Sự bất hạnh trả lại cho con người những phẩm hạnh mà sự sung túc lấy mất.


Hakko Ichiu từng đề cập đến “sứ mệnh thiêng liêng” của dân tộc Nhật là “đặt tám phương hoàn vũ dưới cùng một mái nhà” để dựng lên sự hài hòa và phôn thịnh. Sự kích động mang tính tôn giáo ấy được dựa vào học thuyết shinkoku-shugi, theo đó Nhật Bản được nâng lên thành một “thiên quốc” cao hơn tất cả các nước khác và tổ tiên của người Nhật được nâng lên thành “dân tộc khai thiên lập địa” mà minh chủ là Tenno, Thiên hoàng.


Năm 1941, chính sách ngu dân điên rồ của một số tướng lĩnh quân sự cực đoan đã phỉnh phờ cả một dân tộc. Sự điên rồ và lừa bịp ấy đã kết thúc bằng một thảm họa cho dân tộc và một sự nhục nhã đến mức có lẽ người Nhật sẽ vĩnh viễn không còn dám mơ tưởng gì đến phiêu lưu quân sự nữa. Chính từ nỗi nhục nhã ê chề ấy, đã nảy sinh một khát vọng phục thù không thể cưỡng được mà 45 năm sau khi bại trận, đã ngày một trở nên rõ ràng hơn qua công cuộc tái thiết nước Nhật và qua ảnh hưởng không ngừng lớn mạnh của nó trên sân khấu quốc tế.


Nước Trung Hoa với trật tự ngàn xưa bị phá vỡ vĩnh viễn bởi sự xuất hiện của người Tây phương, đã không bao giờ biết thích nghi với thế giới bên ngoài. Nhật Bản, ngược lại, đã quyết định từ bỏ thái độ cố chấp và tìm cách khai thác những tinh túy của phương Tây. Để giữ lấy bản sắc dân tộc và tâm hồn tố quốc, Minh Tri Thiên Hoàng đã cho rằng cần giới hạn tối đa sự hiện diện của ngoại bang trên đất Nhật. Để làm được điều đó, nước Nhật cần phải hùng mạnh để xóa bỏ sự cách biệt về quân sự, khoa học và kỹ thuật so với các nước ngoại bang. Cần phải làm sao để nước Nhật cũng hùng cường như họ và có đủ sức để chống lại họ. Nhưng, để thực hiện được điều này, xã hội Nhật Bản cần phải được cách tân và thu thập mọi kiến thức tốt nhất của phương Tây.


Từ lâu trong lịch sử, nước Nhật đã nuôi dưỡng một thứ mặc cảm tự ti trước để quốc Trung Hoa rộng lớn và hùng mạnh. Mặc cảm ấy đã tạo ra một thứ phản xả tự về và cô lập, mang đậm màu sắc dân tộc chủ nghĩa.


Tổng kết của 44 tháng chiến tranh thật khủng khiếp: Nhật Bản thừa nhận có 657.000 binh lính bị thiệt mạng. Hoa Kỳ ước tính con số thực thụ lên đến 1,2 triệu quân nhân và 600.000 thường dân bị chết.


Cho nên, ở Đài Loan, số người Hoa lớn tuổi thường không mấy gay gặt khi hôi tưởng lại thời kỳ thống trị của Nhật Bản. Sự thống trị này đã đem lại trật tự cho chính quyền sở tại và Đài Loan đã được hưởng những lợi lộc của một chính sách phát triển kinh tế nói chung là tích cực. Ở đây, người Nhật đã không tiến hành những hoạt động khủng bố như ở Trung Hoa lục địa.


Trong những lần đến Nam và Bắc Triều Tiên, trái tim tôi đã se lại trước cảnh tượng một nên văn minh với bao kỳ công tuyệt đẹp đã bị phá hủy bởi quân đội Nhật hoàng trong thời gian từ 1910 - 1945. Trong toàn bộ lịch sử của mình, Triều Tiên chưa bao giờ biết đến một tai họa khủng khiếp đến như vậy. Trong giai đoạn đó, hơn hai triệu người Triều Tiên đã bị bắt sang Nhật làm khổ sai trong các phân xưởng để đóng góp cho tiềm lực chiến tranh của Nhật Bản. Do đó, có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết những người Triều Tiên ở lứa tuổi có thể nhớ được, đều nuôi trong lòng một sự nghi ngờ sâu sắc, nếu không muốn nói là một thái độ thù địch công khai, đối với Nhật Bản?


Một cảm giác thua cuộc hoàn toàn, thất bại tuyệt đối đã bao trùm lên nước Nhật. Nhưng cảm giác ấy cũng lại đi kèm với cả những tiếng thở dài thoát nạn: chiến tranh đã chấm dứt.


Những người này nhấn mạnh rằng nếu muốn lập nên ở Nhật Bản một nền dân chủ thực sự thì hoàng đế sẽ giữ một vai trò ổn định hóa vô cùng cần thiết. Mặt khác, việc truất ngôi và đem xét xử hoàng để rất có thể sẽ biến nước Nhật thành bất trị. Những lập luận này đã thăng. Hoàng để chỉ bị buộc (và ông đã thực hiện điều đó rất sốt săng, có lẽ vì đã quá mừng rỡ là không bị đưa ra xét xử thô bạo như mọt tên tội phạm chiến tranh) phải từ bỏ các đặc quyền “thần linh” của mình. Hầu hết các quyền lực chính trị của ông đều bị tước bỏ. Ông chỉ còn là một biểu tượng sống và hợp pháp của dân tộc, cũng như sự thống nhất của Nhật Bản.


“Với một sự nhanh chóng đáng kinh ngạc, dân chúng Tokyo đã dọn sạch thành phố”. Thật là một điều không thể tưởng tượng nổi. Trong vòng 15 ngày, họ đã lập được trật tự. Đó là “tác phẩm” của dân chúng, vì quân đội đã trở về các doanh trại. Người Mỹ chỉ đổ bộ đến sau đó.


Phái đoàn đã tuyên bố không úp mở với người Nhật là không thể có chuyện cho phép họ rót những khoản bồi thường dưới dạng các thành phẩm, vì cách bồi thường này sẽ tạo điều kiện cho nước Nhật tăng cường khả năng công nghiệp của mình. Theo ý phái đoàn này, nước Nhật phải thực hiện bồi thường dưới dạng các phân xưởng được tháo gỡ ra, vận chuyển và lắp đặt lại ở các quốc gia, nơi mà quân đội Nhật hoàng đã thực hiện những tội ác man rợ nhất. Một danh sách 1K phân xưởng đã được chuẩn bị sẵn sàng. Người ta cho rằng nước Nhật sẽ không bao giờ có thể ngoi lên được đến một mức sống cao hơn các nước châu Á khác.


Vài năm sau đó, khi bước vào cuộc chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã thay đối hoàn toàn các chính sách của mình. Vấn đề “trừng phạt” từ đó mãi mãi không còn được đặt ra cho nước Nhật nữa.


Năm 1952, nước Nhật chìm ngập trong sự đói nghèo. Tôi không nói là khốn cùng nhưng nghèo khổ thì chắc chắn. Dân thành thị trông đúng là thảm hải. Các ngôi nhà chọc trời mà chúng ta thấy ngày nay ở Tokyo thật ra mới chỉ được bắt đầu xuất hiện từ những năm 60. Khắp nơi, trong thành phố chỉ thấy những đường là đường… những con đường sụt lở. Năm 1952, ở Tokyo không có lấy một con đường trải nhựa. Đường sắt đã hoạt động. Nó không được tiện nghi lăm nhưng dù sao cũng là hoạt động. Thành phố không có xe hơi. Vài chiếc xe duy nhất đều là xe Mỹ. Những chiếc xe hơi Nhật Bản đầu tiên được sản xuất khoảng năm 1958.


Trong sự bân cùng ấy, dù sao cũng có một nét đặc điểm trái ngược với các nước khác ở châu Á: rất ít ăn mày. Tất nhiên cũng có những người đi quyên tiền từ các chùa chiền, nhà thờ, giáo hội. Nhưng ăn xin thì hầu như không. Những cảnh cướp bóc cũng là những hiện tượng hiểm hoi. Tuy nhiên, chợ đen thì lại nhan nhản khắp nơi. Đối với nhiều người, đó là phương tiện duy nhất đề tồn tại.


Nạn mãi dâm tái xuất hiện ì xèo. Nhưng đó không phải là một thứ mãi dâm thanh lịch và kín đáo của các geishas ở Tokyo thời tiền chiến mà là các nhà chứa thuộc hạng thô thiền nhất, nơi da thịt, với giá mạt hạng nhan nhản trong các ngôi nhà và đặc biệt để mua vui cho quân đội Hoa Kỳ.


Có hai sự kiện đã giúp Nhật Bản cơ hội để thanh toán dứt điểm sự đình đốn: cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950 và thế vận hội Olympic năm 1964.


Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã khiến nước Nhật, từ thân phận một kẻ thù bị đánh bại nhục nhã, được nâng lên thành một đồng minh ưu ái của Hoa Kỳ. Thoạt đầu, Mỹ đã từng dự kiến cùng các nước đồng minh câm chân Nhật ở một mức độ phát triển trung bình và hòa bình. Nhưng, kể từ năm 1950, chăng còn ai nhắc đến chuyện bồi thường cho các quốc gia nạn nhân của cuộc chiến Thái Bình Dương nữa. Chăng những thế, Hoa Kỳ còn quyết định bơm nước Nhật lên để biến nước này thành thành trì của “thế giới tự do” ngay sát Trung Quốc và Liên Xô.


Việc liên minh với Hoa Kỳ là một vận hội lớn để phát triển. Nó đảm bảo cho Nhật sự che chở quân sự của một cường quốc mạnh nhất thế giới, đông thời cũng cho phép Nhật với tới những kỹ thuật tinh vi nhất và vươn tới một thị trường rộng lớn và giàu mạnh nhất của thời đại.


Mười năm sau chiến tranh, nước Nhật đã lập lại được mức thu nhập bình quân đầu người của thời kỳ trước chiến tranh (1934 - 1936).


Ngay từ năm 1965, Nhật bản đã vượt xa các nước láng giềng châu Á của mình. GNP/đầu người của Nhật Bản đã đạt mức xấp xỉ bằng một nửa của Anh, Tây Đức, Pháp và băng khoảng 1/4 của Hoa Kỳ. GNP của Nhật Bản đã bắt đầu bỏ xa Ý và Canada. Nhật Bản vươn lên chiếm vị trí thứ năm về GNP trong số các quốc gia không cộng sản, đứng sau Hoa Kỳ, CHLB Đức, Anh và Pháp. Năm 1965, Nhật Bản nghiễm nhiên gia nhập câu lạc bộ các siêu cường.


Dự án này được hoàn tất vào năm 1964, 20 năm trước khi Pháp có tàu siêu tốc TVG. Nước Nhật đã có thể tự hào phô trương trước thế giới một kỳ công kỹ thuật chưa từng thấy trước đó: một chiếc tàu điện chạy trên một khoảng đường 500 km với vận tốc trung bình là 200 km/giờ. Cực kỳ quy củ và đúng giờ, cứ 15 phút nó lại xuất hiện một lần vào giờ cao điểm.


Những điều này người ta rất ít nói đến, nhưng chúng đã đóng một vai trò quyết định trong việc hồi phục kinh tế của Nhật Bản. Trước hết là Triều Tiên, rồi sau đó là Việt Nam: phải nói là cực kỳ quan trọng.


Cân phải xây dựng những con đường lớn. Sau đó, không chỉ là các hô bơi Olympic mà là cả các khách sạn, các phương tiện chuyên chở. Các nước Nhật đã dồn sức vào đó. Trong ký ức tôi hãy còn giữ lại ấn tượng cả một dân tộc đang bắt tay vào công việc.


Ngay sau chiên tranh, người Nhật thường củi khom lưng và hạ thấp đầu do sợ hãi và hổ thẹn. Các lá cờ Nhật đã biến mất trong một thời gian rất lâu. Chúng chỉ mới xuất hiện lại từ những năm 70. Việc tái thiết nước Nhật được thực hiện nhờ người Mỹ. Người Mỹ đã làm rất nhiều để vực dậy nước Nhật. Cụ thể là trong các lĩnh vực tài chính, chuyển giao tri thức, cung ứng hàng hóa, giáo dục (do các giáo sư và giáo viên Hoa Kỳ giảng dạy). Rất nhiều người Nhật đã đến Hoa Kỳ từ rất sớm để được đào tạo.


Người ta đã cân nhắc rất lâu về các cơ may của Nhật Bản và đã đi đến kết luận rằng đất nước không thế dẫn đầu trong mọi lĩnh vực. Vấn đề là phải chọn lựa một chiến lược phát triển đã được vạch ra, đặt sự thành công của đất nước và sự phồn thịnh tương lai trên một vài lĩnh vực ưu tiên. Đế có thể cạnh tranh được với quốc tế, các lĩnh vực này sẽ phải cần đến những nguồn vốn khổng lồ của nhà nước. Hàng loạt các tổ hợp công nghiệp và xí nghiệp lớn sẽ được nâng đỡ, trợ cấp, hỗ trợ và hướng dẫn để sao cho, khi tiến quân vào cuộc chinh phục thế giới đủ sức sản xuất và bán ra với giá rẻ hơn trên các thị trường hải ngoại. Có như vậy, mới có thể giành được những phần thị trường và mới chiến thắng.


Nhà nước, qua trung gian Ngân hàng xuất nhập khẩu và Ngân hàng phát triển Nhật Bản, đã cấp những khoản vay với lãi suất ưu đãi và đã tài trợ cho nhiều dự án phát triển. Trong một số trường hợp, các hãng ưu đãi còn được miễn các khoản thuế đánh lên lợi nhuận do xuất khẩu. MITI đã giành được một sự hỗ trợ đa dạng và thường xuyên của chính quyền. Thế lực của MITI đã đạt đến mức không một lãnh đạo xí nghiệp Nhật Bản nào dám tranh cãi về những “lời khuyên” của nó.


Năm 1965, số giờ lao động trung bình hăng năm của mỗi người Nhật là 2.400 giờ, hơn hàng trăm giờ so với con số ở các nước phương Tây.


Người bỏ xí nghiệp ra đi bị xem như kẻ phản bội và anh ta rất khó tìm được một việc làm ở nơi khác. Điều này người ta cũng đã nói nhiều, nhưng việc so sánh mới thật sự thấy rõ trong mức độ nhất định nào đó, nó giống người võ sĩ đạo gắn bó với lãnh chúa của mình, như lãnh chúa gắn bó các tướng quân. Luật xử thế cũng như thế: để có sự hài hòa gọi là wa mà người Nhật rất coi trọng, xí nghiệp có nghĩa vụ đảm bảo an toàn và bảo vệ đối với nhân viên, bù lại, nhân viên cũng có trách nhiệm phải trung thành và tận tụy với xí nghiệp.


Một yếu tố nổi bật khác dẫn đến hiện tượng cất cánh kinh tế của Nhật Bản là một năng suất cao đi kèm với mức tiêu thụ nội địa thấp. Không có mối tương quan thần bí này, có lẽ không bao giờ nước Nhật có thế tích tụ được bấy nhiêu của cải để tạo nên sự hùng mạnh ngày hôm nay. Trong các năm cao điểm, các ngành công nghiệp Nhật Bản đã có năng suất tăng nhanh chóng và ổn định trong khi mức lương chỉ tăng một cách ì ạch. Điều này dẫn đến một hệ quả kép: giảm chi phí sản xuất và tăng mức lợi nhuận. Thêm và “hỗn hợp nổ” ấy là một sự đạm bạc và dè xẻn mà người dân Nhật không bao giờ chối cãi. Và đó chính là những điều kiện hội tụ để nước Nhật tích lũy nhanh và tái đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.


Trong vòng 18 năm, Nhật Bản đã nhân GNP của mình lên hơn 19 lần!


Trong khi các ông chủ Hoa Kỳ tự cho phép mình những mức lương kếch xù và các cổ đông bỏ túi những phần chia hậu hĩ, thì ở Nhật Bản lợi nhuận bao giờ cũng được đưa vào tái đâu tư. Hơn nữa, trong khi dân Mỹ vui vẻ với cuộc sống hưởng thụ, thì người Nhật lại rất chí thú với một cuộc sống cần kiệm. Tỷ lệ dành dụm của các gia đình Nhật chiếm đến 20% tổng thu nhập.


Ngày nay, số lượng người máy ở Nhật Bản đã nhiều hơn số lượng người máy của tất cả các nước trên thế giới gộp lại. Cuối năm 1990, Nhật đã có 250.000 người máy công nghiệp, chiếm 60% thị trường thế giới, so với con số khoảng chừng 37.000 người máy của Hoa Kỳ vào cuối năm 1989.


Từ bên bờ này của Thái Bình Dương là một cuộc tìm kiếm ráo riết các nguồn lợi ngăn hạn và phân phối lại các lợi tức. Ớ bờ bên kia, lại là một chiến lược phát triển dài hạn nhằm kiên trì chiếm lĩnh các thị trường. Ở phương Tây là sự háo hức các nguồn lợi, bất chấp sự thiệt hại của người làm công. Ớ Nhật Bản là các lợi nhuận được tái đầu tư và sự hài hòa trong xí nghiệp. Ở châu Âu và Hoa Kỳ, quyền quyết định thuộc về giám đốc. Ớ Nhật Bản, quyền quyết định thuộc về tập thế.


Nhật Bản quyết định nhường việc sản xuất hàng hóa đòi hỏi công nghệ thấp và giá trị thặng dư cao cho các nước công nghiệp khác và cho các khu vực ở châu Á đang phát triển nhanh như Đài Loan, Nam Triêu Tiên, Hồng Kông và Singapore.


Sau khi transistor được tìm ra, ai là người đầu tiên mua lại băng phát mình? Đó là người không lồ tương lai: SONY của Nhật Bản.


Điều luật nói trên của Nhật Bản đã loan báo với các tố hợp công nghiệp Nhật Bản rằng, kể từ ngày ấy, ngành điện tử là một trong các lĩnh vực ưu tiên của chính phủ. Chính phủ Nhật Bản đã quyết định hy sinh tất cả để san bằng sự chậm trễ so với Hoa Kỳ. Việc thực hiện điều luật ấy đã rõ ràng: MITI, phối hợp cùng các nhà công nghiệp Nhật Bản, chọn ra các sản phẩm mục tiêu và định hướng các tuyến nghiên cứu. MITI sẽ nắm tay các nhà công nghiệp và tung họ vào chiến trường này. Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ mọi khoản trợ cấp cần thiết.


Về phần mình, Hoa Kỳ chưa bao giờ thực sự tìm cách bảo vệ nên công nghiệp của chính mình. Sinh viên và kỹ sư Nhật Bản đã được tiếp đón nồng nhiệt tại các trường đại học Mỹ. Makoto Kikuchi kể lại làm thế nào vào tháng 9 năm 1960, khi ông còn là một nhà nghiên cứu trẻ tuổi, đã may mắn được nhận vào phòng thí nghiệm của Viện Công Nghệ Massachuset và từ đó có thể chiếm lĩnh, chỉ trong một thời gian ngắn, những tinh túy nhất trong công nghệ của Hoa Kỳ để đem về phục vụ cho đất nước mình. Các bằng phát minh cho các phát hiện mới nhất hầu như đều có thể moi được không mấy khó khăn. Sau này, người Mỹ đã giận dữ lên án Nhật Bản là đã do thám họ và đã sao chép một cách thô thiển các kỹ thuật của họ.


Từ cuối những năm 60, người Nhật đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường xe hơi cỡ nhỏ hoặc cỡ vừa. Công nghiệp Hoa Kỳ không sản xuất những loại xe cỡ này và khách hàng Hoa Kỳ bị choáng váng trước những cuộc khủng hoảng dầu hỏa và việc tăng vọt giá xăng dầu, đã bắt đầu quan tâm đến xe hơi Nhật Bản vốn tiêu thụ ít nhiên liệu hơn rất nhiều so với các “gã khổng lô” Dodge, Cadillac, Pontiac…


Điều thứ hai là các nhà chế tạo Hoa Kỳ đã chậm trễ về mặt công nghệ đến hàng chục năm. Chúng tôi cho rằng xe hơi Hoa Kỳ đã bị lạc hậu 10 năm so với các kiểu xe châu Âu. Điều này là do hệ thống của Hoa Kỳ, mà theo đó cứ ba tháng một lần, phải đưa ra các con số chứng minh công ty đang trên đà tăng trưởng và phải trả cho các cô đông phân thu nhập bình thường mà họ trông đợi trong một thời gian ngăn. Hệ thống này đã cản trở nghiêm trọng việc đầu tư dài hạn.


Đặc biệt là họ đã tin như đinh đóng cột là người Nhật cũng chỉ trở thành một bạn hàng kinh tế như các bạn hàng khác. Họ đã hoàn toàn sai lầm ! Họ nghĩ răng nước Nhật cũng sẽ tuân thủ luật chơi về tự do mậu dịch và vì thế, sẽ không làm hại đến Hoa Kỳ, vì người Mỹ vẫn luôn có những phương tiện quân sự hoặc gì đó để gây áp lực khiến người Nhật phải ngoan ngoãn quy thuận. Nhưng, trên thực tế, những điều như thế không hề diễn ra.


Và giờ đây, do sự mù quáng tai hại của người Mỹ mà người Nhật đã lọt được vào một hệ thống mà họ luôn chiến thắng trong mọi trường hợp. Nếu đồng yên tăng, họ sẽ đầu tư và nếu đồng yên giảm, họ sẽ xuất khẩu. Trong trường hợp này hay trường hợp kia, chúng ta cũng đều thua cuộc.


Biếu hiện cho những biến động kinh tế Nhật Bản là nông nghiệp đã giảm sút và chỉ còn chiếm 2,5% GNP năm 1980 so vói 5% năm 1970 và 9% năm 1960.


Sự ô nhiễm công nghiệp đã tàn phá đất nước. Trường hợp bi thảm của làng Minamata (bị ô nhiễm chất độc mercury) đã được cả thế giới biết đến.


Trong những năm 60, khi Nhật Bản mới bắt đầu được nói tới, ở phương Tây người ta thường nhìn đảo quốc châu A nhỏ bé này bằng cái nhìn ân cần, lịch sự. Nhưng điều che giấu bên trong là sự khinh khi đượm màu sắc phân biệt chủng tộc đối với cái mà ý thức tập thể, dù không nói ra, coi là “tên lùn da vàng” thất trận. Dù Nhật Bản đã xứng đáng với những vòng nguyệt quế vinh quang đầu tiên, những kẻ xấu miệng luôn luôn hoài nghi, đã hấp tấp gọi là “chàng khổng lồ chân đất sét”. Bởi vì - người ta huênh hoang tuyên bố - chắc chắn là anh chàng “vô địch” dám đòi hỏi chỗ đứng dưới ánh mặt trời bên cạnh những cường quốc của thế giới này sẽ phải sụp đổ trước biến động kinh tế lớn đầu tiên. Không có dầu lửa, không có nguyên liệu, anh chàng nhỏ bé này làm được gì?


Những kẻ hay lên lớp chắc hẳn không còn đủ thời gian để khuất phục Nhật Bản, bởi vì Nhật đã ý thức được sức mạnh của mình và đã bắt đầu quan sát bằng con mắt phê phán các nền văn minh trước đó đã từng mê hoặc họ. Hơn nữa, trên thế giới không còn có tấm gương nào để Nhật Bản phải noi theo, và nhìn nước Mỹ ngày càng tụt hậu, Nhật Bản hiểu rằng từ nay mình phải làm chủ lấy mình.


Trong một lĩnh vực rất gần với giáo dục là tiêu thụ sách, báo, tạp chí, người Nhật cũng đứng đầu thế giới. Hơn 4 tỷ rưỡi bản tạp chí định kỳ được xuất bản hàng năm ở Nhật. Người Nhật đọc (sách, tạp chí, truyện tranh hoặc báo) ở mọi nơi, mọi lúc.


Về thời gian lao động, nước Nhật - thật sự không có gì đáng ngạc nhiên - bỏ xa các nước khác với 2.165 giờ lao động bình quân năm 1988, trước người Mỹ (1.847 giờ) và Thụy Sĩ (1.800 giờ). Trong số các nước châu Âu, CHLB Đức là nơi mà người ta làm việc ít giờ nhất (1.560 giờ hàng năm).


Kỳ cục thay, dù làm việc quên mình như vậy, người Nhật lại đạt kết quả khá tồi về mặt năng suất. Nhật Bản xếp hạng áp chót trong số 11 nước công nghiệp.


Những khu vực lạc hậu nhất của Nhật là nông nghiệp và xây dựng, những lĩnh vực mà năng suất của Nhật chỉ bằng 1/3 của Mỹ!


Hãy xem cuộc sống thường ngày của viên chức Nhật điển hình, viên chức hạng trung. Đó là một con người tất bật, căng thẳng, suy kiệt, lao lực quá sức, thiếu ngủ thường xuyên, không có thì giờ cho cuộc sống gia đình, hơn 16 giờ trong ngày phải sống ngoài gia đình, trên các phương tiện di chuyển, trong văn phòng hoặc trong quán xá. Thường thì anh ta, vội vội vàng vàng rời khỏi nhà khi trời còn chưa sáng, hâu như không ăn gì, để kịp bắt chuyến xe lửa ngoại ô mà vào giờ đó bao giờ cũng đông nghẹt.


Diện tích trung bình nhà ở mới xây dựng tại Nhật thấp hơn các nước khác gần 20m2 (79m2 so với 98m2).


Làm công dân một nước giàu thì có ích gì nếu bị thất nghiệp và gạt ra ngoài lề. Về nạn thất nghiệp, Nhật Bản xoay sở rất giỏi với tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 2,3% dân số hoạt động vào năm 1989 - một kỷ lục tuyệt đối trong nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu.


Chỉ riêng vùng Tokyo và ngoại ô, xét về mặt kinh tế, đã mạnh hơn toàn bộ nước Ý hoặc nước Anh.


Đúng là Mỹ, với 99 nhà tỷ phú, vẫn còn năm số lượng lớn nhất các gia đình tỷ phú trên thế giới. Nhưng tình hình đang thay đổi, bởi vì 40 trong số 271 nhà tỷ phú theo danh sách của Forbes là người Nhật, trong khi mới cách đây 10 năm còn chưa có người Nhật nào.


Trở thành người cho vay số 1 của thế giới, Nhật Bản có được một sức mạnh chính trị đáng ngại, tuy chưa rõ ràng. Dù sao, băng cách cho vay hoặc không cho vay, Nhật Bản có thể làm một nước khác sống sót hoặc chết chìm. Các ngân hàng Nhật do đó ngày càng có khả năng ra những mệnh lệnh chính trị cho một chính phủ đang gặp khó khăn.


Sự cách biệt về của cải giữa người Nhật bình thường và gia đình của các nhà công nghiệp lớn là một sự cách biệt không lô. Nhưng những đặc quyền ấy hiểm khi quá đáng và nhất là hâu như không bao giờ được phô trương. Những nhà tỷ phú lớn giải trí trong những câu lạc bộ kín đáo, che đậy khỏi cặp mắt hạng bình dân. Ở Nhật có một giới quý tộc tài chính sống đế vương mà hầu như người ta không biết gì và cũng rất ít người có thế nghi ngờ. Nhưng những gia đình trung bình quả thực không còn gì để than phiền về số phận và hầu như chín trên mười người Nhật đã là những “quý ông”.


Người Nhật bỗng nhiên đam mê môn chơi golf từ mấy năm nay. Hàng chục sấn golf được xây dựng khắp nước Nhật đến mức đe dọa cả môi trường và những cảnh quan độc nhất vô nhị. Khoảng 15-16 triệu người Nhật cho biết họ có chơi golf, trong khi ở Pháp chỉ có 150.000 người. Chơi golf ở Nhật đã trở thành một mốt đua đòi, một biêu tượng thành công về mặt xã hội.


Người ta bảo Nhật Bản không chỉ làm giàu một cách bất chấp mà còn bo bo giữ của. Bởi vì, dù họ có viện trợ, chẳng bao giờ đó là viện trợ vô vụ lợi. Ngay cả viện trợ nhân đạo cũng thường bị ràng buộc vào điêu kiện là phải mua hàng hóa của Nhật. Cho vay với lãi xuất ưu đãi cũng vậy. Sự chỉ trích ấy là tuyệt đối đúng trong một thời gian dài. Bây giờ nó vẫn còn đúng, ít nhất là một phần.


Và dù người ta có nói rằng các khoản tiền bỏ ra trên lý thuyết có thể dùng để tiến hành các dự án với những bạn hàng không phải Nhật Bản thì trong thực tế cứ hai dự án thì có một được thực hiện với các xí nghiệp Nhật Bản. Trong trường hợp đó, viện trợ của Nhật trở thành một hình thức tài trợ ngụy trang cho chính nền công nghiệp của họ.


Trong các phòng làm việc của MITI, trong hành lang các xí nghiệp lớn, trong các xưởng máy, đâu đâu cũng chỉ một khẩu hiện: xuất khẩu. Xuất nữa, xuất nhiều hơn, xuất mãi để làm giàu đất nước. Nhưng, để có thể tự túc và tích lũy của cải cho nước Nhật, phải thực thi một điều kiện: xuất nhưng không nhập. Hoặc, nhập càng ít càng tốt. Cấm nhập hàng tiêu dùng. Cũng chẳng cần phải thuyết phục dân chúng. Một cách tự phát, dân chúng Nhật hoàn toàn ủng hộ sự nghiệp tái thiết đất nước. Kết quả là trong nhiều thập kỷ, sản phẩm nước ngoài dù cùng chất lượng cùng giá, không có cơ may nào có được khách hàng ở Nhật.


Ngay từ sau chiến tranh, Nhật Bản đã xuất khẩu sang các nước láng giềng gần gũi ở châu Á. Không có khoản lợi nhuận nào được coi là nhỏ cả và tất cả các vụ kinh doanh, dù khiêm tốn đến đâu, đều đáng thực hiện. Nhật không xem nhẹ nước nào.


Trong mấy năm tôi ở Trung Quốc, biết bao lần tôi được nghe nói răng người Nhật chỉ là những “con vật kinh tế. “Với người phương Tây các anh, có thể nói chuyện về đủ thứ đề tài. Còn với người Nhật thì không thể nào được. Họ chỉ hiểu được ngôn ngữ làm ăn.”


75% người Mỹ cho rằng sức mạnh kinh tế của Nhật là mối đe dọa chính đối với an ninh của Mỹ; chỉ có 21% cho rằng mối đe dọa chính là sức mạnh quân sự của Liên Xô.


Trước sự phản đối ầm ĩ của Mỹ, ở Tokyo người ta áp dụng một kịch bản cổ điển. Trước hết, làm bộ như không hiếu gì cả và thực lòng phản đối. Sau đó, người ta khăng định - phần nào đó có lý - răng nếu sản phẩm của Mỹ không bán được trên thị trường Nhật thì lý do chính là vì chúng không tốt băng các sản phẩm cùng loại của Nhật. Người ta thêm: nhất là các nhà công nghiệp Mỹ phải có những nỗ lực cần thiết để thiết kế và sản xuất những sản phẩm thực sự phù hợp với nhu câu riêng của khách hàng Nhật Bản. Một chiến lược khác mà Nhật cũng đã quen dùng: tăng cường lobbying ở Washington để làm dịu bớt căng thăng. Để đạt mục đích, người Nhật không ngần ngại thuê các cựu thành viên trong chính quyền Mỹ hoặc gia đình họ nhằm sử dụng các quan hệ của họ tác động hiệu quả lên quốc hội và chính phủ.


Tháng 7/1989, Nhật Bản bị buộc phải đi vào thương lượng với Mỹ. Những cuộc thảo luận ấy, được gọi là “Sáng kiến về các trở ngại cơ cấu” đối với trao đổi thương mại (Structural Impediment Initiative), thường được gọi tắt là SII, là những cuộc thảo luận kéo dài và khó khăn. Ở Washington, nhiều lần người ta tin rằng sẽ không bao giờ ký được thỏa thuận và sự bùng nổ của cuộc chiến tranh thương mại là không thể tránh khỏi. Để kích thích nhu cầu nội địa Nhật Bản và làm cho nhập khẩu của Nhật ngang bằng với xuất khẩu, Mỹ đòi hỏi Nhật Bản tăng chi tiêu công cộng. Washington muốn chi tiêu công cộng của Nhật từ 6,3% năm 1989 tăng lên 10% PNB trong vòng ba hoặc bốn năm. Chính phủ Nhật, mà ngân sách dành cho chi tiêu công cộng được định là 7,1% cho tài khóa 1990, kiên quyết từ chối lần cuối cùng đề nghị này. Họ khẳng định: yêu sách của Mỹ sẽ không tránh khỏi làm thay đổi lối sống của Nhật và đưa đến lạm phát.


Nhưng giới chức Nhật khó lòng che giấu sự cay đắng của họ khi bị đẩy đến những nhượng bộ như vậy, những nhượng bộ mà như người ta đoán trước là “giới hạn tối đa có thể chấp nhận được” đối với Nhật. Vậy thì vô ích nếu trong tương lai Mỹ lại muốn tấn công. Nhật sẽ không nhượng bộ nữa. Ớ chỗ riêng tư, người ta nói với người phương Tây rằng từ nay Nhật sẽ không dễ dàng nhượng bộ những tối hậu thư mang tính bá quyền của Mỹ. Ngày hôm sau, Thủ tướng Nhật chào mừng thỏa thuận và nói rằng những điều khoản của nó nằm trong lợi ích của Nhật, Mỹ và của cả thế giới.


Tư tưởng về cạnh tranh của họ luôn luôn mang tính chất cực kỳ đối kháng; mục tiêu là hủy diệt sự cạnh tranh; không phải là độ sức với cạnh tranh mà là loại bỏ nó.


Các nhà công nghiệp Nhật Bản đang có một thú tiêu khiển mới là mua lại các xí nghiệp gặp khó khăn trong các nước chúng ta, mà thường khi các xí nghiệp này lại bị chính các ngành công nghiệp Nhật Bản đẩy xuống hố. Hàng mảng công nghiệp châu Âu và Mỹ rơi vào tay Nhật Bản khi họ tung ra hàng triệu đô la. Thực tế, Nhật Bản muốn thống trị nền công nghiệp thế giới, và họ không có cách nào khác.


Khắp nơi, đầu tư trực tiếp của Nhật như những đợt sóng kế tiếp nhau ào tới các chi nhánh công ty Nhật Bản, các nhà máy sản xuất cứ như từ dưới đất mọc lên và bắt đầu thuê mướn nhân công phương Tây. Ớ một số vùng đặc biệt chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nơi mà nạn thất nghiệp hoành hành, người Nhật được đón tiếp như những vị cứu tinh thực sự.


Sự đầu cơ ấy có lợi cho ai ? Không phải cho dân Nhật, bởi vì họ không còn có thể mua nhà ở được nữa. Tới mức mà nước Nhật, trước đây là vương quốc của sự kết dính xã hội, thì bây giờ dần dần bị xé thành hai giai cấp: những người chủ nhà đất (thường là do thừa kế) và những người không sở hữu nhà ở. Hiện tại, một nhân viên người Nhật muốn mua một căn nhà trong vòng bán kính 60km từ trung tâm Tokyo phải bỏ ra trung bình 8 năm tiền lương.


Giá cả tăng vọt chỉ có lợi cho các công ty lớn sở hữu đất đai. Thủ thuật ở đây rất đơn giản: vốn đẻ ra vốn. Một công ty có miếng đất được đánh giá băng sô tiên X có thế vay vôn tương đương với giá trị X đó. Rồi với giá trị bất động sản của nó tăng lên, công ty càng làm cho cái vốn lớn hơn của mình sinh lãi, thì kết quả logic là nó càng tích lũy được tài sản nhiều hơn.


Nếu một ngày nào đó giá bất động sản lại tụt mạnh đột ngột thì thiệt hại gây ra sẽ vô chừng. Chính vì thế, dù có các biện pháp của chính phủ nhăm hãm bớt đà tăng giá, dường như người ta loại trừ một sự sụp đố giá bất động sản. Những ngân hàng và công ty bảo hiểm khổng lồ của Nhật, những kẻ đầu tiên lãnh hậu quả nếu nó xảy ra, sẽ làm mọi cách để tránh một sự sụp đổ như vậy.


Nhật đầu tư ra nước ngoài không phải để làm vui lòng nước tiếp nhận đầu tư, mà nhằm mục đích một ngày nào đó thu về những khoản lời lớn nhất. Vả chăng, chính người Nhật đã nói ra điều ấy:

“Qua các khoản đầu tư trực tiếp, sản xuất tại chỗ tự bản chất là nhằm mục đích mang lại lợi nhuận lớn hơn hoặc là hạ giá thành sản xuất xuống mức thấp hơn các thương vụ xuất nhập khẩu thông thường.”


Khối lượng tư bản khổng lồ của Nhật không thể không được sử dụng, và đương nhiên phải chuyển ra nước ngoài nhằm tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn.


Thậm chí đến mức có dư luận xấu nói nước Anh đang trở thành một thuộc địa của Nhật Bản tại châu Au, hoặc nói nước Anh là hòn đảo thứ năm trong quân đảo Nhật Bản.


17 xí nghiệp của Nhật Bản đã đến đóng đô ở vùng đất này, điểm tập kết lớn nhất của Nhật Bản ở nước Anh. Những gì tinh túy nhất của nên công nghệ Nhật Bản đều được phô diễn ở nơi chỉ cách vài km là Iron brigde, cây cầu sắt đầu tiên của thế giới đã được xây dựng vào năm 1779. Đúng là một hình ảnh tuyệt vời giữa một bên là sức mạnh một thời huy hoàng đã qua của vương quốc Anh và một bên kia là sự rạng ngời của Nhật Bản trong thế giới hiện đại.


Thế giới khi đó sẽ được thống trị bởi ba trục kinh tế có sức mạnh cân bằng: một cạnh là vùng tự do mậu dịch bao gồm Hoa Kỳ và Canada. Một cạnh khác là thị trường chung châu Âu. Cạnh cuối cùng trong cái tam giác kỳ bí này là châu Á hợp nhất.


Tokyo không hề bỏ qua bất cứ một thị trường mới nào. Trong khi chờ đợi có sự mở cửa rộng rãi của những nước này, những nhà kinh doanh Nhật đang tranh thủ Cambodia, Lào và Việt Nam. Sự hiện diện của nước Pháp ở các nước này hiện chỉ mang tính chất tượng trưng và mặc dù Paris đã có nhiều cố gắng giành lại chỗ đứng đã bị mất song có nguy cơ nó vẫn sẽ mờ nhạt như hiện nay.


Nhật Bản đã là bạn hàng thứ hai của Việt Nam sau Liên Xô. Lợi dụng khó khăn của Liên Xô, không bao lâu nữa, Nhật Bản sẽ chiếm giữ vai trò hàng đầu và họ rất sẵn sàng giữ vị trí ấy.


Đúng theo bài bản về thâm nhập thị trường, người Nhật đã đưa các ngân hàng của mình đến trước để chuẩn bị bãi đáp, và khi tình hình chín muồi thì đầu tư đổ vào.


Do đầu óc chống Mỹ mạnh mẽ, những nước này đã mở rộng tay đón Nhật Bản. Mở đầu là Braxin với món nợ của Nhật Bản lên đến gần 15 tỷ đô la.


Tập đoàn công nghiệp thép NKK của Nhật Bản (một trong số 5 tập đoàn hàng đầu thế giới) đã mua lại 50% tập đoàn luyện kim National Steel Corps của Mỹ do đang bị tổn thất nặng nề vào thời điểm ấy. Vụ chuyển nhượng trị giá 292 triệu đô la (1,460 tỷ franc). Người ta cho răng người Nhật đã mua quá đắt. Nhưng từ ngày đó, National Steel Corps đạt được những món lợi nhuận kỷ lục nhờ việc giao thép cho các xí nghiệp xe hơi của Nhật Bản ở Mỹ. Cuộc làm ăn của NKK đã mở đường cho vài tập đoàn khác noi theo.


Những gì mà Nhật Bản mua lại của Mỹ chỉ trong vài năm đã nhiều hơn cả những gì nước Anh mua lại của Mỹ trong một thế kỷ.


Nếu như nước Nhật thắng trận và muốn kéo cờ của xứ sở Mặt trời mọc thì có nơi nào vinh dự hơn là trung tâm Rockefeller?


Năm 1989, có 770K du khách Nhật đến Pháp, và năm 1990 có gần 1M.


Cơ sở của chúng tôi quả thật là một bộ máy tình báo, bởi vì chúng tôi phải tập hợp cả một khối lượng thông tin khổng lồ về lĩnh vực xuất khẩu, bán và phân phối hàng của Pháp. Song chúng tôi cũng còn là một cái máy bán hàng. Công việc của chúng tôi là làm sao tiêu thụ trên thị trường Pháp các loại hàng hóa của các hãng Nhật như Sharp, Aiwa, Sanyo, Toshiba, NEC, Canon cũng như các mặt hàng dưới nhãn hiệu sản xuất tại Đài Loan, hoặc Nam Triều Tiên của các hãng như Samsung, Goldstar, Realistic và Archer. Máy vi tính, máy tính, hệ thống báo động, điện thoại, radio-báo thức, radio tự động và máy truyền hình.


Đối với người Nhật, thời gian và tình sâu nghĩa nặng là những nhân tố sống còn để tạo ra một không khí tin cẩn lẫn nhau. Tinh thần đồng đội và ý chí kiên quyết của những con người này không gì sánh bằng và không thể tìm thấy ở những xí nghiệp của chúng ta. Mỗi nhân viên của A&A đều như một người lính chiến đầu vì vị tướng Yamagata.


Vào lúc này, nước Nhật đang kiếm soát bộ máy kinh tế - chính trị thuộc loại hiện đại và hoàn hảo nhất của nước Mỹ. Bao trùm và có hiệu quả hơn cả một đảng chính trị ở Mỹ hoặc hơn cả nghiệp đoàn công nghiệp và hơn bất cứ một hội đoàn nào ở Mỹ, chiến dịch mà người Nhật tiến hành ở Mỹ có một mục tiêu rất quan trọng: tác động đến các quyết định chính trị của Washington.


Đề đạt được mục đích và để có thể giựt dây được, người Nhật đã chi ra khoảng 400 triệu đô la hàng năm nghĩa là bằng ngân sách của năm tổ chức thương mại và công nghiệp có ảnh hưởng nhất của Mỹ trong đó có Văn phòng thương mại Mỹ về Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia. Số tiền này rơi vào túi các cựu viên chức chính phủ Mỹ và được sử dụng để thành lập các “Úy ban hành động chính trị”, “Hội những người tiêu dùng” và nhiều tổ chức khác mà hoạt động chỉ cốt để truyền bá một tinh thần thân Nhật.


Vậy mà ngành công nghiệp xe hơi lại là cái xương sống của nền kinh tế kinh tế châu Âu. Khu vực sản xuất này sử dụng hàng triệu người ở khắp CEE và chỉ riêng ở nước Pháp đã là 200.000 người. Ngoài việc giết chết nên công nghiệp quốc gia, sự phá sản của các hãng sản xuất hàng đầu như Renault sẽ còn gây ra những hậu quả xã hội khôn lường. Một chính phủ khó có thể chấp nhận một thảm họa như thế. Bởi vì các phản ứng dây chuyền đối với các khu vực sản xuất khác sẽ là điều không tránh khỏi.


Nếu phương Tây chọn hạ sách là lùi về cố thủ, chúng ta sẽ thấy xuất hiện những cực mới, một bên là châu Á với Nhật Bản đứng đầu, một bên là sự suy thoái đã quá rõ của nước Mỹ. Chính sách cô lập và bảo hộ mậu dịch không phải là giải pháp lâu dài. Nếu thế giới phương Tây dùng biện pháp chiến tranh nhăm loại trừ sự cạnh tranh của Nhật Bản thì chắc rằng hành tinh chúng ta sẽ trở lại thời đại hoang dã. Song nếu phương Tây chọn con đường hòa nhập với phương Đông, có thể thế giới ngày mai sẽ là thế giới hài hòa và thanh bình.


Để khống chế thị trường, Nhật Bản “tìm diệt kẻ thù bằng cách bao vây, siết chặt và bóp nghẹt. Đằng sau vẻ lịch sự tuyệt vời và những lời lẽ thân thiện thì người Nhật đang thực sự là những kẻ giết người”.


Thị trường Nhật là thị trường hoàn toàn đóng kín. Người tiêu dùng Nhật Bản đã tài trợ cho cuộc chiến tranh ngoài nước Nhật bằng cả nền công nghiệp, bởi họ không mua một máy thu hình, một máy ghi âm hay một đĩa compact với giá ngang với người mua ở Pháp và người Mỹ mua ở Mỹ.

Người lao động Nhật tài trợ cho chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản bằng cách chấp nhận điều kiện làm việc và hệ thống xã hội mà với chúng ta (châu Âu) không thể nào chấp nhận được.


Họ ra vẻ phỉnh phờ, thật ra họ đang tiến hành một cuộc chiến tranh thật sự, song giống như những cuộc chiến tranh ngày xưa, bọn cướp giả làm thương nhân, chỉ kéo cờ đen vào phút chót, lúc chúng bắt đầu nổ súng. Tất nhiên, điều đó hoàn toàn không thể bào chữa cho sự ngây thơ của những thương nhân tốt bụng hàng đầu của châu Âu.


Nhật Bản, một nước tự do mậu dịch, lại nhập của cả thế giới một số xe ít hơn cả số lượng họ xuất sang nội nước Pháp, vốn là một nước được “bảo hộ” với một quota hạn chế việc nhập xe Nhật.


Rõ ràng là giờ đây Nhật Bản là một đối thủ không tuân theo luật chơi và đang nuôi quyết tâm thống trị thế giới. Thật ngây thơ và mù quáng nếu không ý thức được điều đó.


Người Nhật theo đuổi chiến lược chiến tranh và chinh phục. Họ có khả năng mua một phần thị trường bằng cách chịu thua lỗ trong một thời gian nào đó. Họ có khả năng tiến hành một chính sách tài chính, tiền tệ băng cách hạ giá đồng yên và lại đấy giá lên theo từng đợt tấn công liên tục. Bởi lẽ các nhà kinh doanh ngân hàng Pháp giải thích rất rõ cho chúng tôi: mỗi cuộc biến động của đồng yên đều diễn ra trước một đợt tấn công mới được tính toán kỹ lưỡng đối với tất cả các sản phẩm. Đó thực sự là một đường lối chiến tranh mà người ta buộc người dân Nhật phải chịu đựng bằng một mức sống như thời chiến. Dân tộc Nhật chấp nhận chiến lược chinh phục đó với một thái độ thụ động mà người phương Tây không thể hình dung nổi.


Ông nên hiểu rằng 100 cán bộ người Pháp làm việc theo phương pháp Nhật Bản và sẽ tiếp thu phương pháp đó thì không phải là chuyện nhỏ đâu. Rõ ràng là nếu như những người chủ Nhật Bản muốn cán bộ nghiên cứu mà họ sử dụng làm ăn có hiệu quả, thì họ không thể giấu được nền công nghệ của Nhật Bản. Đó, ta có 100 người Pháp sẽ thừa hưởng được nền công nghệ Nhật Bản trong một lĩnh vực mà chúng ta không biết, hoặc yếu kém. Điều đó rất có lợi. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần thận trọng về những gì liên quan đến đầu tư của Nhật Bản. Nhưng, nói chung, đó là một cách để “bẫy” người nước ngoài. Một khi người nước ngoài xây dựng một cơ sở ở đất anh, thì đương nhiên anh đã có cơ sở đó.


Kế hoạch phát triển này ngay từ năm 1957 đã tính đến viễn cảnh của những năm 1977 và 1987. Điều đó chứng tỏ nước Nhật đã dành gần 20 năm để leo lên vị trí hàng đầu. Đối với họ, khi đã quyết là làm, làm giỏi, tổ chức tốt. Sự việc tiền triển như thế nào? Những tập đoàn lớn thống nhất với nhau và bắt tay vào làm một thời gian. Sau đó, đến một lúc người ta thả lỏng dây cương cho từng tập đoàn. Thế là các tập đoàn lớn xâu xé nhau, hoặc cạnh tranh với nhau không thương tiếc và trở nên rất mạnh.


Ông ta hô hào các công dân Nhật hãy ý thức về sức mạnh của nước Nhật và cần dứt bỏ mặc cảm. Ông nói nước Mỹ đã bắt đầu suy thoái không cách gì tránh khỏi. Đối với nước Nhật, cúi đầu chiều theo các đòi hỏi của họ là điều không thể chấp nhận được nữa. Nếu chính phủ Mỹ đi quá xa, thì Nhật Bản rất có thể sẽ quay sang Liên Xô. Vả lại, Hoa Kỳ không còn lựa chọn nào khác, vì họ lệ thuộc vào ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản để đảm bảo cho các tên lửa của họ đạt được độ chính xác cao. Sự cân bằng chiến lược Mỹ-Xô sẽ đi đến đâu nếu Nhật Bản từ chối bán cho Mỹ những tổ hợp điện tử, mà giao chúng cho Liên Xô? Người Mỹ đã có thái độ phân biệt chủng tộc khi giao tiếp với người Nhật, và người Nhật phải luôn nhớ điều đó khi đối xử với họ.


Về mặt thông minh thì không có gì khác nhau. Nhưng về mặt trưởng thành trong cuộc đời, nhất là về tình cảm thì rất khác nhau. Sự tương phản rất rõ. Tôi cho rằng đó là triệu chứng của toàn bộ xã hội Nhật.


Chúng tôi phải đấu tranh chống xu hướng trở thành những anh “nhà giàu mới”. Nước Nhật không có nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai không rộng. Kho tàng duy nhất đích thực của nước Nhật là nguồn nhân lực. Đó là lý do tại sao dân tộc Nhật phải xứng đáng được tin cậy ở nước ngoài. Và để xứng đáng được tin cậy, họ phải chân thành hơn, tôn trọng những cam kết của mình. Chỉ có cải thiện những mối quan hệ giữa dân tộc Nhật với các dân tộc khác trên thế giới thì mới đảm bảo được nền thịnh vượng của nước Nhật. Nếu không, chúng tôi sẽ dễ trở thành một thứ người Carthage mới : Họ có tiền nhờ khống chế nền thương mại ở Địa Trung Hải, họ trở nên hùng mạnh, nhưng cuối cùng họ bị người La Mã đánh bại. Chúng tôi đã trở nên giống người Carthage rồi chăng? Còn La Mã, có thể mai đây sẽ là người Nga, người Trung Quốc.


Ông đã rõ dân tộc chúng tôi đang già đi. Có nhiều người già hơn và có ít trẻ em hơn. Nhật Bản sắp sửa đạt đến đỉnh cao sức mạnh của nó trong những năm 90 chứ không phải trong thế kỷ. Chúng tôi cần có nhiêu trẻ con hơn nữa.


Tôi đã moi trong đầu để cố tìm những từ tao nhã hơn là từ “ngu xuẩn”. Nhưng tiếc thay, tôi đã không tìm ra. “Ngu xuẩn” là từ thích hợp hơn cả. Làm thế nào mà Nhật Bản có thể thống trị được? Nếu muốn thống trị thì phải cần cả một bộ máy đủ sức duy trì sự thống trị ấy. Phải có lực lượng hải quân, không quân, hệ thống công an. Phải có trong tay những phương tiện để trừng phạt những kẻ bất tuân phục. Tôi không nghĩ rằng chúng tôi có tất cả những thứ đó, Ông biết đấy, khi Sony thiết lập một nhà máy ở Alsace thì có phải là chúng tôi thống trị nước Pháp không ? Tôi không tin như vậy. Mặt khác, chính phủ Pháp có quyền làm bất cứ việc gì họ muốn về cái nhà máy đó chứ. Cũng bằng cách đó, cơ sở Sony xây dựng ở San Diego có thể bị quốc hữu hóa, nếu như bàng California muốn như thế. Vậy hãy nên nói về sự tương thuộc, không có chuyện thống trị.


Một nhà nghiên cứu Triều Tiên rất nổi tiếng có lần đã nói với tôi về ước vọng của dân tộc Triều Tiên. Họ hi vọng thống nhất bán đảo Triều Tiên và họ hy vọng qua mặt Nhật. Khi nghe nói vậy, tôi đã hỏi ông ta: “Anh muốn qua mặt Nhật để làm cái quái gì ? Khi anh đạt được đến trình độ này anh sẽ thấy rằng chẳng có cái gì ở đó cả!”. Nhưng ông ta vặn lại tôi: “Chúng tôi muốn qua mặt Nhật. Có thể, cuối cùng là chúng tôi sẽ không thấy gì cả, như anh nói. Nhưng dầu sao đi nữa, chúng tôi muốn đến đó.”


Và có lẽ còn phải đến hơn 50 năm để Triều Tiên đạt mục đích. Nhưng họ sẽ đến. Bởi vì chúng tôi, người Nhật, chúng tôi mất đi một cái gì đó quan trọng: một năng lực quốc gia. Chúng tôi thấy rằng khi đạt đến trình độ phát triển này, thì chúng tôi lại phát hiện ra những vấn đề xã hội mới. Cũng giống như nước Mỹ, đầy rẫy tội ác và tội phạm, một xã hội bất ổn ngay trong cùng một gia đình, với những con người mà ngay sau khi tốt nghiệp các trường đại học nỗi tiếng đã ùa về Wall Street để chụp giật tiền của kẻ khác, với những con cá mập cuỗm bạc triệu ở Sở giao dịch chứng khoán chỉ nhờ vào các thông tin mà bạn bè của chúng ở Ngân khố Mỹ cung cấp. Đó là một sự thoái hóa hoàn toàn các phạm trù đạo đức. Vào lúc người dân phát hiện ra những kẻ kiêm được bạc triệu nhưng không phải tốn sức mà nhờ vào mồ hôi kẻ khác, thì toàn bộ xã hội bị đe dọa. Nước Nhật đang đi trên cùng một đường.


Chắc chắn thế hệ mới này, nhất là lớp thanh niên tuổi 20 sẽ không còn làm việc giống như chúng tôi nữa. Họ không chịu hi sinh cuộc sống riêng tư, giống như chúng tôi đã làm, cho sự phồn vinh của xí nghiệp và nói rộng ra hơn là cho nền kinh tế Nhật. Dần dà, thế hệ mới bắt đầu đánh mất đi tinh thần võ sĩ đạo mà thế hệ chúng tôi đã luôn luôn giữ gìn. Tinh thần võ sĩ đạo, điều đó có nghĩa là chúng tôi đã dành ưu tiền cho lợi ích quốc gia và cho sự vinh quang của Tổ quốc. Những quan niệm này đối với chúng tôi là một cái gì đó vô cùng quí giá, không thể lượng giá bằng tiền được. Nhưng, đối với thế hệ mới thì không giống như vậy.


Vâng, vâng, rất nhiều lĩnh vực! Vũ trụ, ngành hàng không, hóa học. Trên thực tế, những lĩnh vực mà Nhật xuất sắc nhất vẫn còn rất giới hạn như điện tử, các mạch tích hợp, xe hơi và luyện kim. Hết rồi!


Đối với những trận bão hàng năm tàn phá nước tôi cũng thế. Chúng tôi thấm nhuần một khái niệm về chu kỳ sự vật cứ trở đi trở lại không ngừng và cũng không cùng tận. Xuân, hạ, thu, đông cứ nối tiếp nhau đến muôn đời. Khái niệm này gần với chủ nghĩa bi quan, nhưng không phải là chủ nghĩa bi quan. Các chu kỳ cứ lặp lại mà ta không thể làm gì được. Bởi vậy, thật vô ích khi cất công xây dựng những công trình vĩ đại. Trong sâu lắng tâm hồn của người Nhật, tồn tại một cảm thức về sự buông trôi, về sự từ bỏ, sự nhẫn nhục. Một mặt nó thế hiện sự thú nhận bất lực. Nhưng, mặt khác, đó là sự khôn ngoan.