Viết tạp văn như thế này cũng là công việc lộ diện chính mình khá nhiều.
Trăm năm còn lại những gì. Ấy là khu vực nhu mì của em.
Nhớ hung hăng nồng nàn da diết nhất, có lẽ là đám văn nghệ sĩ. Hoặc thơ hoặc nhạc hoặc hoạ của bọn họ, đều đẫm đầy cái liêu xiêu của gió lạnh đầu mùa, cái tím nhợt rét của chiều muộn. Đương nhiên, lẫn vào đó là run run ngây ngất nụ hôn đầu, là thê thảm bàng hoàng lần chia tay cuối.
Ở vài mươi năm trước, người Hà Nội hầu như không ai nói là rét hại, cái lạnh mùa đông thường được gọi là rét đậm hoặc rét ngọt. Cái ngọt và đậm ấy đã làm nên cái cô đơn kiêu sa của bếp lò nhỏ than hoa chả cá, làm nên cái đầm ấm bình dị của bát phở đêm. Nhớ quá.
Đây là trích đoạn bài thơ khét tiếng ở tập kỷ tám mươi của thế kỉ trước, khi mà hầu hết thiếu phụ Hà thành còn biết đan. Đại loại nó linh tinh phức tạp y như cuộn len rối. Bây giờ chiều đông Hà Nội đã tuyệt truyền hết hẳn cái kiểu thiếu phụ tinh tế ngồi đan kiểu lưỡng lự ấy. Bên cửa sổ chỉ còn những nàng tinh tướng mặt phẳng phiu, tay thoăn thoắt, mồm say mê há hốc chơi facebook.
Và mênh mông thăm thẳm hơn, Bờ Hồ luôn kết tụ một nét tinh hoa đậm đặc hồn cốt Hà Nội.
Bờ Hồ ở ngày nào cũng độc đáo, mùa nào cũng lạ lùng. Cư dân và sản vật ở quanh đấy lại càng lạ lùng độc đáo. Quán cà phê chẳng hạn, vừa giống vừa khác tất cả mọi chỗ. Nó trầm lắng phù phiếm nhang nhác mang vẻ sâu sắc uể oải đặc trưng thị dân. Đúng là quán cà phê có “chất” Bờ Hồ thì thường khinh bạc khiêm nhường lùi sâu khuất vào trong một phố.
Những ngày thường hồi còn thiếu thốn bao cấp, hầu hết đầu ai cũng nhiều gầu. Đầu ai cũng nồng nồng gây gây rất dễ chịu của một mùi chăm chỉ lao động.
Sau hết, mùi dễ nhận thấy nhất trong những ngày xuân đã xa ấy chính là mùi của tử tế. Cái mùi này rạo rực bảng lảng tràn ngập, có điều chỉ cảm được thôi vì cực kì khó tả. Khác hẳn ngày thường, mọi người dường như yêu nhau hơn, thương nhau hơn. Không cứ phải là ruột thịt người thân, không cứ phải là gần gũi hàng xóm, bất cứ ai trong ba ngày Tết khi đi ra đường cũng luôn náo nức tươi vui hân hoan vị tha.
Nói cho cùng, cũ hay mới cũng đều lãng đãng có một mùi riêng. Cũ chưa hẳn đã toàn mùi thơm, mới chưa hẳn sẽ bốc mùi khó ngửi. Có điều, những gì đã cũ kĩ thanh sạch mà vẫn phảng phất toả hương thì thường làm người ta nghẹn ngào nuối tiếc. Thời gian, luôn có kiểu ủ mùi độc đáo của nó. Phải vậy chăng mà những mùi Tết cũ luôn ám ảnh lung linh, lắng hơn, trầm hơn và thơm hơn.
Một không khí náo nức yên ả, giống hai dòng chữ lấp lánh kim tuyến đang phấp phới bay trên cờ đuôi nheo ở khuôn viên có tượng Đức Bà “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới đất cho người thiện tâm.”
Ở cái thời lãng đãng chưa xa ấy, chưa có chát chưa có meo, đặc biệt chưa có điện thoại cẩm tay, thì cuộc hẹn đầu tiên luôn là nỗi cồn cào rưng rưng ám ảnh. Không ăn được gì, không uống được gì, nôn nao đứng thẫn thờ ngồi. Hoặc bâng khuâng tự cười một mình hoặc đột ngột cáu kỉnh bẳn gắt người thân, đại loại phong độ phi thường bất nhất hao hao giống tráng sĩ sắp đi làm thích khách.
Ông bố đang mải xem bóng đá trên TV quan liêu ầm ừ, còn bà mẹ thì hiển nhiên sẽ như là biết. Cũng giống như hầu hết những người mẹ đã một thời được là thiếu nữ, ngoài mặt nghiêm khắc dặn với, nhưng trong bụng nhưng nhức nhói nhớ về hai chục năm trước, cái thủa mình xanh non loay hoay bắt đầu tập nói dối.
Dưới thứ ánh sáng thiên thần đó, những chàng trai run run thêm can đảm nói được gần đúng lời muốn nói. Những cô gái bỗng bớt e thẹn ngập ngừng, mủm mỉm như vô thức ngầm khuyến khích cho người ấy cầm tay.
“Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé.” Ông Hồ Dzếnh chân chất, chỉ vì nhiều lần phải chờ người yêu mà bay bổng bỗng chốc thành thi sĩ. Thơ tình lỡ hẹn của ông nồng nàn hờn dỗi.
Họ rùng mình bất chợt thuỷ chung đăm đắm mắt lẫn trong mắt, trái tim khe khẽ đập loạn nhịp vừa buốt vừa nóng.
A dua theo thời đại, quà rong Hà Nội thời nay ngày càng vắng thiếu tinh tế. Cái điêu luyện hảo sảng phố phường ngấm ngầm bị rơi rụng thành trơ trọc hợm hĩnh.
Sắc đẹp cũng như tài năng, vốn là nguyên khí tinh hoa của trời đất. Khi nó kết tụ ở sơn thuỷ thì thành non xanh sông biếc. Kết tụ ở muông thú thì thành Kỳ Lân Phượng Hoàng.
Nhưng thế lại hay, lịch sử nhân loại chưa hề có một cuộc chiến nào bắt đầu từ việc tranh giành hoa hậu. Ngày nay, hoa hậu nhởn nhơ đi lại đầy đường, liên tục cười nói mà chẳng thấy thành nào đổ nước nào xiêu.
Phụ nữ Việt ta vốn trung hậu đảm đang dịu dàng nết na thuỳ mị, nên hầu như hàng nghìn năm nay chưa thấy có ai làm lung lay đất nước.
Nó quyến rũ như mùi thơm mồ hôi của mĩ nhân, nó nghiêm lạnh như mùi sát khí của báu kiếm.
Còn nếu để sách ở trong thì người xưa hay đựng chữ bằng bụng. Kẻ sĩ uyên bác là người có đầy một bụng chữ.
Chuyện đọc sách giống hệt chuyện tửu lượng, hoàn toàn là thiên bẩm trời cho không ai giống ai. Có người uống một chén đã say có người uống vài chai chưa say. Có người đọc thiên kinh vạn quyển vẫn điềm nhiên sáng suốt, có người mới ê a dăm tờ đã đầu váng mắt hoa hoả khí nhập đường tà quàng xiên ăn nói. Trên TV thỉnh thoảng lại hiện hình một vài “giáo sư” như vậy, cả người nồng nặc mùi xác chữ.
Mươi năm gần đây, vô số học giả có vẻ tài lẫn lộn đức tâm huyết lo lắng về văn hoá đọc. Thật là một nỗi lo “hơi bị” sang trọng.
Anh bạn ngồi cạnh tôi lơ ngơ ngừng uống, lẩm nhẩm vẻ như muốn học thuộc. Anh thở dài khẳng định, kể từ Kiều đến nay, lục bát viết về ca ve bao giờ cũng xót xa. Người đọc thơ phì cười, đây là câu viết về mẹ. Tôi gật gù, hoá ra chính tôi cũng nhầm.
Lục bát là thể thơ thuần Việt, nhiều học giả có tâm có tài nói thế. Và người thuần Việt nhất thường ở nhà quê.
Các cặp sáu tám nhuần nhị đăng đắng, nó dịu dàng ít khinh bạc.
Những tâm trạng nghèn nghẹn ngậm ngùi được nhớ lại bằng một giọng như không muốn kể, câu chữ đàm đạm co kéo nhau cố tình là dẹt là phẳng.
Trưởng phòng rình nghe nữ nhân viên đi đái, một chi tiết không giống công chức nhưng độ liên tưởng lại tuyệt vời công chức “Nghe tiếng hổ gầm có thể hình dung ra răng nanh và những vằn đen dữ tợn.” Phải là một người viết đã quen thích nói tục, rồi mệt mỏi và phát chán với nói tục mới có thể “nhã” khủng khiếp như vậy.
Tuy nhiên, người xưa vẫn nói. Đừng đem tu từ mà bàn với người thơ, đừng đem bố cục mà bàn với người vẽ. Với họ đấy là những thứ nhập môn hiển nhiên.
Suýt nữa thì xin lỗi, nhưng biết đấy là lời nói dối nên lại thôi.
Cách nói của thơ cũng như cách sống của người, tìm được nó đúng là một đại sự. Tất cả những bài thơ lãng mạn mệt mỏi vạm vỡ nhất trên thi đàn, đều tự chứa sâu trong nó một cách nói. Ai cùng duyên hiểu được thì đồng cảm.
Anh bạn trẻ nhíu mày vẻ chưa hiểu. Mà hiểu thì để làm gì hả bạn. Người ta còn được lành mạnh trẻ, thậm chí còn được lương thiện là nhờ hiểu ít.
Thế nhưng, đa phần người đọc trong trắng đâu có quá câu nệ. Bởi sâu thẳm ở họ, văn chương nhiều khi chỉ cần là những nức nở giản dị. Nó giống như những giọt nước mắt rơi từ đã lâu nhưng không bao giờ khô. Nó giống như sự chia sẻ chân thành về một xót xa trong veo đang bị đời thường dung tục làm mất.
Ông ta rất cô đơn, chính vì vậy ông ta mới nói chuyện với trẻ con.
Cái việc khoái ý không gì bằng bạn. Nhưng nào có được nhiều đâu. Có khi gió lạnh có lúc mưa lầy có lúc ốm đau có khi không gặp. Bao nhiêu lúc đó thực là như ở trong tù. Nhà ta ruộng chẳng có bao, phần nhiều cấy lúa để riêng nấu rượu. Ta không uống mấy nhưng để phòng cho bạn ta xơi.
Đem người đẩy xuống giếng khơi. Nói lời rồi lại nuốt lời được ngay.
Khí chất của bia tuy nông nổi nhưng dịu dàng vô tư tươi mát, nó chính là thức uống tuyệt hảo để thư giãn giải độc giữa cữ nghỉ của một cuộc hội thảo phê bình văn học và là đồ giải khát hạng nhất sau khi đã cãi nhau với người tình. Nếu miễn cưỡng phải so sánh thì bia vừa hồn nhiên vừa ngây thơ giống hệt Thuý Vân “khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.” Còn rượu thì vừa đau đớn vừa trầm luân giống hệt Thuý Kiều “giật mình, mình lại thương mình xót xa.”
Thực ra, nó chỉ đơn giản là một phần trong một câu dài của thánh triết Khổng Tử, khi ông phải mệt mỏi giải thích cho đám nam đệ tử đang loay hoay khao khát làm quan. “Danh bất chính tắc ngôn bất thuận.” Nghĩa của nó đại loại, đối với đàn ông thì phải tự biết mình đang ở đâu. Và chỉ khi xác định được đúng vị trí của mình, thì hoặc cư xử hoặc lời nói mới trôi.
Danh nôm na là “tên,” cốt phân biệt người này với người kia khi chung sống bầy đàn giao tiếp. Còn “chính danh” nôm na là “đúng tên,” khi mà một ai đó bắt buộc phải thể hiện ra những cài mà mình thực có.
Khi có quyền, ông ta không hư đã là may, còn chuyện bỗng là ngoan thì lấp lánh vời vợi xa xôi như thần thoại.
Chẳng cứ chạy trường chạy lớp, ngay cả thiêng liêng những ngày 20/11, tất tật đều dúi cho thầy cả đống phong bì. Gần giống như một thứ tiền để chuộc con tin.
Đức Phật từ bi cười bảo “Nếu không có nợ thì làm sao có thể có con.”
Đồ dùng của họ, hoặc to như dinh thự hoặc nhỏ như đồng hồ đều đẫm đầy tinh tế quý phái, mang đậm dấu ấn độc đáo của chủ nhân. Người xưa, kể cả thời mạt, khi đã làm đến thượng thư thì ngoài một dày dặn tài sản, đa phần bọn họ đều cuồn cuộn văn hoá. Quý vật đương nhiên chỉ thuộc sở hữu của quý nhân.
Cả tuần đi ỉa té re. Được hôm cứt rắn đi khoe cả làng.
Trong những bữa tiệc kiểu này, bọn đàn ông ăn uống chỉ cốt để nôn ra, bởi ngồn ngộn trên bàn là tú ụ cao lương mỹ vị mà có khoẻ như beo như sói cũng không thể hấp thụ trong một sớm một chiều. Nào là tôm hùm hấp to bằng bắp đùi hoa hậu, giá tiền một đĩa tương đương với giá bốn thiếu nữ nhà nghèo bán trinh may mắn gặp khách. Nào là chim trĩ nhồi sâm củ ngàn năm tròn căng như ngực siêu mẫu, giá một bát xấp xỉ bằng tiền công cả một làng bị lũ khốn nạn đi làm thuê ròng rã ba tháng.
Trong các cuốn tiểu thuyết trường thiên ấy, thì đệ nhất li kì luôn thuộc về Kim Dung tiên sinh. Để lý giải những hoàn cảnh li kì, tiên sinh hay dùng chữ “căn” và “duyên.” Cố ý trồng hoa, hoa chẳng nẩy. Vô tâm gieo liễu liễu xanh om.
Giang Nam thất quái, lừng danh vì nghĩa chứ không phải vì tài.
Cái chuyện phụ nữ rất khó trở thành người giàu thì đơn giản vì họ hay thích yêu rồi dễ dàng hạnh phúc đi lấy chồng giàu.
Cùng với sự loay hoay của thời gian, rất nhiều đàn ông khôn ngoan đã tự tin cho rằng sự hiếu học chính là việc hiếu chữ. Bởi đơn giản, nếu đàn ông có chữ thì hiển nhiên tới một ngày đẹp trời sẽ thành một ông có bằng. Mà có bằng có cấp thì rất dễ sẽ có chức có quan. Và một đàn ông làm quan thì không biết bao nhiêu phụ nữ được nhờ. Cho nên đa phần các bà các chị luôn sâu xa say mê thích những đàn ông có lủng lẳng nhiều chữ.
Khi chữ bị tha hoá thì nó có màu của tiền. Nhiều đàn ông thông minh sáng mắt nhìn thấy màu đấy bèn vội vàng lập tức hốt hoảng ra sức lèn chữ tích chữ cho thật đầy óc cho thật chật bụng. Những người thân tầm thường xúm quanh cổ vũ, ai nấy đều âm thầm hoan hỉ hơn hớn nghĩ tới cái ngày, thân thì vinh gia thì phì.
Hình như cho đến ngày hôm nay, hầu như tất cả đàn ông đều âm thầm nuôi dưỡng một khát khao, cố phải lộ liễu làm sao để cho thật đông người khác biết đến mình. “Đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông.” Đây là slogan trong blog của đại tài tử nhà nho Nguyễn Công Trứ.
Nghe đồn ẩn sĩ dịch giả này học vấn rất thấp, bỏ học ngay từ hồi cấp 1. Ông ta gượng gạo thanh minh rằng, toa lét trường ông mất vệ sinh quá.
Dân hai nhăm triệu ai người lớn. Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.
Đàn ông lúc đang hăng say tán láo thì thường có hai điều rất sợ. Một là sợ những người nghiêm trọng thật thà. Hai là có người cùng bàn nổi hứng mời thêm khách nữ. Có phụ nữ xuất hiện câu chuyện bỗng thăng hoa vĩ mô. Rồi hơi hơi đỏ mặt khoe khéo tài năng của mình, tài sản của mình, phẩm hạnh của mình. Chuyện tán láo đang có nhí nhố đạo đức thật chợt rưng rưng chuyển sang trong trắng nồng nặc mùi đạo đức giả.
Tứ đại đô pinh cho giới mày râu. Tửu, sắc, yên, đổ. Nôm na đại loại là, rượu chè trai gái hút hít cờ bạc.
Con người ta, bất kể giới tính, từ xa xưa đã có một thói quen khó bỏ đó là tôn trọng rồi say mê yêu kính sự trầm sự lắng sự sâu. Những đặc tính luôn hiện hữu lù lù nằm lộ thiên cặn đọng trong văn điếu. Những đàn ông mà có vẻ “sâu trầm lắng” luôn được xem là tiêu biểu của người có “hồn” có “nội tâm.”
Chính vì thế mà quá nhiều quý ông đã ra sức luyện tập cho mặt mũi của mình đẫm đầy rưng rưng một không gian phúng điếu. Đang yên đang lành đang hoà bình đang ấm áp nhưng khi tỏ tình khi nói lời yêu đột nhiên ngữ điệu bỗng phập phồng thoi thóp hổn hển hết hơi của một tài năng sinh bất phùng thời hoặc của một chí khí chưa gặp được vận. Ngay cả nhiều văn nghệ sĩ vợ đẹp con khôn danh lợi quanh mình ầm ầm như sóng, thế mà khi xuất hiện trước ba vạn chín nghìn cái camera mắt bỗng buồn bã bải hoải cô đơn như đang hoang mang một mình trong sa mạc.
Từ xa xưa tới nay, trên con đường gập ghềnh khắc nghiệt đến với công danh đến với tiền bạc, thường thường chỉ chật nghẹt toàn đàn ông là đàn ông. Mà đàn ông nhìn để trọng nhau, nhìn để sợ nhau thì không cần không thèm không thiết nhìn vào mặt. Bọn họ hay nhìn vào đáy mắt nhau, cốt tìm trong đó những phóng khoáng những cao thượng những hèn hạ những đê tiện. Rồi từ đó, hoặc kết tình bằng hữu hoặc sắp xếp kẻ thù.
Người Trung Quốc có truyền thống về bàn luận bình xét, hoặc phê phán kim hoặc tán tụng cổ. Họ thích phẩm bình vì họ có thói quen phân ngôi định danh, dựng tông lập phái. Không cứ những thứ “vật thể” mà cả những thứ “phi vật thể” cũng phải minh bạch ngăn nắp trật tự. Ví như đạo Phật vốn bình đẳng như như, nhưng lúc vào đến văn minh Hoa Hạ bỗng đột ngột chia thành tông Thiền, tông Mật, hoặc tông Tịnh Độ.
Kim Dung tiên sinh vốn họ Tra, xuất thân từ một thế gia vọng tộc, về sau bỗng đột ngột sa sút vất vả đi viết văn, vì đau đớn thăng trầm như thế nên có thể nói ông hiểu quá kĩ cái căn bệnh mê thành tích của dân tộc mình.
Những đàn ông được coi là “quân tử Tàu” có thể coi sánh ngang “hiệp sĩ Tây” thì luôn luôn gìn giữ nuôi nấng kính cẩn ấp ủ trong mình một tình cảm cực kì đặc biệt đặc trưng rất manly, đó là tình huynh đệ.
Bịt tranh đi đọc phần lời vẫn thấy náo nức xúc động, câu cú minh bạch trong sáng ăm ắp hào sảng, thật là kiểu văn chương chẳng thể để đời nhưng tuyệt vời dễ nhớ. Mãi sau này khi đã có tuổi, nhiều người lớn mới ngộ ra rằng “trong sách có Thần” là câu chẳng hề ngoa ngôn.
Trong cuộc đời của tất cả những đàn ông đã làm nên, chắc chắn phải có một hoặc vài người Thầy. Ở sự sắp xếp của những nhà Nho thủa xưa thì vị trí của người thầy chỉ sau có Vua và đứng trên vị trí của các bậc sinh thành. Trò tuy thành danh khi xênh xang về Tết thầy cũ thì chẳng cần có biển “hạ mã” cũng biết điều mà giấu kiệu giấu ngựa vào một xó nào đấy rồi khúm núm đi bộ tới vấn sư.
Ta mười lăm tuổi đã chú tâm học tập. Ba mươi tuổi thì tự lập được thân (tam thập nhi lập). Bốn mươi tuổi thì không còn nghi hoặc gì cả. Năm mươi tuổi thì biết được mệnh giời.
Ở tuổi này, đàn ông đã hết “ngây” nhưng vẫn giữ được “thơ.” Tuy biết nhiều nhưng chưa bị thập thành lọc lõi. Không những tinh thần, mà thể xác cũng vào độ sung mãn chín đủ. “Trai ba mươi tuổi đang xoan. Gái ba mươi tuổi đã toan về già.”
Chính chuyên chết cũng ra ma. Lẳng lơ chết cũng đưa ra ngoài đồng.
Thi hào lãng tử đời Đường Đỗ Mục sau hơn mười năm lăn lóc khắp các kỹ viện Dương Châu đã chua chát ngông nghênh hạ câu kết “Doanh đắc thanh lâu bạc hạnh danh.” Vang khắp lầu xanh tiếng bạc tình.
Nhưng ngẫm cho cùng thì cả Đỗ Mục lẫn Tú Xương vẫn chỉ là những kẻ tài hoa ít tiền nên miễn cưỡng giang hồ vặt. Cuộc chơi ở họ luôn nghẹn ngào âm hưởng của kẻ sĩ bần cũng sinh bất phùng thời, từ khía cạnh nào đó là ấm ức tiêu cực chưa oai chưa hùng chưa lành mạnh.
Trước cuộc săn, người ta phải “quy hoạch” cả một cánh rừng rộng. Chuyện an ninh là chuyện nhỏ, chuyện lớn là làm sao phải tìm được thật nhiều những loại thú quý và hiếm mà thả vào đấy.
Khi kỉ niệm ngày sinh, đa phần trung niên đều làm rất nhạt.
Buổi chiều hôm sinh nhật, trung niên nhận được điện hoa rõ to của vợ yêu đang đi công tác từ địa chỉ khách sạn mà cô ta đang ở với người tình. “Chúc anh thêm một tuổi thêm nhiều hạnh phúc. Mấy bố con ăn tối vui vẻ nhà. I love you.”
Bố ơi. Đến lần sinh nhật nào của con thì con được nói tục hả bố.
Võ Tòng thân mang tuyệt nghệ kinh người, càng say ra chiêu càng mạnh đã từng tay không đấm chết hổ dữ. Giống như các hào sảng cao thủ hành hiệp khác, ngửa mặt lên không hổ với Trời cúi đầu xuống không thẹn với Đất, Võ Nhị Lang cực kì ít chữ.
Võ Tòng trước giết hổ, về sau giết một đàn bà. Hỡi ơi! Không còn giống gì gầm thét như hổ, không còn giống gì ngọt nhạt như đàn bà, cả hai giống ấy là loại nguy hiểm vào bậc nhất.