Độc Cô Cầu Bại thì ngửa mặt lên trời thấy mình vô đối, lên núi tập luyện và đã đạt tới mức “kiếm khí giết người”, võ công có thể rất cao nhưng vẫn còn tính ganh đua, vẫn nghĩ võ thuật là để xưng bá thiên hạ, vẫn còn “sát khí” trong khi giao tranh.

Chỉ có Trương Tam Phong là thực sự không còn coi võ học là thứ để ganh đua, để tranh giành “thiên hạ đệ nhất”, và ông còn sáng tạo ra những môn võ công của riêng mình. Môn võ công lấy nhu thắng cương có lẽ là điều độc nhất vô nhị trong võ học.

Thừa nhận Trương Tam Phong là mạnh nhất, Kim Dung có lẽ muốn nhắn nhủ cho các fan của ông rằng, võ học tinh hoa nhất là lấy tĩnh chế động, lấy nhu chế cương, và những người giỏi nhất là những người không quan trọng rằng… ai là người giỏi nhất.


Cậu bé Dương Quá sôi nổi nhiệt tình ấy đã khuấy động chốn Cổ Mộ âm u lạnh lẽo, khuấy động cả cõi lòng tịch mịch của Tiểu Long Nữ. Có Dương Quá, nàng không còn tĩnh tâm được nữa. Cô bắt đầu thầm nghĩ đến thế giới rộng lớn và náo nhiệt bên ngoài, thở dài với môn quy khiến suốt đời ở trong Cổ Mộ.


Sau bốn mươi tuổi, không mang binh khí, Thảo mộc trúc thạch đều có thể dùng làm kiếm.


Nguyên lý chung của Độc cô cửu kiếm là “con người là sống, chiêu số là chết, bất kỳ chiêu số nào hình thành, thì dù cao thâm đến đâu cũng có sơ hở, muốn đánh bại chỉ cần tấn công vào chỗ sơ hở đó.” Người sử dụng kiếm không có chiêu số sẽ không có sơ hở, phải biết sử dụng kiếm biến hoá, linh hoạt như nước chảy mây bay, tiện thế nào dùng như thế, không bị ép vào khuôn phép. Độc cô cửu kiếm không có phòng thủ, mà dùng chính tấn công làm phòng thủ. Triết lý của độc cô cửu kiếm chính là sự linh hoạt, không ép mình vào những quy tắc cứng nhắc, dựa trên các triết lý của triết học Lão giáo, dạy con người sống linh hoạt theo các quy luật của thiên nhiên.


Nhậm Ngã Hành cùng Tả Lãnh Thiền, Nhạc Bất Quần tượng trưng cho những người có hùng tâm thâu tóm thiên hạ vào tay, nhưng ba người có những cách hành động khác nhau. Nhạc Bất Quần thì giả mặt quân tử để được lòng giới võ lâm, trong khi sử hết các chiêu gian xảo để triệt hạ từng người. Tả Lãnh Thiền cũng như vậy nhưng mưu trí thua xa Nhạc Bất Quần.

Còn Nhậm Ngã Hành thì cơ mưu thâm trầm, lạnh lùng theo bản ý hành động, không sợ trời, không sợ đất.

Nhưng cuối cùng thì cả ba người đều chết nhưng có lẽ Nhậm Ngã Hành không bị ghê tởm như hai người kia, vì sống thật với bản chất. Họ là phương tiện để Kim Dung nâng cao kịch tính nhưng cũng là để đề cao triết lý Lão - Trang, phê phán chí bá vương.


Bản phái võ công cũng chẳng khác, yếu quyết đầu tiên là tích súc nội lực. Nội lực đầy đủ rồi, võ công trong thiên hạ ta đều dùng được, khác gì biển bắc, thuyền lớn thuyền nhỏ đều chở được, cá lớn cá nhỏ đều dung được. Cho nên nội lực là gốc, chiêu số là ngọn.


Hoàng Dược Sư vốn rất ghét những người ngốc nghếch và chậm chạp. Nhưng đối với Cô Ngốc, Hoàng Dược Sư không chỉ thi nạp làm đồ đệ mà còn truyền thụ hết mọi võ công của mình cho cô.


Hấp tinh đại pháp tuy là hút nội lực của đối phương vào bản thân, nhưng những luồng chân khí đó không cùng nguồn gốc, không thể dung hoà với nhau, ngược lại còn xung đột lẫn nhau trong kỳ kinh bát mạch. Mỗi lần phát tác đều khiến cho người luyện đau đớn khổ sở như bị tẩu hoả nhập ma. Lần sau càng nghiêm trọng hơn lần trước.


Kim Dung đã từng nói: “Nhân vật và sự kiện lịch sử phải đặt vào trong hoàn cảnh lịch sử khi đó để xem. Quan điểm chính trị, ý thức xã hội luôn luôn thay đổi nhưng nhân tính lại biến động vô cùng nhỏ”.