Bầu trời trí thức chúng ta bị các nhà tư tưởng Đức thay đổi nhiều hơn bầu trời vật lý bởi các kiến trúc sư Đức.


Chính ở thế kỉ của sự bại trận chua cay mà nước Đức đã làm 1 cuộc lội ngược dòng không tiền khoáng hậu trong lịch sử. Một quốc gia đầy những thiên tài nhưng bị tụt hậu và kiềm hãm quá lâu bởi 1 nền quân chủ chuyên chính phong kiến, đã tự sức mình vươn lên như chim phượng hoàng từ đống tro tàn, bộc lộ sức sống sáng tạo mạnh mẽ nhất của dân tộc.


Thế kỷ 1835-1933, tính từ lúc cuộc công nghiệp hoá bắt đầu có xung lực, đến thời điểm Hitler lên nắm quyền, có thể được gọi là Thế kỷ Đức. Nước Đức trong một thế kỷ đã làm thay đổi bộ mặt khoa học và giáo dục đại học của thế giới, để tiến về đỉnh cao huy hoàng nhất vào những thập niên đầu thế kỉ 20. Thực tế, thế kỷ 20 cũng đã có thể là thế kỷ của Đức nếu như không có tội ác của chủ nghĩa quốc xã Hitler.


Nhưng đằng sau sự thành công của nước Đức, cũng như của nước Nhật, lòng ái quốc cao độ đóng vai trò then chốt. Lòng ái quốc như động cơ, linh hồn của cả quá trình tiến lên của 1 dân tộc, thúc đẩy dân tộc đó phải tìm đủ mọi cách để vươn lên, vượt qua bằng được mọi khó khăn. Không có lòng yêu nước nồng nàn, thì tất cả những thể chế, định chế, lâu đài cơ chế đặt ra là điều vô nghĩa như cái bánh vẽ. Họ yêu nước vì lòng tự trọng không muốn cam chịu thua kém ai.


Mệnh lệnh nghiên cứu (research imperative) tổ chức lại toàn bộ đại học, như tăng cường xuất bản tạp chí, trang bị cơ sở hạ tầng tri thức như thư viện, phòng thí nghiệm, phát triển hình thức seminar, và hướng giảng dạy vào phương pháp nghiên cứu. Các người thầy phải là những nhà nghiên cứu, và truyền lửa cho sinh viên. Tìm ra cái mới, độc đáo, là khẩu hiệu của giới tinh hoa đại học. Nếu đại học thế kỉ 18 chỉ chú ý “bảo tồn và chuyển giao,” thì đại học thế kỉ 19 tập trung vào khai phá, sáng tạo.


Người Đức cũng có 1 pathos đặc biệt đối với lao động. Lao động không phải là nhiệm vụ, mà là nhu cầu của cuộc sống và niềm vui. Mục đích của cuộc đời con người chưa phải là “hạnh phúc,” mà là sự thực hiện các tiềm năng của anh ta nhiều hơn.


Văn hoá Đức là 1 sự đối kháng với chính trị, vì đó là môi trường mà ở đó con người muốn có đầy đủ tự do để sáng tạo. Vì thế, cũng dễ hiểu vì sao các nhà tân nhân văn Đức thế kỉ 19 đã chọn Hy Lạp làm hình mẫu để phát triển con người toàn diện cho 1 thời đại mới, vì Hy Lạp chính là dân tộc đã sáng tạo ra văn hoá rực rỡ, triết học, khoa học và nghệ thuật cho nhân loại, 1 dân tộc có nhiều tự do nhất, chứ không phải La Mã. Dù rằng Hy Lạp có thua Sparta, thua Macedon, và tan rã, nhưng văn hoá Hy Lạp sau đó đã lan toả thành thời kỳ Hy Lạp hoá (Hellenism) trên đế chế mà Alexander Đại đế đã để lại, và hơn 2000 năm sau, văn hoá của dân tộc đó vẫn tiếp tục toả sáng và làm giàu cho văn hoá thế giới.


Đồng minh đã chiến thắng WW2 bởi vì những nhà khoa học Đức của chúng ta giỏi hơn các nhà khoa học Đức của họ.


Đời sống đại học Mỹ đang được cách mạng hoá bởi tư tưởng Đức.


Trong nhiều phương diện, đời sống trí thức Mỹ hôm nay gần với Đức hơn là với Anh.


Đó không phải lần đầu tiên mà 1 quốc gia, bị đánh bại trên chiến trường, và xoá sổ như 1 thực thể chính trị, đã cướp các thành quả ngoại hạng của những kẻ chiến thắng bằng cách áp đặt lên họ cái ách tư tưởng của nó. Chiến thắng trong chiến bại, văn hoá Đức làm 1 cuộc “báo thù.”


Các công nghệ mới chính là những nhân tố biến đổi mạnh mẽ tính chất của xã hội công nghiệp và tạo ra xã hội tiêu dùng. Cùng với sức mạnh của chúng, các quốc gia phương Tây lần lượt thoát khỏi những lời tiên tri định mệnh qua các cuộc khủng hoảng kinh tế mà người ta nghĩ là “bản chất” của chủ nghĩa tư bản.


Cuối thế kỷ 19, nước Đức phát triển thành 1 người khổng lồ trong lòng châu Âu. Nó có 1 quân đội tốt nhất, 1 nền khoa học mạnh nhất, và 1 nền kỹ nghệ năng suất cao nhất, có 1 sự kết nối chặt chẽ nhất giữa khoa học và giới công nghiệp, cũng như nhà nước.


Hãy xem tấm gương công nghiệp hoá của 1 quốc gia đi sau nhưng cuối cùng tiến lên hàng đầu thế giới thế nào, vươn lên tự chính sức mình, trong tinh thần tự lực tự cường, không có ODA, BOT, FDI…; từ cái mác “Made in Germany” để bị kỳ thị và làm nhục rồi trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới thế nào. Những giá trị nào, đức tính nào đã hun đúc những con người làm nên lịch sử kỳ diệu ấy khiến thế giới phải khâm phục?


Năm 1887 chính quyền Anh đã phải ra đạo luật bắt buộc các hàng hoá nhập từ Đức phải mang nhãn hiệu “Made in Germany” để kỳ thị là hàng thuộc loại chất lượng kém.


Người Đức không tự ví mình như những người La Mã (chiến chinh), mà thấy gần gũi với người Hy Lạp hơn, 1 dân tộc đã thiết lập sự hiện hữu vĩnh cửu của mình trong thế giới ý tưởng của triết học, khoa học, văn học và nghệ thuật hơn là trong quân sự hay chính trị.


Những đại học kiểu cũ chẳng khác gì những trường trung học, vì nhiệm vụ của giáo sư vẫn là dạy học và thành tích của sinh viên vẫn còn là tiếp thu những gì giảng dạy.


Tiếng Đức là ngôn ngữ diễn đạt được nhiều khái niệm trừu tượng, nhiều “nuances,” cũng như gây ấn tượng mạnh.


Sự tăng dân số 1 mặt đẩy đa số nhân dân vào cảnh nghèo túng, đôi khi đói như những năm 1847 sau nhiều năm mất mùa liền, mặt khác sẽ là nguồn lao động rẻ kịp thời cho cuộc công nghiệp hoá diễn ra sắp tới.

Về khoa học, năm 1794 cách mạng Pháp đã khai sinh ra 1 mô hình đại học mới, “Ecole Polytechnique,” để đào tạo kỹ sư xây dựng quân sự và dân sự trên nền tảng của toán học-khoa học tự nhiên ở trình độ cao nhất. Napoleon là người rất hiểu sức mạnh của khoa học kỹ thuật. Những tên tuổi nổi tiếng của nền toán học và khoa học Pháp được đưa về đó hoạt động. Ecole Polytechnique đã làm nên lịch sử: trong 4 thập niên đầu nó là trung tâm toán học-khoa học tự nhiên của cả châu Âu, có ảnh hưởng lớn trong việc thành lập các trường bách khoa ở hầu hết các nước châu Âu.


Nhưng có lẽ vì thế đã hiểu được nguồn gốc của sức mạnh vĩ đại của cuộc cách mạng Pháp: “Cuộc cách mạng đã biến cả sức mạnh quốc gia của nhân dân Pháp thành hành động, biến sức sống trong con người và sức mạnh của của cải thành 1 loại tư bản phát triển lan nhanh, và bằng cách đó đã phá vỡ các quan hệ cũ của các nhà nước với nhau và sự cân bằng dựa trên đó. Nếu các nhà nước khác muốn lập lại thế cân bằng này, họ phải mở cửa và sử dụng những biện pháp cách mạng đó.”


Chỉ có nước Nga là nước không thua mà ngược lại thắng Napoleon nên cảm thấy không cần thiết cải cách, mãi cho đến chiến tranh Krim 1853-55, chế độ nông nô được bãi bỏ và bắt đầu công nghiệp hoá.


Ở đâu mà khoa học không được áp dụng trong kinh doanh thì ở đó kinh doanh không thể bền vững, ở đó không thể có tiến bộ được.


Phát minh kỹ thuật không còn là ngẫu nhiên mà là phát sinh từ kiến thức khoa học, đào tạo và kế hoạch. Khoa học và Kinh tế ngày càng phối hợp với nhau.


Sản xuất thép ban đầu khó khăn, chậm chạp và đắt tiền, sản phẩm không đồng nhất, và khó cạnh tranh với sắt, cho đến khi các phương pháp luyện của Bessemer, của Siemens-Martin và nhất là Thomas ra đời, giá thành sản xuất hạ xuống đến 80,90% đến năm 1895.


Sự phát triển máy công cụ trong các xí nghiệp là khâu quan trọng trong việc sản xuất. Các máy cắt hiện đại ra đời, cắt nhanh hơn, chính xác hơn và không gây vết vỡ, cắt thép như cắt bơ.


Nếu Anh có ưu thế của thuộc địa là những nước cung cấp nguyên liệu và nhập khẩu thành phẩm, thì nước Đức nỗ lực đầu tư nhiều hơn cho chất lượng sản phẩm, cho khoa học, chất xám để không lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu. Anh ngày càng rơi vào vị trí 1 nước cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất Đức, và nhập khẩu các loại hoá chất màu nhuộm, sản phẩm dược và quang hoá của Đức. Ngành công nghiệp hoá chất Đức vào cuối thế kỷ đã qua mặt các nước truyền thống hàng đầu và cho đến WW1 đã không ngừng mở rộng khoảng cách.


Đức là nước trẻ có quyết tâm lớn đuổi bắt và vượt các nước khác, có tinh thần đổi mới hơn, sáng tạo, năng động, hiệu quả và chấp nhận rủi ro hơn, hệ thống ngân hàng tài chính Đức tập hợp tín dụng rủi ro cho đầu tư dễ dàng hơn. Đầu tư cao cho giáo dục, khoa học kỹ thuật của Đức đã dần dần có tác dụng mạnh mẽ, trong khuôn khổ xã hội đã được cởi trói. Nghiên cứu khoa học ngày càng có quan hệ chặt chẽ với nhu cầu kinh tế. Không một quốc gia nào có mối quan hệ giữa sản xuất công nghiệp và nghiên cứu khoa học mật thiết như thế.


Văn hoá có nghĩa là vun xới tinh thần và tâm hồn.


Mục tiêu là giáo dục toàn diện con người thành nhân cách tự do, trưởng thành, tự lập về trí tuệ và đạo đức. Con đường giáo dục là tập tự sử dụng những khả năng của chính mình, tự sử dụng cái đầu của mình.


Nhiệm vụ của người thầy là đánh thức các khả năng tiềm tàng, và cho chúng cơ hội để hành động. Phương pháp cũ như nhồi nhét nội dung tinh thần cho đứa trẻ thụ động bằng mệnh lệnh hay học thuộc lòng chẳng bao giờ là giáo dục đích thực cả. Khả năng tinh thần như nhận thức, tư duy, phán đoán chỉ có thể phát triển bằng những cách sử dụng được chúng 1 cách tự nhiên, tự phát thì mới phát triển được. Tương tự cho các khả năng đạo đức: sự phán đoán và ý muốn đạo đức phải được “nhử” ra từ nội tâm và được xây dựng, tự hành động, để trở thành sự ước muốn tự do tự nguyện của cái chân, thiện. Phương pháp giáo dục là đánh thức tinh thần, tăng cường sự tự hoạt động của tinh thần, đánh thức những tình cảm cao quý, khuyến khích phát triển thế giới ý tưởng, và giảm thiểu khuynh hướng hưởng thụ trong cuộc sống.


Trường học không còn là trường của nhà thờ, mà là trường của nhà nước; dạy tự nhìn, tự suy nghĩ và tự hành động; là trường không phải của kiến thức mà là của nhận thức; không phải dạy khái niệm và chữ nghĩa, mà hướng đến sự phát triển toàn diện con người; không phải dạy học sinh học thuộc lòng, mà phải sử dụng các giác quan và đầu óc; không phải kìm hãm mà là phát triển tính lý; không phải khinh miệt mà khuyến khích kiến thức của tự nhiên và sự đào tạo cho cuộc sống thực; không hành hạ học sinh bằng sự chuyên chế kỷ luật mà nhằm phát triển tự nhiên trong con người theo các quy luật thiên nhiên.


Đó là thời đại của sự tin tưởng nồng nhiệt vào sự đổi mới lớn lao của bản chất con người. Chưa có thời đại nào sự nồng nhiệt tràn đầy hy vọng với 1 tình yêu tận tuỵ lớn như thế đối với sự nghiệp giáo dục khi phóng các thế hệ sắp tới như trong thời đại của sự bị làm nhục bên ngoài. Trong đêm tối của đất nước, những người con ưu tú của nước Đức đã thắp sáng lên ngọn đuốc trí tuệ để chỉ đường cho dân tộc tiến lên cho cả thế kỷ tới, cho dù con đường có những khúc quanh co hay thoái trào vì những biến động chính trị, nhưng cuối cùng dân tộc đó đã đạt những gì gửi gắm vào tương lai. Nước Đức thế kỷ 19 thực sự đã bước lên đến đỉnh cao của phong trào giáo dục trong các dân tộc châu Âu.


2 đại học này thực ra chủ yếu vẫn còn là 1 trường trung học, vì nhiệm vụ chính của giáo sư vẫn là dạy học, trong khi nghiên cứu khoa học còn là nhiệm vụ phụ, và thành tích chính của sinh viên vẫn còn là tiếp thu những gì được giảng dạy.


Đức là nước có can đảm đã chọn trong thời điểm khó khăn nhất lịch sử của mình con đường ngược lại, cho công chức của mình có tự do hoàn toàn để đi đến khoa học. Đó là ấn tượng không bao giờ phai của niềm tin dũng cảm: tin vào chính mình, vào Tự do và Chân lý.


Trong khi các bài giảng của giáo sư có tính chất “dạy,” thì seminar lại mang tính chất tranh luận và là nơi để sinh viên được làm quen và tập luyện với việc nghiên cứu tìm tòi cái mới.


Sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với những tài năng đầu đàn. “Ai một lần được tiếp xúc với những tài năng vĩ đại sẽ thay đổi thước đo tinh thần cho cuộc đời, và cuộc tiếp xúc như thế là điều thú vị nhất cuộc đời có thể mang lại được.” Quan hệ giữa giáo sư và học sinh không phải là quan hệ trên dưới. Cả hai đều là những người đồng hành trong cuộc đi tìm và khám phá chân lý.


Tự do chọn trường, giáo sư, ngành học, cách học và thời gian học. Người sinh viên được đối xử như 1 người trưởng thành, độc lập, tự do và trách nhiệm của mình. Nếu muốn đào tạo sinh viên thành những người nghiên cứu 1 cách độc lập thì không thể không cho họ đầy đủ tự do và trách nhiệm. Họ có quyền từ chối không bước vào phòng học của 1 vị giáo sư nếu học cảm thấy không có cái gì mới trong phòng học đó. Mọi sự áp đặt trong việc học sẽ dẫn tới hệ thống kinh viện trước đây và 1 quan hệ kinh viện giữa thầy giáo và học sinh, sẽ làm cho học sinh mất đi tinh thần độc lập và trách nhiệm, đưa cho học sinh đi vào những lối mòn. Người ta không nắm tay sinh viên như những đứa trẻ để dẫn dắt đi, mà phải cho phép sinh viên tự tìm con đường của mình và Đại học là nơi đánh thức những sức mạnh trong họ để làm điều đó, để họ trở thành tự lập.


Chắc chắn sự tự do của Đại học có mặt trái của nó, con người thấy mất chỗ dựa yên ổn, thế giới như mênh mông không bến bờ, hay như 1 chiến trường ngổn ngang những tư tưởng, ham muốn, đam mê, cám dỗ, và cả lầm lạc, lạc hướng, cố ý hay vô tình. Nhưng con người chỉ có thể trưởng thành qua cuộc chiến đấu chống lại những cám dỗ ngổn ngang ấy để tìm thấy sự định hướng và làm chủ lấy mình, để thành con người thật của mình trong ánh sáng của tự do. Con người chỉ có thể hình thành con người đích thực của nó trong sự tự do. Chính trong tự do con người mới tạo ra những gì đích thực của họ một cách không sao chép.


Sự bá chủ về khoa học của Đức trên mọi lĩnh vực không trừ một ngoại lệ nào ngày nay đã được mọi người công nhận. Sự ưu việt của Đức trong khoa học là cái tương đương của sự ưu việt của Anh trong thương mại và trên biển. Nói một cách tương đối, nó có lẽ còn lớn hơn nữa.


Vì người Đức chịu khó cần cù lao động, cả chân tay lẫn trí óc. Phổ là 1 trong những nước nghèo nhất châu Âu, không có tài nguyên thiên nhiên, bị chiến tranh tàn phá nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác.


Nếu ngày nay người ta lấy huy chương của các cuộc tranh tài thể thao ở các kỳ Thế vận hội thì lúc bấy giờ vua Phổ xem những khám phá trong khoa học kỹ thuật là phương tiện để nâng uy tín và vị thế của quốc gia trước cộng đồng thế giới một cách cao nhất.


Không phải sự giải thích thiên nhiên — điều mà khoa học cuối cùng không bao giờ làm được — mà sự làm chủ thiên nhiên mới thật là nhiệm vụ. Không bao giờ được quên rằng có một ngành Kỹ thuật ứng dụng với mục tiêu là biến các kết quả mới của khoa học lý thuyết thành hiện thực.


Humboldt thành lập Đại học Berlin để “bù đắp lại những mất mát vật chất” (sau khi thua Napoleon năm 1806).


1871: chuyến công du lịch sử của hơn 40 nhà lãnh đạo Nhật sang Mỹ và châu Âu. Sau đó Nhật bắt đầu thuê người nước ngoài một cách hệ thống để thực hiện cho bằng được cuộc cải cách đất nước đang cấp bách.


Ông làm 1 cuộc thập tự chinh chống lại những cái giả dối, đội lốt, mị dân. Nghề làm báo phải biết yêu sự thật, khoa học, chính xác và dấn thân, không còn chỉ là những nhà phóng sự chạy rong, mà phải đọc, tư duy và thông tin chính xác, toàn diện.


Ánh sáng là 1 hiện tượng điện, ánh sáng tự nó, tất cả ánh sáng, dù là ánh sáng của mặt trời, của nến hay của đom đóm. Lấy điện ra khỏi thế giới, ánh sáng cũng sẽ biến mất theo.


Hollerith phát minh ra máy đóng lỗ, có thể ứng dụng để kiểm tra dân số rất nhanh. Hollerith là nhà thống kê Mỹ, sáng lập Tabulating Machine Corporation (trở thành IBM sau này).


Trọng lượng chính là thước đo cho năng lượng chứa trong một vật, chính xác hơn, năng lượng của 1 vật bằng trọng lượng nhân với bình phương vận tốc ánh sáng (e = mc2).


Anh quốc là nơi 100 năm trước đó đã diễn ra 1 cuộc cách mạng máy móc có ý nghĩa trong lịch sử với những máy hơi nước, máy dệt và xe lửa đã làm thay đổi sau sắc bộ mặt xã hội. Nhưng dường như người Anh sau đó có vẻ chùng lại. Hay là nước Anh còn đang ngồi hưởng cho hết những thành quả đó trong không khí thi vị và thơ mộng như Hy Lạp trước đây?


Xe chỉ được phép chạy với tốc độ 3,2km/h trong các thành thị hay làng mạc với 4km/h ở những đường quốc lộ.

100 thước trước mỗi chiếc xe như thế phải có 1 người cầm cờ đỏ chạy để báo động cho người đi đường và xe ngựa tránh.


Nếu như năm 1890, trên thế giới chỉ có 3 hãng Daimler, Benz, Peugoet duy nhất, thì vào năm 1899 chỉ ở nước Pháp số hãng xe đã phồng lên 75.


Chính Porsche là người sau này chế tạo chiếc Volkswagen nổi tiếng thế giới. Năm 1934 khi Hitler yêu cầu các hãng kỹ nghệ phác hoạ cho ông đề án một chiếc xe hơi mới, “để tặng cho nhân dân Đức với giá không đắt hơn giá một chiếc xe máy hạng trung.”


Ở các nước Bỉ, Thuỵ Sĩ, Ý, Hà Lan và Thuỵ Điển, kỹ nghệ xe cũng mọc lên, cũng dựa theo kĩ thuật của Daimler, Benz và Panhard-Levassor. Tổng cộng, cuối năm 1900 có 300 hãng xe hơi mọc lên, chỉ trong vòng 15 năm thôi, quả là nhanh như nấm.

Trong khi đó, ở Mỹ chiếc xe hơi còn ở trong phòng thí nghiệm. Henry Ford tới 1890 vẫn chưa được ai biết tới bao nhiêu, ông chỉ là 1 người thợ sửa xe chạy máy hơi nước ở Detroit.


Thắng lợi này không những là 1 sự rung chuyển đối với hãng Benz mà còn đối với nền kỹ nghệ xe hơi Pháp. Tổng thư ký của Câu lạc bộ xe hơi Pháp đã phải tuyên bố rằng: “Chúng ta đã bước vào thời đại Mercedes!” Với chiếc Mercedes, xe hơi như đã trở thành 1 ngôn ngữ và có 1 văn phạm riêng từ đây. Những con mắt kiến tạo xe trên thế giới đều ngó về chiếc Mercedes của Maybach như để định hướng cho mình.


Sự ham muốn cải thiện điều kiện sống của chúng ta, một ham muốn đến với chúng ta từ trong bụng mẹ, và không bao giờ bỏ chúng ta cho đến khi chúng ta xuống mồ.


Trong các cuộc cách mạng công nghiệp của thế kỉ 19, từ các quốc gia lục địa, đến Hoa Kỳ, rồi cuối cùng là Nhật Bản, thì cuộc cách mạng của Đức có thể nói là ấn tượng nhất. Hồi đó nói chung, không có FDI hay ODA, mà hoàn toàn tự lực cánh sinh. Nhưng trong khi các cuộc cách mạng công nghiệp khác diễn ra để phục vụ phát triển kinh tế là chính yếu, thì cuộc cách mạng Đức đi xa hơn: tạo ra cuộc cách mạng khoa học và giáo dục, đem lại những cống hiến to lớn lâu dài cho nhân loại. Đại học Đức, hay Humboldt, trở thành mô hình đại học nghiên cứu cho toàn thế giới. Học giả Đức trở thành những mẫu mực thế giới. Đức hầu như nhận được mỗi năm một giải Nobel, một hiện tượng chưa từng có, cho đến khi Hitler người huỷ diệt lên nắm quyền.


Phát triển tiềm năng lớn nhất là “vốn trí tuệ” (capital of mind). Phải tiến lên công nghiệp hoá đất nước, đó là mệnh lệnh của thời đại, bởi vì công nghiệp, industry, mới là sức bật của kinh tế, chứ không phải là nông nghiệp hay thương mại. “Công nghiệp hoá hay là chết.” Tăng trưởng công nghệ là nguyên cớ chính yếu của tăng trưởng kinh tế. Không có tăng trưởng công nghệ, kinh tế sẽ sa vào bãi lầy của sự trì trệ.


Goethe và Hegel, những người khổng lồ của thời đại, là những người ngưỡng mộ Napoleon và sự vĩ đại của nhân vật lịch sử này, một “Tinh thần thế giới,” Weltgeist, đi trên lưng ngựa, con người của Hiện đại và Tương lai. Đối với nhiều người Napoleon là Đại biểu của sự Tiến bộ, của Tinh thần thời đại có văn hoá, của Tự do, là “Kẻ tử thù” của chế độ phong kiến và chế độ cũ. Chinh phục đến đâu, Napoleon cho cải tổ các thể chế, mang những xung lực hiện đại hoá đến đó.


Nhưng khi máu đổ, khủng bố hàng loạt diễn ra ở cách mạng Pháp, “nhân danh đức hạnh của Khai sáng,” giới tinh hoa Đức cảm nhận đó là tai hoạ của lý tính. Họ quay về nội tâm để làm 1 cuộc cách mạng khác về tinh thần. “Sự thật tôi không thể là bạn của cuộc Cách mạng Pháp, bởi vì tôi cảm nhận những hành động khủng khiếp kề cạnh tôi, và hàng ngày hàng giờ tôi phẫn nộ. Cũng như tôi không phải là bạn của sự chuyên quyền” như Goethe nói. Ông không thích những sự bắt chước giả tạo du nhập những thứ không phù hợp với cái gốc rễ sâu xa của quốc gia. Tất cả những sự bắt chước giả tạo đều thất bại. Phải xuất phát từ “trái tim của mình” và sự cần thiết thực sự của hoàn cảnh.


Những biện pháp trên của Phổ không khác gì hơn là thực hiện triết lý Hãy để người ta làm — Laissez-faire — của Adam Smith. Nếu chính quyền để cho dân tự do làm những gì họ thấy thích hợp nhất, thì những người sản xuất và buôn bán của quốc gia sẽ sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu của thị trường hữu hiệu và kinh tế nhất. Hệ quả là: Hãy tạo ra chính quyền càng nhỏ gọn càng tốt.


Phổ lúc đó vẫn là nước nông nghiệp. Và phần lớn dân vẫn còn thất học. Lý do gần gũi và cấp bách nhất cho cuộc cải cách đó nhìn từ phía vua Phổ là vấn đề ngân sách trước mắt: Muốn có thêm thuế để nuôi bộ máy đối phó với chiến tranh, và tài trợ cho cải cách, cho nên phải có kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ.


Nhưng người Đức không thể chỉ làm những cái thực dụng. Họ ở tầng cao của tính cách không thể từ bỏ truyền thống tư duy triết lý, lý thuyết, nghĩa là sâu rộng và hệ thống. Khoa học là cái toàn diện và sâu rộng. Tư duy hệ thống là điều sẽ đi vào cuộc cải cách vĩ đại của Đại học nghiên cứu Đức, và sẽ tạo cho nước Đức tiếng tăm lừng lẫy về khoa học cơ bản.


Dĩ nhiên, con đường tiến lên của Đức khó khăn hơn con đường của Anh, vì phải chịu những điều kiện biên ngặt nghèo do sự thống trị của Anh quốc ở cửa ngõ. Nước Đức không thể áp dụng chính sách tự do thương mại của Adam Smith với các quốc gia khác, là chính sách chỉ áp dụng cho các quốc gia đã phát triển. Nước Đức có riêng các lý thuyết gia của mình: Karl Freiherr vom Stein, linh hồn của cuộc đại cải cách, và đặc biệt Friedrich List, lý thuyết gia kinh tế xuất sắc. List chống lại Smith dữ dội, cho rằng tự do mậu dịch chỉ để phục vụ lợi ích ích kỷ của Anh và gây thiệt hại cho các quốc gia đi sau. Nhật bản hơn nửa thập kỷ sau cũng dựa vào List để đối phó với các nước phát triển. Mỹ trước đó cũng áp dụng List. Họ xây dựng các hàng rào thuế quan của mình, và từng bước củng cố nội lực để có sức cạnh tranh và mở cửa.


Sự tăng trưởng theo Smith, như lợi lộc từ thương mại, mở rộng thị trường, chuyên môn hoá theo vùng, dần dần bão hoà nếu không có đổi mới sáng tạo công nghệ.

Trong chính sách ngoại thương, Smith là nhà kinh tế của các nước đã phát triển, trong khi List là nhà kinh tế của các nước đang vươn lên từ lạc hậu.


Nước Đức cuối thế kỷ 18, đầu 19, là 1 Hy Lạp mới trong sự thăng hoa văn hoá chưa từng có. Nó tuy bất lực, yếu đuối về mặt vật chất, nhưng rất giàu có về tinh thần và ý tưởng. Họ cho Pháp là một “La Mã mới,” bá quyền, được tổ chức cao, văn minh, nhưng “thiếu văn hoá.” Trong cơn hoạn nạn, sự “thăng tiến tinh thần là chính.” Cho nên phải đặt giáo dục lên làm nhiệm vụ hàng đầu.


Tấm gương Đức cho thấy, văn hoá có sức mạnh vực dậy 1 nền kinh tế lạc hậu, và cho nó thêm tầm vóc xứng đáng với tầm vóc của văn hoá. Chính văn hoá đã cứu lấy chính trị.


Bất động sản là 1 cái ao, nhưng thương mại là 1 nguồn suối. Chính thương mại Anh thời Defoe đã tạo nên sự phồn vinh của xã hội làm tiền đề cho cuộc Cách mạng công nghiệp sắp tới, và duy trì sự phát triển mạnh mẽ của nó.


Điểm quan trọng là sự tách rời hành pháp khỏi lập pháp. Theo Smith, một nền “hành chánh luật pháp có thể chịu được” là 1 trong những chìa khoá để chủ nghĩa tư bản phát triển.

Điều này gắn liền với việc công nhận và bảo vệ quyền tư hữu bằng pháp luật công minh.


Marx tự hỏi: “Tại sao lịch sử ở phương Đông là lịch sử của tôn giáo? Ở phương Đông không tồn tại tư hữu. Đây chính là chìa khoá để lên thiên đàng phương Đông.”


Người Anh hay tự hào quốc gia mình là “công xưởng của thế giới” (workshop of the world). Năm 1850 Anh sở hữu phân nửa tổng số tàu đi biển của thế giới, phân nửa đường ray xe lửa. Anh luyện 2.5 triệu tấn sắt, bằng 5 lần Hoa Kỳ, 10 lần Đức.


Việt Nam cũng có “30 năm công nghiệp hoá,” nhưng làm sao sánh được với Hàn Quốc, quốc gia chưa đầy 20 năm công nghiệp hoá 1962-82 đã làm nên thần kỳ kinh tế? Park Chung Hee lên nắm chính quyền 1961, thì 1975, Hyundai cho ra đời chiếc ô tô đầu tiên với 90% nội địa hoá của họ. Tức chỉ 7 năm sau khi họ lắp ráp chiếc xe Ford đầu tiên năm 1968, và chỉ 2 năm sau khi Park Chung Hee đưa ra chỉ tiêu cho Hyundai, Kia và Daewoo. Họ có nền công nghiệp nặng và điện tử phát triển hỗ trợ lúc đó.