Nhưng điểm đặc sắc nhất vẫn là tư duy Lão - Trang qua đường Độc Cô cửu kiếm. Phong Thanh Dương đã dạy cho LHX “dĩ vô chiêu thắng hữu chiêu.” Trong kiếm thế hữu chiêu, vì có chiêu thức cho nên phát ra được chiêu thức ấy, con người phải có bộ vị, ni tấc. Và quan điểm của PTD là nên đánh ngay vào thời điểm chu ẩn bộ vị, ni tấc đó. Kiếm phải phát theo ý và người kiếm sĩ phát triển kiếm ý chứ không sử dụng kiếm chiêu. Nói cách khác, người sử kiếm chứ không phải kiếm sử người và cần 1 phong thái ung dung, liên tục như nước chảy mây trôi trong khi giao đấu với địch thủ.
TNGH lặng lẽ dắt người đọc đi vào cuộc hành trình tìm về những suối nguồn tư tưởng của phương Đông, 1 phương Đông lãng mạn bay bổng. TNGH có cái u uẩn, trầm mặc đầy suy niệm của những ngôi chùa, những đạo quan, những rừng tùng bách, bóng trăng sáng trên Trường Giang, cơn mưa tuyết mùa đông trên Ngọc Nữ phong. Tác phẩm còn là sự tập hợp của nhiều kiến thức về y học, dược học, địa lý học, tử u học, giải phẫu học, võ học, xã hội học.
Đó là 3 dạng tình yêu trên đời: 1 tình yêu không nói thành lời do sự mâu thuẫn giữa tôn giáo và thế tục, 1 tình yêu thực dụng vì sự hào nhoáng bề ngoài mà không thấy được rõ bản chất bên trong, 1 tình yêu chân chính vì khám phá được chất ngọc bên trong mà không cần chú ý đến dáng vẻ bên ngoài ốm o tàn tạ. Kim Dung không lên gân bình luận, phê phán; ông chỉ tường thuật và chúng ta hiểu.