Park Chung Hee là người lạnh lùng, có năng lực nhưng rất độc tài và chuyên chế. Chế độ độc tài dưới Park được gọi là chế độ “Độc tài phát triển” (Developmental Dictatorship), là chế độ chính trị xác lập nhằm đảm bảo sự ổn định chính trị để tiến hành thành công hiện đại hoá kinh tế.
Bên cạnh giáo dục được xem như quốc sách hàng đầu, có 2 chính sách nổi trội cần kể đến là chương trình Saemaul (phong trào Cộng đồng mới) nhằm canh tân nông thôn và chính sách ưu đãi dành cho các Chaebol nhằm tạo ra những quả đấm thép để phát triển nền công nghiệp HQ. Tuy nhiên, cốt lõi của những thành công của PCH là việc tập trung phát triển tối đa nội lực con người để làm tiền đề cho sự thay đổi về các phương diện khác.
Chính thể dân chủ đại nghị ở HQ đã nhanh chóng lâm vào khủng hoảng và sụp đổ vào đầu những năm 60. Thay vào đó, 1 thiết chế chính trị mới được thành lập — chế độ độc tài. Sự chuyển biến này cũng từng gây nhiều tranh luận khác nhau trong giới nghiên cứu. Nhiều vấn đề đặt ra là: tại sao HQ phải chuyển từ dân chủ sang độc tài? Sự thành lập chế độ độc tài ở HQ có phù hợp với xu thế phát triển của thế giới hay không? Liệu đây có phải là bước “thụt lùi” của lịch sử HQ?
Chế độ độc tài là 1 thể chế chính trị, ra đời khi hoàn cảnh đất nước đang gặp khủng hoảng và vai trò của luật pháp bị suy giảm. Ở đó, quyền quản lý nhà nước tập trung vào tay 1 cá nhân hoặc nhóm cá nhân độc tài mà không bị hạn chế bởi bất kỳ 1 quy định nào. Nhóm cá nhân thống trị thông qua việc sử dụng quân đội làm suy giảm quyền lực của cá nhân hoặc tổ chức chính trị đối lập với nó.
Chế độ độc tài xuất hiện khi nhà nước chưa có 1 thể chế ổn định để tự đảm bảo cho mình bằng sức mạnh duy nhất của hiến pháp. Trong hoàn cảnh mà chúng ta thường gọi là “tình thế cách mạng” — nghĩa là lúc kẻ cai trị không còn khả năng cai trị như cũ và người bị cai trị cũng không chấp nhận bị cai trị như cũ; đồng thời, khả năng đảm bảo ổn định và duy trì trật tự xã hội của nhà nước không còn nữa thì sẽ xuất hiện 1 chế độ mới phù hợp hơn. Lúc đó, chế độ độc tài ra đời nhằm đảm bảo cho luật pháp được thi hành ở mức độ cao nhất (dù là tích cực hay tiêu cực).
Ở HQ những năm 60, nền nông nghiệp cũng lạc hậu với khoảng 70% dân số sống bằng nghề nông. Tình trạng thiếu lương thực diễn ra thường xuyên khiến HQ phải nhập hẩu từ nước ngoài vào. Trong công nghiệp, sự lệ thuộc quá nhiều vào viện trợ bên ngoài đã gây ra tình trạng thiếu vốn, kỹ thuật để đầu tư cho công nghiệp. Những xí nghiệp vừa và nhỏ không thể nào tìm kiếm được nguồn vốn thích hợp nên đành phải phá sản. Tình trạng này làm cho đất nước này càng lầm vào khủng hoảng và phụ thuộc vào nhập khẩu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp và ngày càng giảm sút vào cuối những năm 1950. Năm 1957, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 7.7%. Năm 1958 giảm xuống 5.2% và tiếp tục giảm còn 3.9% năm 1959; 1.9% năm 1960.
Từ năm 1971 đến cuối thập niên 70, quân số quân đội và cảnh sát tăng gần 4 lần, ngân sách quân sự cũng tăng theo tỉ lệ tương ứng. Marcos đã trấn áp tất cả nông dân cùng những đối thủ chính trị của mình. Chính phủ giải giáp tất cả các lực lượng vũ trang nằm trong tay các thế lực tài phiệt, địa chủ hoặc 1 số chính khách nổi tiếng. Nhờ thế, Marcos đã ổn định lại tình hình đất nước và bắt tay vào thực hiện chương trình cải cách kinh tế xã hội mang tên “xã hội mới.”
Trong hoàn cảnh đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn, khủng hoảng thì ý thức về chính trị của nhân dân lại hạn chế. Nhân dân còn mang nặng tư tưởng tôn sùng quyền lực nhà nước và thần thánh hoá các vị lãnh tụ — người đứng đầu nhà nước. Tư tưởng “tôn quân” vẫn tồn tại trong lòng xã hội. Nhân dân chưa ý thức được vai trò của mình đối với nền chính trị quốc gia nên người dân còn thụ động trước các hoạt động chính trị và không muốn những gì làm ảnh hưởng đến cuộc sống thanh bình của mình. Họ mong muốn có 1 vị lãnh đạo sáng suốt, tài năng để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn và nhanh chóng phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Đây cũng là nhân tố quan trọng dẫn đến chế độ độc tài ra đời, tồn tại và phát triển.
Đặc biệt, tình trạng thiết quân luật có thể được công bố bất cứ lúc nào và ở đâu nếu nguyên thủ thấy rằng an nguy quốc gia bị đe doạ. Tất cả những chính sách đó của CP đã tạo ra bầu không khí chính trị ngột ngạt, mất quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đất nước đang khủng hoảng, rối loạn thì những quyền tự do, dân chủ dường như không thật sự cần thiết. Tổng thống Park từng nói: “Đối với những người nghèo, bên bờ vực của sự chết đói thì kinh tế được đặt ưu tiên cao hơn chính trị trong đời sống hàng ngày của họ và việc thực thi dân chủ là điều vô nghĩa.” Do vậy, CP cũng thủ tiêu những quyền tự do ngôn luận, báo chí… và thẳng tay trấn áp những hành động được xem là “chống lại nhà nước” của tất cả các tầng lớp nhân dân và lực lượng đối lập.
Mọi binh sĩ đều phải đọc lời thề: “Đứng trước Thượng đế, tôi xin đưa ra lời thề thiêng liêng là tuân lệnh vô điều kiện Adofl Hitler, lãnh tụ Đế quốc và nhân dân Đức, tư lệnh tối cao quân đội và sẵn sàng làm người dũng cảm hy sinh mạng sống của mình bất kỳ lúc nào để tôn trọng lời thề này.”
Tháng 9/1931, Nhật tiến hành xâm lược Mãn Châu, các hoạt động chống Nhật của người Triều Tiên bị suy giảm. Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) — 1 sĩ quan quân đội Triều Tiên trong quân đội Cộng sản TQ — dẫn khoảng 380 quân sang Siberia lập đội quân mới dưới sự giúp đỡ của LX.
Trước WW2, tại TQ xuất hiện 2 lực lượng chính trị khác nhau: CP lâm thời Triều Tiên của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Thượng Hải và những người theo chủ nghĩa cộng sản ở Bắc TQ.
Ngày 14/9/1945, CP Cộng hoà nhân dân Triều Tiên đã công bố cương lĩnh 7 điểm. Trong đó, quan trọng nhất là mục cải cách ruộng đất, họ kêu gọi tịch thu không bồi thường phần ruộng đất của địa chủ Nhật và của những người bị gọi là kẻ phản quốc thoả hiệp với bọn thực dân để chia cho nông dân canh tác. Phần ruộng không bị tịch thu phải theo tỉ lệ thuê đất mới trên cơ sở 3-7. Như vậy, phần tô phải nộp chiếm 30% vụ mùa. Việc quốc hữu hoá chỉ áp dụng với 1 số ngành công nghiệp chủ yếu như khai khoáng, những nhà máy với quy mô hiện đại, những tuyến đường hoả xa, hàng hải, thông tin liên lạc và ngân hàng… Các doanh thương cùng các ngành công nghiệp vừa và nhỏ sẽ được phép tiếp tục phát triển dưới sự giám sát của nhà nước. Những điều khoản quy định ngày làm 8 giờ, cấm bắt trẻ em lao động và bảo đảm mức lương tối thiểu… chỉ mang tính cải lương, hình thức để gây tiếng vang trước những yêu sách của công nhân Triều Tiên.
Tháng 12/1945, hội nghị Moscow đã chấp nhận kế hoạch đặt Triều Tiên dưới sự uỷ trị của tứ cường là LX, Hoa Kỳ, Anh và TQ. Kế hoạch này đã bị nhân dân Triều Tiên phản kháng kịch liệt. Phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra sôi nổi; các cửa hiệu, công ty đóng cửa, các cuộc biểu tình, tuần hành trên đường phố ngày càng nhiều. Tình trạng này khiến cho quá trình thống nhất Triều Tiên gặp trở ngại nghiêm trọng. Trong tình thế đó, tướng John R. Hodge đã thực hiện chính sách “Hàn hoá nền cai trị quân sự của Hoa Kỳ.”
Tháng 11/1946, Hoa Kỳ thành lập Nghị viện Lập pháp quá độ Nam Triều Tiên (SKILA) với 90 thành viên, trong đó Hoa Kỳ bổ nhiệm 45 thành viên, 45 thành viên còn lại được bầu ra qua những cuộc bầu cử gián tiếp. Như vậy, Nghị viện Lập pháp này do người Hoa Kỳ thành lập và nắm quyền chi phối với 50% đại biểu. Do vậy, số phận của viện này tuỳ thuộc vào thái độ của Hoa Kỳ.
Trong những trường hợp khẩn cấp như thiên tai, địa biến hoặc an ninh quốc gia bị nguy hại… thì Tổng thống có quyền ban hành những mệnh lệnh mang hiệu lệnh của pháp luật nhưng sau đó phải báo lại cho Quốc hội và phải được Quốc hội đồng ý.
Sau chiến tranh Triều Tiên năm 1950-53, tình hình HQ ngày càng thêm nguy khốn. Sự tàn phá của chiến tranh cùng sự chia cắt đất nước làm cho nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng: thủ đô Seoul 4 lần bị chiến tranh tàn phá chỉ còn lại đống tro tàn, chiến tranh phá huỷ 1/4 tài sản đất nước. Thiệt hại vật chất khoảng $3B trong khi GNP chỉ khoảng $1.7B vào năm 1953. Cuộc sống của người Hàn là phải đối mặt với cái ăn, cái mặc thường ngày. Họ không còn tâm trí để lo cho những biến đổi của đất nước, của nền chính trị, xã hội.
Nhìn chung, trong suốt thời gian tồn tại của mình, chính quyền Rhee Sungmin có thể tồn tại được là nhờ sự viện trợ về mọi mặt của Hoa Kỳ.
Nếu xét theo thành phần đại biểu QH, chúng ta thấy tầng lớp địa chủ, quan lại phong kiến và các thành phần cực đoan chiếm 84%. Rõ ràng, với thành phần giai cấp này, chắc chắn tư tưởng phong kiến vẫn còn thống trị. Các đại biểu mong muốn được cai trị như 1 chế độ phong kiến hơn là 1 chính thể dân chủ.
Shaman giáo thờ bách thần vì người Hàn cho rằng, ngoài cuộc sống hiện hữu mà con người có thể cảm nhận được bằng giác quan còn tồn tại hàng vạn các thế lực siêu nhiên như những thánh thần, ma quỷ chi phố đời sống của họ.
Phần lớn các thầy cúng có xuất thân từ tầng lớp thất học, họ không biết chữ và việc hành lễ của họ được quản lý rất lỏng lẻo.
Người Hàn cũng thường thần thánh hoá các lãnh tụ và sùng bái quyền lực NN. Do đó, người Hàn cũng không có tinh thần phản kháng và thường chịu phục tùng hơn là chống lại uy quyền. Họ chỉ mong sao có cuộc sống yên bình. Chính vì thế, đây không phải là “mảnh đất màu mỡ” cho những tư tưởng dân chủ tồn tại và phát triển.
Theo đó, con người được rèn luyện để trở thành nhẫn nại, giản dị, cam chịu và chung thành. Ngày nay, Lão giáo đã cùng hoà nhập với Phật giáo, Khổng giáo… hình thành nên tính cách nhẫn nại, trung thành, kiên trì và dũng cảm, công minh, chính trực, trong sáng của người HQ. Vì vậy, người Hàn không mang trong mình tư tưởng dân chủ, tự do như người Châu Âu. Họ cam chịu trong cuộc sống và trung thành với nhà nước.
Những triết lý của Phật giáo về nỗi bất hạnh, khổ đau của con người và con đường để giải thoát những nỗi đau vẫn còn ảnh hưởng trong tư tưởng người Hàn. Con người được tạo niềm tin vào 1 thế giới khác: cõi niết bàn. Khi mọi linh hồn đều về với cõi niết bàn thì thế giới này sẽ chấm dứt. Tất cả sẽ chìm vào khoảng không vô tận. Cõi đời này chỉ là cuộc sống tạm thời, cõi niết bàn mới là vĩnh hằng. Tính cách của người Hàn cũng mang tư tưởng Phật giáo. Họ ít quan tâm đến những thay đổi của thời cuộc. Họ tỏ ra bàng quan, thờ ơ trước những thay đổi của xã hội và an phận với cuộc sống của mình, chỉ mong sao cuộc sống an lành và mai đây sẽ về cõi niết bàn.
Cùng với những ảnh hưởng của các tôn giáo, tín ngưỡng nói trên, chính sách cai trị hà khắc cùng chính sách ngủ dân của người Nhật cũng đã tác động đến lối tư duy, cách suy nghĩ của người HQ. Người Nhật chỉ cho người Hàn học hết tiểu học và cho họ làm việc ở những vị trí thấp trong các tổ chức. Do đó, họ ít có cơ hội để tích luỹ kinh nghiệm làm nhà lãnh đạo, người quản lý… Chính sách này của người Nhật nhằm nhồi nhét vào đầu người Hàn tư tưởng rằng “người Triều Tiên là những người không nơi nương tựa” và số mệnh đã định là bị người Nhật cai trị.
Cũng chính ảnh hưởng của các tư tưởng tôn giáo trên cùng chính sách cai trị của người Nhật đã tạo ra những người HQ có thái độ ít quan tâm đến những biến đổi của XH. Họ thường mang tư tưởng sùng bái cá nhân và quyền lực NN. Do đó, họ rất cần 1 người có đủ tài năng và đức độ để lãnh đạo. Đây là môi trường lý tưởng cho chế độ phong kiến tồn tại và phát triển chứ không phải môi trường lý tưởng cho chế độ Dân chủ đại nghị.
Một thượng tầng kiến trúc là dân chủ đại nghị nhưng lại được xây dựng trên 1 cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, tư tưởng của chế độ phong kiến nên không thể tồn tại bền vững. Sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ dân chủ kiểu vay mượn này chắc chắn sẽ xảy ra vào 1 thời điểm nào đó.
Tuy nhiên, sự gia tăng của đội ngũ tri thức và lao động có tay nghề cao cũng tạo ra 1 “áp lực chính trị” lớn đối với CP. Khi trình độ dân trí tăng lên, người ta sẽ dễ dàng nhận ra bản chất của nhà cầm quyền và sự chuyên chế trong chính sách cai trị của Rhee. Phong trào của trí thức, học sinh, sinh viên trong năm 1960 là 1 nhân tố quan trọng làm sụp đổ chính quyền của Tổng thống Rhee Sungmin.
Tổng thống Rhee Sungmin tuy được tiếp thu 1 nền giáo dục tiên tiến của Hoa Kỳ nhưng lại hành xử như 1 vị “vua chuyên chế” của phương Đông. Tổng thống Rhee đòi hỏi những kẻ dưới quyền sự phục tùng, tôn sùng và lòng trung thành tuyệt đối.
Mâu thuẫn giữa Tổng thống và QH nảy sinh khi QH bắt đầu đợt thanh tra đặc biệt khắp mọi nơi (đầu 1949). QH bắt bớ và xét xử những người cộng tác với Nhật, 1 việc đánh thẳng vào sự ủng hộ phe hữu của Rhee. Sau đó, QH đã bác bỏ 1 phủ quyết của TT về cuộc cải cách ruộng đất và đòi giải thể toàn bộ nội các. Cuối cùng, Rhee phản đòn. Tháng 10/1949, 16 thành viên QH đã bị tống giam vì vi phạm Luật An ninh quốc gia.
Năm 1950, trước sự thất sủng của QH dành cho TT và nguy cơ không thể tái đắc cử nhiệm kỳ 2, Rhee đã buộc QH sửa đổi lại Hiến pháp 1948. Sau khi công bố Luật giới nghiêm, TT ra lệnh cho cảnh sát bắt hàng chục vị ĐBQH bỏ phiếu chống Rhee trước đó và các cộng sự của họ. Thuộc hạ của Rhee đã lùa họ vào toà nhà QH, khoá kín cửa cho đến khi đạo luật sửa đổi được thông qua. Theo Hiến pháp sửa đổi, TT không phải do QH bầu ra mà do dân cử, bầu trực tiếp bằng phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín. Một lần nữa QH phải chịu khuất phục trước quyền lực của TT. Trong cuộc bầu cử 1952, Rhee đã tái đắc cử nhiệm kỳ 2 với đa số phiếu bầu của các cử tri nông thôn.
Chính phủ Rhee Sungman được thành lập trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn: nghèo tài nguyên, kinh tế lạc hậu, máy móc, thiết bị do Nhật để lại hầu hết nằm ở miền Bắc. Đất đai miền Nam hơn 70% diện tích là đồi núi, khô cằn. Do đó, CP Rhee Sungman phải dựa vào nguồn viện trợ của Hoa Kỳ.
Sự tồn tại tràn lan của hàng hoá viện trợ với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp đã làm cho nền công nghiệp HQ không thể cạnh tranh lại với hàng hoá nước ngoài. Nền kinh tế hướng nội của HQ chưa đủ mạnh để đưa kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
Ngoài ra, sự ưu đãi quá nhiều của CP cho các công ty độc quyền đã dẫn đến sự mất cân đối trong chi tiêu ngân sách. Các công ty độc quyền được dành nhiều vốn hơn, được ưu đãi nhiều hơn trong chính sách… đã chi phối, thao túng nền KT quốc gia. Mặt khác, họ còn câu kết với CP để khống chế lĩnh vực sản xuất và phân phối hàng hoá cơ bản. Hậu quả là sự bất công về KT ngày càng trầm trọng. Những xí nghiệp vừa và nhỏ không thể nào kiếm được nguồn vốn thích hợp nên đành phải phá sản.
Sinh viên là những người có tri thức, là những phần tử thức thời, có thể quên mình cho lý tưởng và dám bộc lỗ nỗi uất ức, thất vọng của mình với CP. Chính vì thế, sinh viên là lực lượng tiên phong trong các cuộc biểu tình chống sự chuyên quyền độc đoán của CP.
Đối với CP, tất cả các thành viên của CP đều hiểu rất rõ sự lạm dụng luật pháp trắng trợn của TT Rhee. Nhưng cũng như Rhee, họ không có cách nào để ổn định tình hình chính trị, xã hội đang rối loạn. Họ bắt đầu gán cho những đối thủ của mình trong QH là Cộng sản và đặt sự hạn chế pháp luật về quyền tự do ngôn luận và lập hội đối với các cá nhân và các nhóm mà họ xem là quá khích.
Xã hội HQ vô cùng thuận lợi cho “chủ nghĩa quyền bính” tồn tại. Quan niệm “quan chức là tầng lớp trên - thượng đẳng và người dân là tầng lớp dưới - hạ đẳng” vẫn tồn tại lâu dài trong xã hội HQ.
Ngay bản thân Rhee cũng là 1 hình ảnh của vị vua chuyên chế vì ông “mau chóng mất kiên nhẫn với bất kỳ ai không đồng ý kiến” và luôn muốn thâu tóm quyền lực về tay của mình.
Uỷ ban cách mạng quân sự tiếp quản CP, công khai luật quân sự và giải tán QH. Ngoài ra, Uỷ ban ban lệnh bãi bỏ quyền tự trị địa phương, cấm tất cả các hoạt động chính trị, cấm các cuộc biểu tình của sinh viên và áp đặt kiểm duyệt báo chí… Những biện pháp cứng rắn nhằm bảo đảm ổn định lại tình hình đất nước trong bối cảnh biến động chính trị đang diễn ra phức tạp. Nhưng mặt khác, những chính sách, chủ trương của Ủy ban đã bước đầu xoá bỏ những quyền tự do, dân chủ của người Hàn.
Park thấy rằng chỉ có mạnh về kinh tế thì mới thoát khỏi khủng hoảng chính trị, xã hội. Nếu như Rhee Sungmin đặt chính trị lên trên kinh tế thì, ngược lại, Park Chung Hê đã đặt kinh tế lên trên chính trị.
Năm 1966, HQ ban hành luật thu hút vốn FDI và thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài như chế độ cho phép đầu tư được nới lỏng, các hình thức sử dụng đầu tư đa dạng hơn. Các liên doanh và khu chế xuất được hình thành. Ở khu chế xuất, ngoài những ưu đãi như miễn lộ phí, NN còn phát triển cơ cấu hạ tầng tới mức tối đa và định ra các chế độ bảo đảm an ninh để thu hút và đem lại niềm tin cho các công ty nước ngoài.
Năm 1961, giá trị xuất khẩu của HQ vào Hoa Kỳ đạt $6.9M thì đến năm 1967 là $137.4M, đến 1971 là $531.8M (tăng 77 lần). Những chính sách tích cực, sáng suốt và linh hoạt của CP làm cho nền kinh tế HQ bắt đầu phát triển nhanh chóng.
GNP của HQ tăng nhanh từ $1.95B (năm 1960) lên đến $62.37B (năm 1979). Chỉ trong vòng chưa đầy 2 thập kỷ, GNP của HQ đã tăng lên 32.5 lần. Từ 1962-1975, tốc độ tăng trưởng GNP trung bình 10%/năm. Từ 1972-78, tốc độ tăng trưởng trung bình là 10.8%/năm. Quan trọng hơn, giá trị xuất khẩu của HQ tăng từ $33M năm 1960 lên $12.7B năm 1978 và tiếp tục tăng lên $17.5B năm 1980 (tăng 530 lần). Thành tựu vĩ đại này là minh chứng xác thực cho tính đúng đắn trong chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu của chính phủ Park Chung Hê. Quá trình cất cánh đáng kinh ngạc này của người Hàn được gọi là “Kỳ tích Hàn giang.”
Thắng lợi vang dội của Park Chung Hee trong cuộc bầu cử năm 1967 đã chứng tỏ người HQ thích 1 xã hội ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế hơn là 1 xã hội dân chủ mà mất ổn định.
Chính sự phát triển nhanh của giáo dục đã tạo tiền đề vững chắc cho sự tăng trưởng nhanh về kinh tế. Có thể nói, đây là 1 trong những nguyên nhân đưa HQ từ 1 nước với nền kinh tế lạc hậu, bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh Triều Tiên, bị lệ thuộc hoàn toàn vào Hoa Kỳ đã vươn lên đứng thứ 11 trên thế giới về kinh tế vào cuối những năm 70.
Park không ưa thích việc thực hiện dân chủ vì theo ông, dân chủ không chỉ làm cho nền kinh tế chậm phát triển mà còn ra tình trạng chia rẽ xã hội và làm suy yếu quốc phòng.
Trong CP của Park, độ tuổi của các thành viên CP được trẻ hoá nhanh chóng. Nếu thời kỳ của Rhee chỉ có 2% người có độ tuổi dưới 40 thì đến thời Park đã có đến 77.5% (tăng 37 lần) người có độ tuổi 30-39.
Bất cứ ai bị tình nghi là cộng sản đều bị bắt và hàng ngàn tên lưu manh, côn đồ lộng hành trong nền Cộng hoà thứ 2 đều bị truy bắt và áp giải ngang qua các đường phố trước ánh mắt rụt rè theo dõi của dân chúng.
Năm 1962, Park tiến hành sửa đổi Hiến pháp lần thứ 5 nhằm khôi phục lại quyền lực của tổng thống. Tháng 9/1969, Park cho sửa Hiến pháp lần thứ 6, cho phép tổng thống đương nhiệm ứng cửa nhiệm kỳ thứ 3.
Tháng 11/1972, một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc cũng đã tán thành sửa đổi Hiến pháp lần thứ 7 cho phép Park nắm quyền tổng thống suốt đời. Theo Hiến pháp mới, tổng thống thực sự là người có toàn quyền với việc được phép chỉ định 1/3 số ghế của QH, quyền giải tán QH và ban hành những quyết định trong tình hình khẩn cấp.
Tuy nhiên, từ giữa những năm 70, khi cuộc sống của người Hàn được nâng cao hơn thì ý thức chính trị của họ cũng thay đổi. Họ bắt đầu đòi hỏi những quyền tự do, dân chủ trong chính trị. Do đó, sự cai trị độc tài của Park đã bắt đầu làm bùng nổ những cuộc nổi dậy chống CP của nhân dân.
HQ đã gửi khoảng 335K quân sang Nam VN trong khoảng 1965-72.
Cuộc chiến tranh VN đã mang về cho HQ những nguồn lợi khổng lồ, khoảng gần $1B. Các công ty HQ bắt đầu đầu tư vào VN như 2 tập đoàn Hanjin và Hyundai. Công ty Hanjin được Hoa Kỳ giao cho quản lý cảng Quy Nhơn và thành lập công ty không vận và hải vận ở HQ để chuyên chở hàng hoá HQ sang Nam VN. Hyundai trở thành nhà thầu chính cho quân đội Hoa Kỳ ở VN.
Năm 1963, LX, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh ký Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân nhằm giữ độc quyền hạt nhân trong tay của 3 nước này và cấm các nước khác có vũ khí hạt nhân.
Park chủ trương “thôn tính CHDCND Triều Tiên bằng kinh tế chứ không bằng quân sự.” Chính vì thế Park tập trung khả năng để phát triển kinh tế nhiều hơn là tiến hành những hoạt động đối thoại với Triều Tiên.
Toàn dân HQ phải thắt lưng buộc bụng trong 5 năm, phải cắn răng vào mà làm việc nếu muốn được sống còn. Làm cách nào trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được 1 nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới. Tôi sẽ cương quyết ban hành 1 chính sách khắc khổ. Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ 1 đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra.
Park giữ vai trò quyết định vì ông đã tận tâm chỉ đạo, quan sát trực tiếp, thường xuyên đối với mọi công việc. Thậm chí, để nâng cao hiệu quả làm việc của công nhân, Park đã coi việc hoàn thành con đường như là 1 nhiệm vụ lịch sử của dân tộc. Chính tổng thống Park đích thân làm lễ tuyên thệ cho những sĩ quan trẻ được tuyển chọn trong đoàn Kỹ sư Công binh để làm đốc công và chuyên viên sửa chữa máy móc, với lời thề rằng: “Nguyện hiến thân cho sự thịnh vượng của tổ quốc cùng hạnh phúc của đồng bào, và sẽ chịu bất cứ hình phạt gì nếu không làm tròn nhiệm vụ.”