óc cũng tự nhiên trở nên phát triển, tinh tế hơn hẳn; tuy nhiên, sức sống sôi nổi của cô ta lại dần dần mất đi, và trở thành 1 quý phu nhân vô dụng ngay cả trong chuyện nhà cửa.
Còn người Nhật chúng ta từ khi lập quốc đã bị nguyên tắc bất bình đẳng về quyền lực chế ngự, khi tiếp xúc với người khác thì bất kể đối phương giàu hay nghèo, mạnh hay yếu, có đầu óc hay ngu muội, ta hoàn toàn chỉ nhìn vào địa vị xã hội của họ mà chọn thái độ sợ hãi hoặc khinh miệt. Ở đây không có chút tinh thần độc lập nào. So sánh người mang tinh thần tự do của phương Tây với những người Nhật chỉ biết bám chặt vào chỗ đứng của mình, mới thấy sự khác nhau 1 trời 1 vực thế nào.
Thương mại cũng thế, vốn là việc các bên trao đổi qua lại sản vật cần thiết với nhau, nên gốc rễ là 1 nghề quang minh chính đại nhất.
Trước hết, người ngoại quốc đến nước NB ta vì mục đích thương mại. Tuy vậy, nhìn vào bức tranh thương mại hiện nay giữa nước ta và ngoại quốc, có thể thấy các nước phương Tây là các quốc gia chế tạo hàng hoá, còn nước ta là quốc gia sản xuất nguyên liệu.
Vào thời Napoleon I của Pháp, nước Phổ chiến bại trước Pháp, và phải chịu nỗi nhục nhã chưa bao giờ trải qua. Người nước Phổ ôm mối căm hờn đó và không quên ý chí phục thù. Vì vậy họ xốc dậy quốc dân, ở nhà thờ hay những nơi tập trung đông người trong nước, họ cho treo những bức hoạ đóng khung miêu tả tình cảnh đại bại, chịu sỉ nhục của đồng bào năm trước, cho thấy nó đau thương, đáng căm phẫn như thế nào. Cứ như thế nước Phổ không ngừng kích động nhân tâm, thống nhất tâm tình quốc dân để mưu cầu sự phụ thù.