Vũ khéo đối xử với sĩ tốt mà kiêu ngạo với đại sỹ phu. Phi yêu kính người quân tử mà không thương xót kẻ tiểu nhân.
Điều đáng tiếc cho Lưu Bị có lẽ cũng bắt nguồn từ ưu điểm của ông, đó là việc ông quá gắn bó, quá thân ái với Quan Vũ và Trương Phi - hai cận thần đầu tiên đã cùng ông gây dựng cơ nghiệp. Nhưng dù sao, quyết tâm báo thù cho họ cũng thấy ông yêu mến thuộc cấp của mình bằng cả tầm lòng, nên được dân gian đời sau ca ngợi, xem đó là mẫu mực của tình nghĩa vua tôi gắn bó, không vì đam mê quyền lực mà vứt bỏ tình nghĩa thủa hàn vi.
Có hùng tài mà rất được lòng người, không chịu ở dưới người, mưu tính của Lưu Bị chưa thể lường được vậy.
Những phẩm chất hàng đầu mà Lưu Bị đề cao với các lãnh đạo trung-cao cấp cũng như “nhân viên” của mình là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
Lưu Bị không có một “Bộ tham mưu” gồm các thành viên “cốt lõi” như Tào Tháo, nhưng mỗi thành viên trong đội quân của ông đều được giao những trọng trách cực kì quan trọng, đơn giản bởi Lưu Bị tin tưởng họ hoàn toàn. Phương châm của ông là: “Nếu bạn tin tưởng ai đó, hãy tin tưởng họ một cách hoàn toàn. Nếu không thể tin tưởng hoàn toàn, thà rằng đừng tin.” Đổi lại, những thành viên thân tín đã cống hiến một cách trọn vẹn để giúp quân đội của ông chiến đấu, đồng thời phát triển thành một đế quốc hùng mạnh thời bấy giờ. So với các nhà lãnh đạo khác, Lưu Bị có được và duy trì được mối quan hệ mật thiết hơn hẳn so với các tài năng cốt lõi trong đội ngũ của mình.
Không giống như các quy tắc vua-tôi ngày xưa, Lưu Bị cho phép “quyền phủ quyết” cuối cùng với các quyết sách quan trọng của chính ông với nhóm quân sư của mình. Ông thậm chí tin tưởng họ sẽ luôn giúp ông giữ được giá trị cốt lõi trong quan điểm lãnh đạo của mình là “đức” ngay trong những thời điểm khủng hoảng và tiến thoái lưỡng nan nhất. Sự tồn tại của một “hội đồng” như vậy cho thấy sự cởi mở của Lưu Bị đối với quan điểm quản trị một cách dân chủ. Đây là sự khác biệt rất lớn trong quan điểm lãnh đạo của Lưu so với Tào: Tào rất tích cực tham khảo các ý kiến được đưa ra tuy nhiên quyết định cuối cùng luôn thuộc về ông.
Thông thường, với phần lớn những người làm công ăn lương, khi lựa chọn một doanh nghiệp, họ sẽ lưu tâm đến:
- Mức lương đãi ngộ
- Tính chất công việc, không gian để họ có thể phát huy khả năng của bản thân
- Cơ hội phát triển nghề nghiệp
- Tương lai phát triển của doanh nghiệp
- Lãnh đạo
Mặc dù đứng ở vị trí thứ năm nhưng không ít người trong chúng ta đặc biệt quan tâm đến yếu tố người lãnh đạo này. Có thể thấy, thứ mà Gia Cát Lượng cần lúc đó không phải là bổng lộc chức tước, vinh hoa phú quý mà có thể là bởi việc lựa chọn đó xuất phát từ giá trị quan điểm và hoài bão lớn mà ông ta ấp ủ, và ông chọn một người lãnh đạo tin tưởng mình.
Sẽ có nhiều người lựa chọn Tào Tháo bởi họ cho rằng nhân vật này có phẩm chất đại nghĩa của một thiên tử, là doanh nghiệp nhà nước, có quy mô lớn, lợi ích tốt, công việc ổn định. Theo Tào Tháo, rủi ro sẽ ít và tiền đồ rộng mở hơn.
Chớ lầm tưởng rằng những nhà hiền triết đã biết rõ con người, trái lại họ còn rất mù mờ là khác, vì họ thường xét đoán con người qua những thành kiến của họ, nguy hơn nữa là không có một hạng người nào lại lắm thành kiến bằng những nhà hiền triết. Vào thực tiễn, các hiền triết bao giờ cũng thất bại bởi vì thế giới của họ thuần những tư tưởng trừu tượng, những nguyên tắc thuần lý, những chân thiện mỹ tuyệt đối. Còn thế giới loài người, sinh hoạt xã hội thì khác hẳn.
Sau khi biết được nơi ở của Lưu Bị, Quan Vũ đã rời bỏ Tào Tháo với lá thư từ quan, lập tức lên đường. Các mưu sĩ dưới trướng Tào Tháo lại giục ông đuổi theo bắt Quan Vũ. Tào Tháo lại nói: “Ai cũng phải có chủ để thờ. Hãy để hắn ra đi!”
Tư Mã Ý được người đời mệnh danh là “Nhẫn giả chi vương” (ông vua về đức nhẫn), trọng thần phò tá đắc lực 4 đời quân vương Tào Nguỵ. Tư Mã Ý ẩn mình 50 năm để chứng minh mình là một “trung thần”. Để rồi tới năm ngoài 70 tuổi, Tư Mã Ý chỉ cần dùng một kế nhỏ mà lừa được Tào Sảng, chiếm lấy đại quyền, chèn ép vua Nguỵ, diễn lại vở kịch cướp quyền nhà Hán của Tào gia.
Chữ “Nghĩa” được biểu hiện trong Thuỷ Hử chính là nghĩa khí giang hồ, quan bức dân phản, không thể không hành tẩu giang hồ, cuối cùng tề tựu ở bến nước Lương Sơn, sau khi được triều đình chiêu an khó tránh khỏi kết cục bi thảm thân chết nơi đất khách quê người.
Trong nghĩa khí giang hồ đó, có nghĩa khí hào sảng cướp của người giàu cứu giúp người nghèo, cũng có nghĩa khí huynh đệ có nạn cùng gánh, có phúc cùng hưởng, vì bạn bè mà khôing tiếc cả mạng sống. Khi 108 vị hảo hán tề tựu ở bến nước Lương Sơn, điều mà những vị hảo hán xuất thân thôn dã mong mỏi là được ăn món thịt lớn, uống bát rượu to, anh em huynh đệ được ở cùng nhau mãi mãi, hôm nay có rượu hôm nay say.
Còn những vị hảo hán xuất thân nhà quan bị bức ép đến bước phải lên núi làm giặc cỏ, như Võ Tòng, Tống Giang… thì nhìn thấy nghĩa khí giang hồ chẳng thể dài lâu. Trong tâm niệm của họ, kỹ năng văn võ học hành nên phải dùng vào việc “trung quân báo quốc”. Nghĩa khí giang hồ không thể mang theo tinh thần của phường đầu trộm đuôi cướp, vẫn là nên phải đợi triều đình chiêu an, để cho vợ con được hưởng đặc quyền, rạng rỡ tổ tông, lưu lại tiếng thơm muôn đời trong sử xanh, đây mới là nơi trở về.
Còn như Hắc Toàn Phong Lý Quỳ là kẻ thô hào lỗ mãng, cách nghĩ của ông ta chính là dánh vào đô thành, để Tống Giang ca ca làm hoàng đế, còn trị lý quốc gia như thế nào, không phải vấn đề ông nghĩ đến.
Tào Tháo và Tôn Quyền giận lắm nhưng cũng phải chịu, bởi vì đó là ý Trời. Vì Trời muốn ban thưởng cho người có đạo đức cao thượng. Phàm kẻ làm tướng thì lấy dũng làm hay, kẻ làm nguyên suý lấy trí làm hay, còn kẻ làm vua thì lấy đức làm điều cốt tử. Cho nên, kẻ làm tướng có thể thắng một trận, kẻ làm suý có thể thắng một chiến dịch, còn kẻ làm vua có thể thắng được cả thiên hạ.
Lưu Bị vì giữ vững chuẩn mực đạo đức của mình, dù chịu nhiều gian nan, thất bại ở tiền vận nhưng lại nhận được sự cảm kích sâu đậm của người trong thiên hạ. Đó là một chiến lược dựng nghiệp cực kỳ độc đáo, thể hiện sự ưu tú của con người Lưu Bị. Chính vì có một nội tâm thuần tịnh và thiện lương, Lưu Bị mới có thể nhìn thấu lòng người, cực giỏi nhìn người, sử dụng nhân tài hợp lý.
Lưu Bị nhìn nhận Mã Tốc không hẳn là bất tài nhưng lại phạm vào cái tối kỵ của người làm tướng, đó là nói khoác, bàn việc quân trên giấy. Tấm gương tày liếp của Triệu Quát khi xưa vẫn còn đó, ta có quyền thắc mắc là tại sao Gia Cát Lượng không nhìn ra?
Triệu Quát từ nhỏ đã thông hiểu binh thư. Dẫu là bàn về chiến lược hay luận về trận pháp, Quát đều tỏ ra có khẩu khí hơn người của một nhà quân sự đứng đầu thiên hạ. Thế nhưng cha ông, Triệu Xa, là danh tướng nước Triệu, lại tỏ ra không tin dùng ông. Khi vợ thắc mắc nguyên do, Triệu Xa nói: “Cầm quân đánh nhau là việc đặt tính mạng vào chỗ chết, thế mà Triệu Quát coi việc cầm quân là việc dễ dàng, nhẹ nhàng. Sau này nước Triệu không dùng Triệu Quát làm tướng thì thôi, nếu dùng hắn, người làm cho nước Triệu thảm bại, nhất định sẽ là nó”.
Nhân nghĩa là cái gốc lập quốc của bậc đế vương.
Thất bại không đáng sợ, điều đáng sợ nhất là để mất lòng người. Lưu Bị hành sự trước sau đều có một đặc điểm lớn nhất chính là thà chịu thất bại, thà nhận phần thiệt thòi chứ không bao làm chuyện trái nhân, trái nghĩa. Lưu Bị làm tất cả những việc ấy đều là xuất phát từ nền tảng đạo đức cao thượng, từ tình thương xót với muôn dân, từ lòng trắc ẩn được biểu hiện ra không hề gượng ép.
Nếu dùng quan niệm được mất thời hiện đại mà đo lường thì khó có thể hiểu được những việc làm của Lưu Bị. Trước sau, ông đều chịu phần thiệt thòi về mình, bôn ba cả nửa đời người mà vẫn tay trắng, phải nương nhờ dưới trướng của biết bao kẻ chư hầu. Thế nhưng ở đời muốn được thì phải mất. Lưu Bị đã mất rất nhiều, thậm chí suýt mất cả mạng sống nhưng lại thu phục được nhân tâm của người trong thiên hạ.
Cổ nhân nói: “Hoạn nạn kiến nhân tâm” (khó khăn mới thấy được lòng người). Thời Tam Quốc, thiên hạ đại loạn, sinh linh đồ thán nhưng cũng là lúc tuyên dương rõ ràng hơn cả hai chữ “nhân nghĩa”. Trong các anh hùng thời loạn, Lưu Bị xứng đáng là người nhân nghĩa nhất, hàng trăm năm qua đã trở thành một biểu tượng mẫu mực.
Thiên hạ chia năm xẻ bảy, anh hùng, kẻ sĩ nháo nhác đi tìm một mảnh đất dựng nghiệp. Hơn ai hết, với thân phận của một hoàng thúc, Lưu Bị cần một vùng đất để lập chỗ đứng, thoả chỉ lớn.
Làm ăn kinh doanh, coi trọng nhất là hai chữ thành tín, khi Quan Vũ ở chỗ của Tào Tháo vẫn không quên Lưu Bị, lúc nào cũng chuẩn bị rời đi, đối với Lưu Bị trung thành tuyệt đối. Dù được Tào Tháo thưởng tiền vàng, Quan Vũ vẫn ý thức rằng không nên chấp nhận sự giàu có bất chính. Khi rời đi, ông để lại tất cả tiền vàng và con dấu, hơn nữa việc thả Tào Tháo sau này cũng là đối với Tào Tháo giữ tín nghĩa, tinh thần này rất được tôn sùng trong thương đạo.
Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông
Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng
Thị phi thành bại theo dòng nước
Sừng sững cơ đồ bỗng tay không
Non xanh nguyên vẻ cũ
Bao độ ánh chiều hồng
Bạn đầu bạc dãi dầu trên bãi
Đã quen nhìn gió mát trăng trong
Một vò rượu nếp vui gặp gỡ
Chuyện đời tan trong chén rượu nồng
Đa số chúng ta đều có ý thức biện hộ cho hành vi, quan niệm và tình cảm của mình. Do đó vô hình chung có cách đối xử khác nhau giữa bản thân với người khác, ép buộc người khác phải theo ý mình, hơn nữa còn đem ý nghĩ của mình áp đặt cho người khác.
Nóng giận vô cớ là hành vi không tôn trọng người khác, không văn minh, lịch sự.
Không được dùng lời lẽ phỉ báng làm tổn thương người khác. Tục ngữ có câu mang đại ý, một lời nói hay ấm lòng người ba mùa đông, một lời cay nghiệt dù giữa mùa hè cũng khiến người tê tái lòng.
Những lời nói miệt thị thô lỗ khiến người nghe cảm thấy bị sỉ nhục; lời nói ngạo mạn làm người khác tránh xa bạn; lời nói có thể gây ra hậu quả khôn lường.
Trong giao tiếp, tuyệt đối đừng nói câu: “Để tôi chứng minh cho anh xem”. Nếu bạn muốn chứng minh một điều gì đó, tốt nhất không nên để người khác biết trước điều bạn sẽ làm, mà hãy lặng lẽ hành động một cách cẩn trọng.
Người lãnh đạo muốn tạo dựng được uy tín và giành được sự tín nhiệm của mọi người thì trước tiên phải tự tin. Biểu hiện của sự tự tin như sau:
- Nhìn thẳng vào mắt đối phương, chủ động bắt tay với họ, chủ động mở lời trước, trực tiếp giới thiệu bản thân, khuôn mặt luôn nở nụ cười, nét mặt chân thành, thái độ không tự ti cũng không kiêu ngạo, cố gắng dùng lời lẽ hài hước, không cố ra vẻ kiểu cách, giọng nói phải mạch lạc, rõ ràng.
- Tham gia đàm phán kinh doanh không được quên mang theo danh thiếp, không nên tuỳ tiện phát danh thiếp của mình cho người khác, sau khi đã nhận danh thiếp của người khác không được để lung tung, không được quên tên họ của khách hàng; phải phân tích bản thân giao dịch có khả năng thành công được hay không, chứ không nên căn cứ vào ấn tượng của bạn với đối phương để xác định có hợp tác thành công hay không.
- Khi bước vào một căn phòng có đông đảo quan khách hàng đang ngồi, nên đưa mắt nhìn một lượt khắp phòng và mỉm cười. Điều này sẽ khiến bạn giảm bớt căng thẳng và tự nhiên hơn.
- Bình tĩnh là điều cần thiết, thận trọng cũng nên có, nhưng tuyệt đối không được chần chừ, do dự.
- Muốn người khác cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái, chính bạn phải làm được điều đó. Dù gặp phải vấn đề nghiêm trọng đến thế nào, khó khăn lớn đến đâu đều phải cố hết sức thư giãn.
Không kiềm chế được bản thân sẽ vĩnh viễn không khống chế được người khác. Năng lực tự kiềm chế không những giúp người lãnh đạo xây dựng hình tượng tốt đẹp mà còn góp phần rèn luyện trí tuệ tốt hơn.
Xuất phát từ hiệu quả, áp dụng cách thuyết phục “thuận tai”, đón ý sở thích của người khác, khiến đối phương chấp nhận lời khuyên mà không phải nghĩ ngợi gì, đó mới chính là thuật thuyết phục cao.
Có một tổng biên tập nổi tiếng vì biệt tài mời những doanh nhân bận rộn viết bài cho tạp chí của mình. Đối với những lời khước từ như “bây giờ tôi rất bận, e rằng không giúp được”, ông có cách ứng phó rất hữu hiệu. “Đương nhiên tôi biết anh bận. Nhưng chính vì anh là một người bận rộn, nên tôi mới mời anh viết bài trên tạp chí của chúng tôi. Đối với những người không có việc gì để làm, tôi lại không dám mong đợi sẽ có những tác phẩm hay.”
Lã Bố nổi danh kiêu dũng, thiện chiến, nhưng hữu dũng vô mưu. Trong đời tranh hùng thiên hạ, Lã Bố đã lần lượt quay lưng với nhiều người. Ông làm việc khinh suất, tuỳ ý theo hay phản, lật lọng tráo trở, chỉ mưu lợi cho mình, không trọng tín nghĩa nên cuối cùng đã thất bại.
Thứ nhất, là một người biết lắng nghe. Thái độ toàn tâm lắng nghe người khác nói chuyện chính là cách thể hiện rõ ràng, bạn đang dành sự khen ngợi cho họ. Đây là cách khen ngợi ngầm khiến đối phương cảm thấy mình rất quan trọng.
Thứ hai, hãy nói về những vấn đề mà đối phương có cảm hứng. Đối với những người lãnh đạo, chủ đề tốt nhất là nhắc đến những thành tích của họ, đối với thanh niên thì có thể nói đến việc lập nghiệp…
Thứ ba, hãy thể hiện sự nhiệt tình đối với mọi người. Ví dụ mỗi lần lãnh đạo gặp mặt chúng ta đều rất nhiệt tình nói chuyện, điều này khiến chúng ta có cảm giác lãnh đạo rất coi trọng mình.
Thứ tư, hãy thể hiện sự quan tâm chân thành đối với người khác. Khi thăm hỏi, hãy thể hiện rõ sự quan tâm, an ủi, đó chính là minh chứng rõ ràng cho việc đối phương có một vị trí nhất định trong bạn.
Người lãnh đạo trước khi gặp mặt người khác nên tìm một chủ đề nói chuyện phù hợp từ trước để cuộc nói chuyện diễn ra thuận lợi.
Khi đọc báo và xem được một mẩu truyện hay và hấp dẫn, bạn nên cố gắng ghi nhớ nó. Chính từ những vốn liếng thu nhặt mỗi ngày như vậy, bạn có thể tạo nên kho chủ đề trò chuyện của riêng mình, thậm chí bạn có thể ghi chép lại chúng. Nếu bạn liên tục duy trì biện pháp này thì chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ hết chuyện để nói với mọi người.
Khi nói chuyện với người khác mà bạn cảm thấy bất an thì có đến 50% nguyên nhân là do bạn tự ti. Nếu trước khi gặp mặt một ai đó, bạn tìm ra ưu thế của mình so với họ, từ đó tạo ra cảm giác tự tin đối với bản thân thì cảm giác bất an đó cũng biến mất.
Khi nói chuyện với người khác, sẽ có lúc bạn cảm thấy rất căng thẳng. Nếu thành thật nói ra sự căng thẳng đó thì bạn có thể nhanh chóng xoá đi chúng, đồng thời còn có thể thu hẹp khoảng cách giữa hai phía, có được sự thấu hiểu từ phía người kia.
Theo tâm lý thông thường, huynh đệ là những người không thích hợp để đảm đương những chức vụ bị cho là đặt ở cấp thấp. Bởi nếu để họ có cảm giác bị xem như kẻ hầu người hạ, mối quan hệ ấy chẳng mấy chốc sẽ nhanh chóng sứt mẻ. Vì vậy để Triệu Vân làm hộ vệ thay vì an bài cho Quan Vũ, Trương Phi vốn là một nước cờ hết sức khôn khéo và đã được cân nhắc cẩn thận bởi quân chủ Lưu Bị.
Nếu đánh giá một cách công bằng về xuất thân của Lưu Huyền Đức, không khó để nhận thấy ông là người không có thứ vốn liếng gì quý giá ngoài danh hiệu tôn thất vốn đã chẳng còn cách nào kiểm chứng thực hư. Thế nhưng nếu nói về bối cảnh xuất thân, thứ quý giá nhất mà ông có được lại là một người mẹ hết lòng vì mình. Năm Huyền Đức lên 14 tuổi, mặc dù gia cảnh nghèo đến thảm thương, mẹ ông vẫn dốc cạn vốn liếng, tìm mọi cách đưa Lưu Bị tới chỗ danh sĩ Lư Thục để bái sư học đạo. Đây cũng là cơ hội giúp Lưu Huyền Đức trở nên thân thiết với các bằng hữu có xuất thân cao quý. Họ đều là những quý nhân phù trợ cho ông vào buổi đầu xây dựng sự nghiệp, mà tiêu biểu trong số đó là Công Tôn Toản.
Sau khi xuất môn, Lưu Bị dù không trở thành mộ hủ Nho nhưng lại bắt đầu ao ước có được một cuộc sống quý tộc. Đây có lẽ vốn là ảnh hưởng của nhiều năm kết giao với những bằng hữu có xuất thân danh giá. Không dừng lại ở đó, ông còn làm quen với nhiều hào kiệt và các nhân vật có danh vọng khác. Về tài quảng giao này, Lưu Bị có nhiều nét giống với Lưu Bang - hoàng đế khai quốc của nhà Hán.
Quyết định này phù hợp với tôn chỉ lấy nhân nghĩa làm đầu - ngọn cờ mà ông đã giương cao từ lúc mới lập nghiệp. Thế nhưng thực tế, chính quyết định trên đã thể hiện ba nhược điểm chí mạng khiến Lưu Bị phải lao đao tới nửa đời mới có thể gây dựng sự nghiệp. Đó là ham hư vinh, thiếu tài ứng biến và bảo thủ, cứng nhắc.
Nếu vì một chút lợi nhỏ mà bỏ cả tín nghĩa thiên hạ, ta không nỡ làm.
Bàng Thống thẳng thắn chỉ ra nhược điểm chí mạng của ông: đương lúc loạn lạc này, phép dùng binh tranh thế mạnh, không chỉ có một lối. Nếu cứ cố chấp, thì một bước cũng không đi được, phải ứng biến mới xong! Lấy sáng đánh tối, lấy thuận đánh nghịch, đó là cái đạo của vua Thang, vua Vũ ngày xưa diệt Kiệt, Trụ vậy! Ngài vượt suối trèo đèo, ruổi rong quân mã, mới đến được đây, tiến lên thì thành công mà rút lui thì vô ích, cứ dùng dằng mãi thì thật là thất sách.
Đến lúc Quan Vũ treo ấn bỏ đi, qua ải chém tướng, Tào Tháo cũng không dẫn quân đuổi theo, ngược lại, còn đưa giấy thông quan, lệnh các tướng không ai được cản trở Quan Vũ. Tuy Quan Vũ không về với Tào Tháo, nhưng các tướng giỏi không ai phản lại Tào Tháo.
Lúc chết người ta nói lời thiện, công danh chỉ là mây khói trước mắt, người đời sau tự khắc bình xét, đừng quan tâm quá đến miệng lưỡi thế gian, anh hùng cũng được, gian tặc cũng được, mà gian hùng càng hay. Anh hùng lúc lâm chung thường dặn dò người sống nối chí mình mà dựng nghiệp lớn, bình thiên hạ. Tào Tháo lúc lâm chung cũng chỉ dặn dò việc gia đình, dặn gia nô tì thiếp học lấy một nghề, sau này gia cảnh suy vi cũng không đến nỗi đói khổ. Cả đời Tào Tháo thắng có bại có, nhưng Tào Tháo không nuối tiếc chuyện chiến trường, chỉ tiếc có 2 việc: một là vợ cả tức giận mà bỏ về nhà bố mẹ đẻ, hai là con trưởng Tào Ngang chết trận.
Ở một xã hội xem trọng nhân phẩm như xã hội phong kiến Trung Quốc, Tào Tháo đã đi ngược lại với dòng văn hoá đó, ông chọn người tài chỉ xem tài năng, không cần đạo đức, đây không phải là điều mà bất cứ chư hầu nào cũng có thể làm được, nhưng cũng chính nhờ vậy mà Tào Tháo đã có cho mình một lượng lớn nhân tài hùng hậu.
Nếu triều đình không có ta, chưa biết bao người xưng đế, bao kẻ xưng vương rồi đó. Lắm người thấy ta quyền cao chức trọng, ngờ cho ta có bụng này khác, thật là lầm lớn! Nhưng muốn cho ta bỏ binh quyền đi, ra ở chỗ đất được phong là Võ bình hầu, thì cũng không xong: vì ta không còn binh quyền trong tay, tất sẽ bị kẻ khác hãm hại. Ta mà bị hại, thì nhà nước cũng sụp đổ. Bởi thế ta không thể mến cái tiếng hão mà mang cái vạ thật, chắc các ông không ai biết nỗi lòng cho ta!
Tào Tháo vốn là người túc trí, đa mưu và cũng vô cùng háo sắc, người đẹp vây quanh ông không kể xiết. Nhưng Đinh phu nhân là người vợ duy nhất khiến cho ông vô cùng kính trọng, yêu thương và sau này ân hận và day dứt đến lúc chết vì đã khiến bà đau lòng.
Năm Kiến An thứ 2, Tào Ngang tử trận trong lúc Tào Tháo chinh phạt Trương Tú, Đinh phu nhân khóc lóc thảm thiết, nói: “Ông làm chết con ta, không nghĩ ngợi ư?”. Có lẽ, bà cũng là người phụ nữ đầu tiên dám mắng chửi Tào Tháo trước mặt ba quân thiên hạ. Cũng vì là người thống soái ba quân, không thể chịu nhục trước mặt tướng sĩ nên ông đã ra lệnh, đuổi Đinh phu nhân về nhà mẹ đẻ.
Tưởng là, hành động trong lúc nóng giận rồi sẽ khiến vợ mình nguôi ngoai nhưng thật không ngờ, Đinh phu nhân một mực không chấp nhận dù đã rất nhiều lần Tào Tháo cho người đến đón bà về.
Vì sợ tai tiếng, Tào Tháo đành đích thân đánh xe về quê. Người nhà họ Đinh lũ lượt ra đón, duy nhất Đinh phu nhân vẫn thản nhiên dệt vải trong phòng, không mảy may rung động. Ấy là bởi trong bà có sự cao ngạo, có bản lĩnh rất riêng của mình. Không thấy vợ yêu đoái hoài, Tào Tháo cũng chẳng ngạc nhiên. Ông đi thẳng vào phòng, vứt bỏ lòng tự tôn mà hạ giọng van nài phu nhân: “Nàng hãy quay lại nhìn ta, chúng ta cùng quay về, được không?”
“Hữu cầu, vô ứng”, Đinh phu nhân chẳng thèm quay mình, cũng không cất lời đáp lại, vẫn đều đều dệt vải. Tào Tháo dần dần nhận ra tính cách cứng rắn của vợ và hiểu rằng, mọi chuyện đã không thể trở lại như xưa. Đinh phu nhân lặng người nghe tiếng thở dài sau lưng rồi tiếng bước chân đảo qua đảo lại của chồng. “Phu nhân, nàng quyết tâm đoạn tuyệt nghĩa tình phu thê với ta phải không?”, “Nàng thực sự muốn vậy?” Hỏi xong vài hồi, họ Tào rời khỏi phòng rồi lên xe về phủ, mang theo nỗi day dứt tội lỗi lẫn cảm giác tiếc nuối không nỡ lìa xa.
Về phần Tào Tháo, đến tận sau này, khi thê thiếp đầy nhà, ông vẫn không thể nào quên được Đinh phu nhân, người vợ cả làm ông kính trọng vô vàn. Phút cuối đời, ông đã thốt lên rằng: “Ngẫm lại trong suốt đời ta, người khiến ta không nỡ rời xa nhất chính là Đinh phu nhân. Ta đối với nàng không hề phụ bạc, chỉ là làm điều sai khiến cho mọi thứ chẳng thể như xưa, khiến phu nhân và ta trở nên quyết liệt. Nếu sau khi chết, quả thực có linh hồn, có một thế giới khác, nếu gặp lại Ngang nhi, nó hỏi ta rằng: ‘Mẹ con đâu?’, ta biết trả lời làm sao”.
Danh lợi không đổi lòng,
Giàu sang không dâm loạn,
Nghèo hèn không nhụt chí,
Oai vũ không khuất phục
Khi Tào Tháo nói với Lưu Bị “anh hùng thiên hạ chỉ có ta và ông”, nếu Lưu Bị lập tức khiêm tốn trả lời “không dám, không dám”, Tào Tháo đương nhiên sẽ nhận ra đó là lời nói khiêm tốn miễn cưỡng. Dưới sự thăm dò của Tào Tháo lúc này, mọi lời nói Lưu Bị nói ra đều như con dao kề vào cổ ông, vì vậy cách tốt nhất là đánh rơi đũa, một hành động nhỏ nhưng hơn ngàn câu chữ.
Lưu Bị đánh rơi đũa, ý muốn với Tào Tháo rằng thực lực của tôi rất yếu, hoàn toàn không phải đối thủ của ông, vì thế ông có thể yên tâm. Tào Tháo đương nhiên cũng hiểu được ý nghĩ của Lưu Bị, vì vậy cũng không truy hỏi gì thêm.
Lưu Bị thích giao kết với kẻ hào kiệt, được nhiều người trẻ tuổi vây quanh.quanh
Giao việc và cho đối phương tự hẹn khoảng thời gian hoàn thành để xem chữ tín của họ.
Lưu Bị tuy là hậu duệ nhà Hán nhưng thế lực quá mỏng, khởi đầu không có một tấc đất cắm dùi, rất khó đánh bại được Tào Tháo. Bên cạnh đó, Lưu bị mang tiếng nhân nghĩa, nhưng về tài năng chắc chắn không thể bằng được Tào Tháo.
Gia Cát Lượng có thể được Tư Mã Huy dạy về học thuật, ngoại giao, chính trị nhưng chắc chắn không thể có nghệ thuật dùng binh. Chỉ có những người trực tiếp ra chiến trường mới có thể tích luỹ kinh nghiệm quân sự.
Thường nói “trong tâm lý coi thường đối phương, trong chiến thuật phải coi trọng đối phương,” nhưng Quan Vũ cả trong tâm lý lẫn trong chiến thuật đều coi thường đối thủ, trên chiến trường rước phải không ít thù hằn, cho nên mỗi lần đánh trận, hoả lực của đối phương đều sẽ nhằm vào ông.
Triệu Vân ngược lại, luôn đối đãi với người khác rất khiêm tốn cẩn trọng, trên chiến trường cũng luôn khiêm tốn giấu mình.
Có nghĩa là dù có hùng mạnh như quân Kim hay Tào Nguỵ, họ vẫn không thể hợp pháp cai trị Trung Quốc trước các nhà nước dù yếu thế hơn như Thục Hán hay Nam Tống nhưng lại có dòng máu huyết thống và vua quan nhân nghĩa.
Khi vợ con bị kẻ khác chém giết rồi ném xuống dưới thành, Mã Siêu rơi vào cảnh tan cửa nát nhà, không còn lối thoát, hoàn toàn mất đi chí tiến thủ.
Ở Trung Quốc có một câu nói thế này: “Chưa tìm hiểu về con người của Lưu Bị thì chưa thể nói về cuộc sống.”
Mặc dù sinh ra không hoàn hảo, nhưng không cam chịu số phận.
Lưu Bị dù được coi là “Lưu hoàng thúc,” nhưng so với những cường hào khác như Viên Thiệu, Viên Thuật, Tôn Quyền, Tào Tháo thì nhà của Lưu Bị khiêm tốn hơn bởi trong nhà không có gì đáng giá.
Cha mẹ của Lưu Bị mất sớm, gia đình nghèo khó, không có cha mẹ làm chỗ dựa, ông dựa vào nghề dệt vải kiếm sống qua ngày, đó thực sự là một nhân vật nhỏ bé, một lão bách tính nhỏ bé. Thử nghĩ mà xem, một người xuất thân như vậy, sau lại trở thành bá chủ một phương, cùng với Tào Tháo, Tôn Quyền phân cao thấp, người như vậy thực không đơn giản.
Xuất thân của Lưu Bị không hoàn hảo, nhưng ông không cam chịu số phận, thay vào đó ông có 1 ước mơ lớn hơn, điều đó hơn những người bình thường rất nhiều lần. Khi ông còn nhỏ, ông đã chỉ vào 1 cây dâu lớn và nói với đám bạn, sau này ông nhất định phải ở nhà cao cửa rộng.
Đến khi gặp được Trương Phi và Quan Vũ, Lưu Bị vẫn là một người bán hàng rong, không có gì trong tay, ba huynh đệ cùng nhau hội ngộ, cùng với nghĩa quân bị đàn áp, bắt đầu con đường khởi nghĩa.
Khi mới bắt đầu khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn, thập tử nhất sinh, đặc biệt đối với những người tự tay gây dựng cơ đồ lại càng khó khăn hơn. Trong đầu Lưu Bị lúc đó chỉ xuất hiện duy nhất một từ: tuyệt vọng. Trong nghĩa quân có không ít người đã có thành tựu như: Tào Tháo, Công Tôn Toản, Đổng Trác…
Kể từ khi bắt đầu xây dựng sự nghiệp, Lưu Bị gần như luôn tuyệt vọng, bị truy đuổi, phải ăn nhờ ở đậu, đầu đường xó chợ.
Khó có thể đến được chỗ Lưu Biểu ở Kinh Châu, cuối cùng cũng quyết định dừng lại, khi đó đã là người trung niên 40 tuổi, sự nghiệp gặp nhiều vướng mắc, hoang mang lo âu. Mặc dù nửa cuộc đời đã bị số phận xô đẩy, cuộc sống cũng không hề dễ dàng, cũng có những lúc phải khóc than, nhưng ông chưa bao giờ nghĩ tới việc từ bỏ ngọn lửa trong tim mình mà vẫn luôn nỗ lực.
Những câu đầu Tam Quốc có đề cập đến khía cạnh trầm tĩnh của Lưu Bị: “Ít nói, mừng giận không hề lộ ra mặt.”