Đời sống doanh nghiệp giống như mối liên hệ trong 1 đại gia đình phức tạp: khách hàng là cha, cổ đông là mẹ, ngân hàng là nhân tình, nhân viên là bầy con mọn, quan chức chính phủ là chú bác, các nhà cung cấp là anh chị em, các đối thủ cạnh tranh là hàng xóm láng giềng.
Mặt trái của nghề kinh doanh là những áp lực thường xuyên về mọi mặt, đến nỗi 1 doanh nhân không có thời gian để luyện tập thân thể làm sức khoẻ suy sụp rất nhanh. Rồi những áp lực đó lại ảnh hưởng đến gia đình, hay gắt gỏng, gây gổ với vợ con. Nhiều khi còn đem cả hình ảnh những khách sạn 5 sao ở khi đi công tác so với ngôi nhà của mình và kết luận tư cách phục vụ kiểu này chỉ đáng… 1 sao. Con người độ lượng, vui tươi, lạc quan, dễ tính, yêu đời, yêu người, yêu nghệ thuật của tôi bị biến đổi trầm trọng từ tất cả những áp lực đó.
Thị giá công ty Harcourt lúc đó lên đến gần $700M và tôi sở hữu hơn 30% cổ phần công ty. Tôi bắt đầu trở nên mù quáng và thấy mình là 1 đại gia tài ba có thể tạo dựng một Microsoft, Cisco System, Yahoo mới của TQ.
Tham vọng cùng với những lời ca tụng, tâng bốc đã đẩy tôi đi quá xa thực tế. Tôi kiêu căng, liều lĩnh và mất đi trọng điểm về mục tiêu công việc cũng như đời sống cá nhân. Đây là lúc nguy hiểm nhất, gây ra nhiều sai lầm nhất.
Động lực, lòng tham và ngọn lửa trong người. Đi đến đích hay bỏ cuộc là do ngọn lửa trong người.
Chi phí thực sự luôn gấp đôi số tiền mình dự trù và thời gian thực hiện mọi tiến trình luôn phải nhân lên gấp 3. Tính lạc quan cũng khiến doanh nhân đánh giá quá cao về khả năng của mình, cũng như đánh giá quá thấp khả năng của đối thủ.
Oái oăm hơn cả là khi mình biết cách chơi để thắng thì trọng tài lại thổi còi kết thúc trận đấu.
Ở Mỹ, sự lựa chọn con đường làm doanh nhân được thể hiện bằng 1 tư duy rõ ràng, với niềm đam mê bất tận. Sở dĩ 1 doanh nhân Mỹ phải có 2 điều này vì việc sống tại Mỹ, kiếm được 1 công việc có mức lương khá, hoàn toàn không khó, kể cả đó là công việc chân tay. Vì vậy, trên đất Mỹ quan niệm làm chủ hay thợ không được mấy ai quan tâm. Nhiều người còn nhận định rất chính xác rằng, làm thợ ít phải đau đầu và dễ dàng hưởng thụ cuộc sống nhiều hơn.
Trong công việc, phải có sự đam mê và trong khó khăn, phải có 1 ý chí bất khuất.
Trái với Mỹ, con đường kinh doanh của doanh nhân TQ nhiều khi là do nhu cầu bức thiết và hoàn cảnh dẫn dắt. Nhảy vào cuộc rồi, doanh nhân buộc phải ứng biến theo kiểu làm đến đâu sửa đến đó. Nếu hỏng nữa thì lại tiếp tục sửa đổi cho đến khi thành công.
Khi đã bắt đầu kinh doanh rồi, doanh nhân Mỹ làm việc rất có mục tiêu, dù là kiếm tiền hay tìm kiếm thành công. Đó là mục tiêu duy nhất trong việc kinh doanh, không liên quan gì đến những áp lực ngoài luồng. Vì vậy, đánh giá thành công về việc quản lý 1 doanh nghiệp ở Mỹ là hiệu số về hiệu năng hoàn trái — kiếm được tiền nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất. Trong khi đó, mục tiêu của doanh nhân TQ phức tạp hơn. Động lực chính thúc đẩy họ là sự tôn trọng của gia đình, bạn bè, xã hội… tạo nên những phô trương và sĩ diện quá mức. Có lẽ chính vì vậy mà doanh nhân TQ rất thích thể hiện quyền lực với cấp dưới, thích tạo quan hệ với quan chức cao cấp, thích được báo chí ca ngợi.
Tuy người Do Thái tại Mỹ chiếm thiểu số, chỉ có 5.4M người (chiếm chưa tới 2% dân số Mỹ) nhưng họ đoàn kết rất chặt chẽ, rất giống với các bang hội của người TQ.
Sau này 5 người con đã thành công và sở hữu 5 ngân hàng lớn nhất ở 5 quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, bản tính và cách làm ăn của người gốc Do Thái luôn là đề tài gây bàn tán. Nói thẳng ra, dù giàu có đến đâu, người Do Thái vẫn rất keo kiệt, thiên về tiền bạc, lợi ích cá nhân và gia đình, chứ ít thiên về tinh thần xã hội cộng đồng.
Từ những người TQ đại lục đến các Hoa kiều tha hương, tất cả đều say mê làm giàu, mặc dù họ lớn lên trong 1 văn hoá và môi trường “thù địch” với kinh doanh.
Lợi nhuận mà chính phủ và tầng lớp thượng lưu TQ thu về từ 30 năm qua là nhờ xuất khẩu giá rẻ. Nguồn thu này đáng lẽ phải về tay người lao động nghèo, thì nó lại được dồn vào Quỹ Dự trữ ngoại hối của quốc gia và khoản tiền đầu cơ tài chính vào địa ốc và chứng khoán của tư nhân. Việc dồn nguồn lực cho chính phủ sẽ làm gia tăng sức mạnh, nhưng nguy cơ thất thoát là rất cao, chưa kể việc chính phủ nắm giữ những ngành cốt lõi như dầu khí, viễn thông… sẽ khó tìm được sức sáng tạo lớn để cạnh tranh hữu hiệu với toàn cầu. Còn tiền đầu cơ của tư nhân đã tạo ra những bong bóng bấp bênh về địa ốc và chứng khoán có thể nổ tung bất cứ lúc nào.
Sở dĩ các dự án càng lớn càng được chấp thuận dễ dàng bởi nó góp phần tăng GDP của địa phương cũng như của quốc gia. Chuyện dự án có khả thi và sử dụng hữu hiệu tài nguyên và năng lượng không, có tàn phá môi trường sống không, ít khi được các giới chức trách quan tâm.
Mối nguy hiểm lớn nhất với các NĐT là không ai biết rõ ràng con số thực của TQ. Nghiên cứu về kinh tế TQ giống như “thầy bói xem voi,” không ai biết hình dạng thực sự của con voi cả. Chính quyền TW không chủ trương đưa ra các con số sai, nhưng chính họ cũng không biết thực hư của các con số thống kê, chứ đừng nói đến người ngoài.
Ví dụ, một huyện muốn có ngân sách hỗ trợ cao từ TW, thì họ phải phóng đại mức dân số của mình lên. Trong khi có huyện lại muốn bớt dân số nhằm hạ chỉ tiêu về thuế và các phúc lợi phải nộp cho TW. Vì vậy số liệu của TQ là tổng hợp từ nhiều con số sai. Một yếu tố phức tạp khác khiến các thống kê sai lệch lớn là việc 1 phần không nhỏ kinh tế ở quốc gia này là kinh tế ngầm, nằm ngoài mọi dữ liệu báo cáo của địa phương.
Thật sự vay vốn ở đâu cũng khó khăn, ngay cả với 1 người từng làm ở Wall Street có nhiều mối quan hệ trong giới tài chính như tôi.
Ở TQ, vì sức ép từ chính phủ TW buộc phải tham gia vào công cuộc tăng trưởng GDP, nên hầu như các chính quyền địa phương nào cũng đều “khát” tiền. Ngân sách chính đến từ 2 nguồn là thu thuế và kinh doanh. Nhưng việc thu thuế lại bị giới hạn ở chỗ người TQ còn nghèo, không thể ép họ đóng nhiều. Thành ra chính quyền địa phương và quân đội và những năm đầu mở cửa đều ào ào ra ngoài làm ăn bằng tiền của nhà nước. Nhìn chung, các thành phần này làm ăn rất bừa bãi vì “cha chung không ai khóc,” từ đó sinh ra nhiều tệ nạn, lạm dụng ăn cắp tiền công, lấy đất của nông dân để bán…
Sau khi lấy tiền của chính phủ kinh doanh thua lỗ, các doanh nhân quan chức bắt đầu bán rẻ tài sản cho người thân, bạn bè, hay chính cá nhân họ… để tiếp tục làm ăn. Khi về tay tư nhân, các doanh nghiệp cũng vẫn do những người quản lý thất bại đó điều khiển, nhưng do biết chắt chiu tiền bạc (bây giờ là của riêng), sáng tạo hơn về sản phầm và điều hành, nên phần lớn các công ty cũ bắt đầu có lời. Hiện số doanh nghiệp tư nhân nổi danh của TQ xuất thân từ trường hợp này khá nhiều.
Lúc đó ở TQ, ô tô rất hiếm, nhà máy lắp ráp chưa có, thuế nhập khẩu cao (hơn 250%), giấy phép nhập cũng khó khăn. Chỉ có những công ty liên doanh có vốn nước ngoài mới được nhập xe miễn thuế trong 10 năm đầu.
Ngoài chuyện bòn rút tiền thì người TQ cũng không có gì để lo lắng nếu hợp tác có thua lỗ, vì pháp luật thật sự nằm trong tay chính quyền địa phương, nơi họ có mối quan hệ rộng rãi. Do đó, các NĐT nước ngoài là những “con mồi” béo bở để họ hút vốn.
Năm 2008, TQ nhận được lượng vốn FDI lên tới $117B — một con số kỷ lục. Thế nhưng, thực chất 1 phần số tiền nay là đầu tư tái hồi (recycling) của chính các doanh nhân TQ, đưa ra nước ngoài để trốn thuế và che dấu tài sản. Khi trở lại TQ dưới dạng FDI, số tiền đầu tư sẽ được hưởng nhiều phúc lợi như tiền thuế thấp, mua đất giá rẻ cho dự án và quan trọng hơn hết là được bảo vệ bởi các hiệp ước mà chính phủ TQ đã ký với nước ngoài.
Theo luật di trú Mỹ, người nước ngoài đầu tư từ $500K đến $2M vào các hoạt động kinh doanh sẽ được cấp thẻ xanh. Rất nhiều doanh nhân TQ đã chọn phương thức đầu tư này để có chỗ đứng ở Mỹ.
Nhưng sự kiện này đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều quỹ đầu tư khác nhau, hoạt động theo nhiều hình thức khác nhau, từ cho doanh nghiệp vay tiền của NĐT, đến việc vay nợ theo tài sản… Kết quả là ngân hàng đã mất vị thế độc tôn của mình, không thể áp đặt những điều kiện, quy tắc hà khắc với người vay như trước. Để cạnh tranh, các ngân hàng đã gây áp lực với chính phủ Mỹ để được phép nới lỏng việc cho vay vốn cũng như phát hành các sản phẩm tài chính phức tạp và đa dạng ngoài tầm kiểm soát của chính phủ. Có thể nói, cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử Mỹ xảy ra vào năm 2008 là do hậu quả của việc cạnh tranh này.
Thường thì doanh nghiệp Mỹ được pháp luật che chở khá kỹ, trong khi tại TQ, khi xảy ra rủi ro, thường người chủ phải chịu hết trách nhiệm. Ngay cả với mô hình công ty cổ phần, cơ quan chức năng TQ luôn quy trách nhiệm vào người nắm cổ phần lớn nhất để xử lý.
Nhưng đau đầu nhất vẫn là công ty tại Mỹ. Chỉ với 200 nhân viên, nhưng mỗi tháng tôi phải xử lý 5-6 vụ kiện. Tôi phải thuê riêng 1 luật sư làm toàn thời gian với chi phí $70K/năm. Có lẽ trong máu người Mỹ luôn thường trực nhu cầu kiện cáo.
Trong làm ăn, người Mỹ muốn mọi thoả thuận đều phải dựa trên văn kiện ký kết với nhau. Khi xảy ra trục trặc, việc đầu tiên là đưa nhau ra toà để tranh cãi về những điều khoản và việc thực thi hợp đồng. Do vậy, khi ký kết giấy tờ tại Mỹ phải rất cẩn thận, đôi lúc chỉ 1 câu viết không cẩn thận cũng bị đối phương suy diễn gây bất lợi trước toà. Theo kinh nghiệm, tôi không ký bất kỳ thứ gì tại Mỹ nếu không có luật sư tham vấn trước.
Cũng bởi số lượng luật sư Mỹ quá nhiều, nên các dịch vụ cũng rất đa dạng. Nhiều trường hợp, luật sư khuyến khích thân chủ cứ kiện, không cần trả tiền gì trước, nếu thắng kiện sẽ chia lợi nhuận, nếu thua thì không mất gì.
Sở dị Bộ Tư pháp Mỹ biết rằng khó kết tội hình sự cho Al Capone, nên đã tìm cách cộng lại tất cả chi phí tiêu xài của anh ta rồi buộc phải chứng minh tiền này từ đâu, nếu là tiền chính đáng thì tại sao không đóng thuế.
So với Mỹ, luật pháp TQ tương đối dễ hơn, nhưng khi đi sâu vào vấn đề, thì cũng rất phức tạp. Luật pháp TQ dựa trên chính sách của chính phủ, mà chi tiết luật lệ lại không rõ ràng. Trong khi đó, chính quyền địa phương lại “suy diễn” luật theo tư duy của mình và thường đưa ra… các chỉ đạo cho toà án khi xét xử. Do đó, nếu có quan hệ tốt với chính quyền địa phương, khi xảy ra tranh chấp sẽ rất dễ thắng kiện. Nhưng nếu chỉ quen chính quyền của 1 địa phương thì cũng chưa đủ, bởi hàng sản xuất ra phải bán đến nhiều địa phương khác nhau, mà mỗi địa phương lại hành xử theo lợi ích riêng của mình.
Từ chuyện này, tôi rút ra 1 bài học, luật lệ của TQ đều có thể thương lượng, nên khi vào TQ làm ăn, việc trước mắt là phải kiếm được “cò” giỏi.
Trở lại chuyện nhà máy sản xuất bút viết trước đây của tôi ở TQ bị nhiều công ty quốc doanh mua hàng rồi không trả tiền. Ban đầu tôi cũng tính nhờ Bộ Công thương ở Bắc Kinh giải quyết giúp, nhưng rồi nhận ra các công ty quốc doanh lại thuộc quản lý của địa phương. Khi xảy ra việc gì, Bộ chỉ báo cáo lên trung ương, còn quyền hạn nằm phần lớn trong tay địa phương. Những tỉnh mà tôi quen lãnh đạo, như ở Quảng Đông, chỉ cần 1 chỉ thị từ trên xuống, thế là tôi thu tiền hàng rất nhanh. Trong khi tại các nơi khác, do không quen biết, khách hàng ngâm tiền đến cả năm mà tôi không làm được gì.
Tại TQ, tôi cũng có làm việc với văn phòng luật sư, nhưng thật sự tôi rất ít dùng đến họ. Luật sư chỉ có lợi cho doanh nghiệp khi quen ai đó có chức quyền, còn chuyện tranh luận luật lệ pháp lý ở toà thì quá… thừa thãi. Với tôi, “cò” môi giới ở TQ mới thực sự quan trọng cho các vần đề liên quan đến pháp lý.
Là 1 doanh nghiệp Mỹ, thông hiểu luật pháp Mỹ, nên tôi khẳng định không hối lộ khi làm ăn ở TQ. Nhưng nếu “cò” làm việc cho tôi có hối lộ hay không thì tôi hoàn toàn không biết.
“Cò” ở TQ thường là những cựu công chức, từng làm việc trong các cơ quan công quyền, hoặc có gia đình thế lực. Ở Mỹ cũng có “cò,” nhưng rất ít. Bởi tất cả chi tiêu của doanh nghiệp đều nằm trong hệ thống tài chính vốn dễ kiểm soát.
Tại TQ, những vụ kiện với mục đích tương tự cũng khá phổ biến. Điều đau khổ ở TQ là lý do để thua hay thắng kiện lại không dựa trên luật lệ, mà lại nằm vào quan hệ với quyền lực địa phương. Có tiền thì có quyền, nên các công ty lớn thường thắng kiện dễ dàng hơn. Đây là 1 rào cản về cạnh tranh rất hữu hiệu cho các công ty lớn ở TQ.
Họ luôn luôn muốn cho công ty phải to lơn hơn dù không biết công ty có thật sự cần phát triển nữa không. Rất hiếm người giữ được tầm nhìn 1 cách đúng mực.
Người lãnh đạo công ty TQ càng lên cao thì càng độc tài, mọi chuyện trong công ty đều do người đứng đầu quyết định. Vì vậy, khi đến TQ làm ăn, nỗi khổ lớn nhất đối với tôi cũng như những nhà đầu tư khác là muốn hợp tác gì thì bắt buộc phải gặp người có chức vụ lớn nhất. Nhưng cũng phải công nhận 1 điều rằng, nếu lãnh đạo bên trên đã quyết rồi thì bên dưới cứ thế răm rắp làm theo.
Lương nhân viên Mỹ thường rất cao, nhưng các nhân viên cấp dưới luôn bị đòi hỏi cao về chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận… từng quý, từng niên. Tất cả hoạt động công ty đều được dựa trên chỉ tiêu và 1 thời biểu rất khắt khe. Trong khi đó, tại TQ, rất ít công ty đặt ra chỉ tiêu rõ ràng. Phần lớn mục tiêu của nhân viên là làm vừa lòng ông chủ để được đề bạt thăng tiến. Từ tư duy quản trị này, doanh nghiệp Mỹ buộc phải hướng tới khách hàng để có doanh thu và lợi nhuận, trong khi những lãnh đạo cấp cao của TQ thích làm những gì ấn tượng, giúp cho ông chủ và giới quan chức liên quan có tiếng tăm, nhằm tạo thêm các mối quan hệ rộng hơn.
Khổ nhất là những nhân viên bán hàng, khi họ bỏ đi cũng đồng nghĩa công ty mất luôn số khách hàng mà họ đã được trả tiền để thu phục suốt mấy năm trời.
Khi cần hợp tác, người Mỹ đi ngay vào vấn đề, có mục tiêu, thời hạn rõ ràng. Trong khi người lãnh đạo TQ lại rất kiên nhẫn, kín đáo, nhiều thủ đoạn và tham lam.
Khi 1 quản lý cấp trung của Mỹ sang TQ bàn chuyện hợp tác, anh ta đã tính toán trước ngày đi và về chính xác, thường là khoảng 10 ngày. Phía đối tác TQ biết được thời gian biểu của chuyến bay và khách sạn, nên cố tìm đủ cách kéo đối tác Mỹ đi ăn, chơi, thay vì tập trung bàn chuyện kinh doanh. Đợi đến phút cuối, công ty TQ ép phía Mỹ ký hợp đồng theo ý mình dễ dàng hơn, vì biết rằng những nhân viên cấp trung sợ phải về nước với bàn tay trắng.
Tại Mỹ chỉ cần thuê sai 1 nhân viên quản lý, kém hiệu quả, là thiệt hại lớn. Ngược lại, chi phí nhân viên ở TQ không nhiều, nên ban quản lý thường có thói quen thuê rất nhiều nhân viên dù biết rằng thiếu hiệu quả.
Nguyên lý thứ 3 là dựa trên tính sĩ diện để giữ gìn trật tự xã hội thay vì luật lệ. Theo đó, cá nhân không được phép làm những gì có ảnh hưởng xấu đến thể diện của nhóm. Tính quan hệ nhóm và sĩ diện ảnh hưởng khá lớn đến quản lý doanh nghiệp. Về mặt tích cực, thì chữ tín luôn được đề cao trong chuyện làm ăn của người TQ với nhau. Nhưng về mặt tiêu cực, tính sĩ diện dẫn đến thói quen thích làm nổi bề mặt, nặng tính phô trương thành tích mà đôi khi quên đi chất lượng thật.
Ngành ngân hàng TQ được hưởng thế độc quyền, tránh được những cạnh tranh thường thấy ở thị trường và 90% sở hữu là thuộc nhà nước. Ngân hàng TW đề xuất chỉ trả lãi suất 1-2%/năm cho người dân, trong khi cho vay ra bên ngoài lên tới 7-8%. Nếu hoạt động bình thường, đây là 1 phương thức làm ăn vô cùng lợi lộc. Nhưng rất nhiều khoản cho vay lãi lại thuộc nợ xấu. Nợ xấu trong 25 năm qua của ngân hàng TQ luôn trên 20%.
Riêng mối quan hệ gia đình, do nước Mỹ quá rộng, gia đình thường không quây quần ở gần nhau như các xứ khác, nên quan hệ này khó phát triển đúng mức. Thêm vào đó, người Mỹ thường khuyên nhau là không nên đem gia đình hay bạn bè vào chuyện làm ăn.
Muốn tìm được mối quan hệ phù hợp, trước tiên doanh nhân cần xác định cho mình mục tiêu cụ thể. Nếu mục tiêu kinh doanh đơn thuần là chuyện tìm khách hàng thì doanh nghiệp nên sử dụng “cò môi giới,” gọi là đại diện thương mại (sales representatives) vì họ có trong tay nhiều danh sách và quan hệ lâu năm với khách hàng. Còn muốn liên hệ với các đối tác lơn hơn để khuếch trương thì các công ty kiểm toán và ngân hàng là nguồn giới thiệu quan hệ tốt. Tại VN, khi nói đến kiểm toán, ta chỉ liên tưởng về công việc sổ sách phục vụ cho sở thuế. Nhưng tại Mỹ, các kiểm toán viên lo cả phần tư vấn về cấu trúc tài chính, nên quen biết nhiều lãnh đạo doanh nghiệp. Sự giới thiệu này cũng kèm theo lợi ích cho bên kiểm toán vì họ muốn có thêm nhiều gói tư vấn mới ở những khách hàng liên tục phát triển.
Ngoài chuyện quan hệ với quan chức lớn, thì mối quan hệ với chính quyền địa phương tại TQ, dù đó là cấp phường xã, cũng không thể thiếu. Bất cứ doanh nhân nào, dù kinh doanh 1 tiệm ăn nhỏ, nếu không quan hệ tốt với công an cấp phường, xã thì sẽ gặp nhiều rắc rối.
Trong khi tại Mỹ, trừ những công việc có liên quan sâu đậm đến chính phủ, phần lớn các doanh nhân Mỹ không bao giờ để ý đến việc phải có quan hệ với chính quyền.
Không như người Mỹ thường tránh việc làm ăn chung với gia đình, bạn bè, đây lại là lựa chọn đầu tiên của người TQ. Dù sao, họ đã quen sống trong hoàn cảnh phức tạp của đại gia đình và thích quây quần bên nhau, nên người TQ không cho những đụng chạm cá nhân ảnh hưởng đến công việc. Vả lại, văn hoá truyền thống của TQ luôn có những xếp đặt thứ bậc cho các quan hệ, nên quyết định của người trên ít khi bị thách thức.
Tính bang hội ở TQ ảnh hưởng rất lớn trong xã hội, do đó, nếu là người cùng làng, cùng tỉnh, cùng tiếng nói… sẽ tạo quan hệ dễ dàng. Ví dụ, dù là người ở xa, không quen biết ai; nhưng nếu bạn là người gốc Triều Châu, khi đến Thượng Hải, bạn sẽ nhanh chóng được bang hội của người Triều Châu giúp đỡ.
Khi tôi hỏi động lực chính yếu nào đã thúc đẩy họ tham dự các khoá đào tạo, thì 90% nói là để tạo mối quan hệ. Chính vì nhu cầu mở rộng mục tiêu quan hệ, ngày nay, các câu lạc bộ với đủ mọi loại hình mọc ra như nấm. Các câu lạc bộ về thể thao như tennis, golf, đua xe hơi… tranh tìm hội viên với các hội đoàn về xã hội như hội doanh nhân, hội từ thiện, hội du lịch… mà qua đó đã có nhiều mối quan hệ làm ăn được tạo dựng.
Xây đắp mối quan hệ ở TQ thường mất nhiều thì giờ hơn bên Mỹ, nhưng lại khá bền vững. Ở Mỹ, xây dựng quan hệ cho 1 dự án làm ăn cũng cần thiết, nhưng khi kết thúc dự án, quan hệ đó cũng phai nhạt dần. Vì vậy, quan hệ làm ăn ở Mỹ luôn dựa trên lợi điểm nào đó trong kinh doanh, chứ ít khi để tạo tình bạn lâu dài.
Trong tất cả các giao tiếp, phần lớn người tQ vẫn giữ văn hoá truyền thống ngàn năm. Trước tiên phải ăn nhậu, rồi đi hát karaoke, thậm chí cả hát bội, rồi lại ăn nhậu nhảy nhót thâu đêm. Nếu không thích hay không biết làm những chuyện này thì mối giao tiếp chắc chắn sẽ chịu thiệt hại. Trong khi bên Mỹ, phần lớn quan hệ được cấu kết từ những cuộc họp, bữa ăn trưa hay tối, những lần làm việc chung với nhau. Nếu thân hơn, thì đi chơi golf hay họp mặt gia đình ở các buổi picnic và những hoạt động giải trí lành mạnh như xem thể thao hoặc dự các buổi hoà nhạc…
Sau vụ “môi giới” thành công đầu tiên, anh chàng Hoa kiều Guatemala đăng mẩu quảng cáo rao vặt trên báo Thượng Hải về dịch vụ này. Ngay ngày đầu tiên, có 140 cú điện thoại gọi đến cần dịch vụ. Cách đây 2 năm, anh ta khoe đã lo trót lọt cho 10K hộ chiếu cho khách hàng.
Nhiều lobbyist từ nhiều nhóm lợi ích được thuê để trình bày nhiều quan điểm khác nhau, phần lớn là đối chọi, để các chính trị gia có tài liệu suy ngẫm và quyết định. Lobbyist không có quyền cam đoan 1 kết quả gì với khách hàng.
Tuy vậy, nhờ quan hệ đã xây dựng trong quá khứ, các lobbyists có khả năm mời các chính trị gia đi ăn uống, chơi golf với giới lãnh đạo công ty hay đoàn thể hiệp hội (khách hàng). Những chuyện gì xảy ra tại các họp mặt này thì chỉ có… trời biết.
Tóm lại, mọi hoạt động kinh doanh đều rất cần quan hệ. Nhưng phải hiểu là bất cứ quan hệ nào muốn tốt đẹp, bền vững và lợi ích, đều đòi hỏi phải dồn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc và ngay cả may mắn. Kết quả thì không gì chắc chắn, nhưng đây là 1 đầu tư mạo hiểm không thể thiếu trong hành trang của doanh nhân, dù làm ăn ở Mỹ hay TQ.
Sau đó, James đã tìm lại 160 chủ nợ ngày trước để trả nợ từng người, dù theo luật định, anh không có trách nhiệm pháp lý gì trên các món nợ cũ khi đã khai phá sản. Anh tâm sự, pháp luật của xã hội là 1 chuyện, nhưng còn 1 nền pháp luật thiêng liêng hơn, là của Trời.
Quy định của pháp luật Mỹ cho rằng, một khi chủ nợ quyết định cho vay là đã có đánh giá kỹ lưỡng trước đó rồi, cho nên, nếu con nợ không trả được thì phía chủ nợ phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Phía con nợ chỉ chịu trách nhiệm khi báo cáo sai dối để được vay.
Cách lừa bịp rất tinh xảo. Anh ta lập ra công ty, tuyển nhân viên tạm thời, thuê văn phòng nhưng làm hồ sơ giả về quyền sở hữu, trang bị máy móc dỏm và tạo nên 1 khoản nợ khổng lồ cho công ty. Sở dĩ những doanh nhân đến từ xa xôi như tôi rất khó kiểm tra hồ sơ nào thật, giả ở TQ, vì các cá nhân và doanh nghiệp nơi đây thường bao che cho nhau. Ngay cả các con số về giao dịch thương mại khi tôi cần kiểm tra từ phía ngân hàng cũng bị giấu giếm.
Li giải thích rằng, sở dĩ người dân hay những doanh nhân TQ tầm tuổi anh không tính đến chuyện phải làm ăn lâu dài vì họ đã nhìn cuộc sống qua những dâu bể thăng trầm thời cách mạng văn hoá đó. Họ không dám nghĩ hay mơ mộng về 1 tương lai tốt đẹp. Những kế hoạch 10-20 năm là chuyện “đầu môi” phải nói theo ý nhà cầm quyền để yên thân.
Văn hoá Nhật cũng đề cao sĩ diện như TQ, nhưng bên trên tính sĩ diện đó còn có danh dự.
Việc làm giả các hoá đơn, số liệu trở nên rất phổ biến cho tất cả các công ty nơi đây. Ngoài ra, những công ty đã niêm yết do những cổ đông lớn sở hữu thường lập ra các công ty con để hoán chuyển tài sản làm lợi cho cá nhân. Các công ty tư nhân còn tệ hơn nữa, vì họ không chịu bất cứ 1 giám sát gì từ mọi phía, kể cả thuế vụ (chỉ cần 1 chút tiền gầm bàn là mọi chuyện sẽ thông). Khi đầu tư vào đây phải ghi nhớ điều căn bản là lợi ích của nhà quản lý quan trọng hơn lợi ích của cổ đông còn lại.
Với các doanh nghiệp nước ngoài, việc lập 1 công ty mới vẫn an toàn hơn, dù khó khăn. Chỉ nên tiến hành M&A khi muốn loại 1 đối thủ cạnh tranh.
Không ai có thể phủ nhận Mỹ là quốc gia có tinh thần sáng tạo nhất toàn cầu. Theo cảm nhận của cá nhân tôi, yếu tố quan trọng nhất là Mỹ luôn sẵn sàng thu thập người mới và ý tưởng mới. Vì vậy, tất cả nhân tài trên thế giới đều muốn tới Mỹ để thử thách tài năng của mình. Giống như những đại võ sĩ, họ luôn phải tìm cho mình 1 võ đài xứng danh với đẳng cấp và Mỹ là võ đài của các nhà vô địch. Chưa thử sức trên võ đài này, bạn chưa thể nhận danh hiệu “đỉnh cao thế giới.”
Mặc dù luật bản quyền sáng tạo của TQ rất giống với Âu, Mỹ, nhưng việc thi hành luật là cả 1 vấn đề.
Mỹ vẫn có lợi thế hơn các quốc gia khác, gần như đã trở thành 1 quy tắc: các tài năng vô địch về mọi ngành, kể cả thể thao, vẫn thích tụ họp về Mỹ để có thể hãnh diện tuyên cáo rằng đã leo lên tới “đỉnh cao của nhân loại.”
Nếu Mỹ coi kinh doanh giống như 1 trận đấu bóng, chơi hết mình để thắng, nhưng có luật lệ, có trọng tài, có thứ hạng thì người TQ coi kinh doanh như 1 cuộc chiến, mà người thắng kẻ thua đều dùng tới bất cứ phương tiện gì để giành chiến thắng, bất chấp luật lệ. Chính sự khác biệt này đã tạo nên sự cạnh tranh khác nhau ở 2 thị trường.
Sự cạnh tranh này không chỉ với các đối thủ tại Mỹ hay TQ mà còn từ khắp nơi trên thế giới. Bất cứ 1 lợi thế cạnh tranh nào (competitive edge) đều bị đối phương bắt kịp trong 1 thời gian ngắn ngủi. Do đó, khi kinh doanh, phải chuẩn bị tinh thần, chiến lược và “tài nguyên” để sẵn sàng cho những trận chiến không ngừng nghỉ trong môi trường cạnh tranh.
Như Walmart, cái mạnh nhất của họ không chỉ là số lượng cửa hàng mà là hệ thống phân phối vô cùng hiệu quả, từ lúc nhận sản phẩm từ nhà máy cho đến khi tới tay khách hàng. Mỗi 1 món hàng của họ đều được gắn chip thông tin kết nối vào máy chủ, cho phép hệ thống điều hành trung tâm có thể biết tình hình kinh doanh của tất cả các cửa hàng của Walmart trên thế giới. Nhân viên quản lý có thể ngồi ở Mỹ nhưng vẫn biết 1 khách hàng ở TQ vừa mua 1 tuýp kem đánh răng loại gì, giá bao nhiêu.
Sau khi điểm lại tất cả các yếu tố, có thể nói, doanh nghiệp TQ gần như không có lợi thế cạnh tranh nào so với Âu, Mỹ, Nhật, hay cả với HQ, ngoài nhân công rẻ và những đặc quyền từ chính phủ. Phần lớn các công ty hoạt động hiệu quả của TQ là liên doanh. Nhưng doanh nghiệp liên doanh cũng không muốn phát triển mạnh chi nhánh TQ của mình, vì Âu, Mỹ, Nhật luôn sợ bị ăn cắp công nghệ, vô tình tạo nên những đối thủ cạnh tranh ngoài ý muốn.
Nghiên cứ về kim ngạch hàng công nghệ cao của tỉnh Quảng Đông cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu trong 1 năm của địa phương này được $8B và nhập khẩu $1.6B. Nhưng quan trọng hơn, 87% xuất khẩu này do các nhà máy của Âu, Mỹ và Nhật đầu tư. Cho đến giờ này, 72% hàng xuất khẩu của TQ vẫn là hàng công nghệ cũ và rẻ tiền.
Vị Bộ trưởng này đã kết luận bằng số liệu là trong 5 năm từ 2003, chỉ 22% doanh nghiệp TQ kiếm được tiền khi đầu tư ra nước ngoài; 31% sống sót không phát triển sâu được và gần 50% mất tiền.
Ba cái cao là khi lập doanh nghiệp phải trả giá cao, sử dụng năng lượng cao, môi trường ô nhiễm cao. Còn hai cái thấp là chất lượng sản phẩm thấp, hiệu năng thấp. Con đường duy nhất để TQ có thể gia tăng cạnh tranh là tận dụng tối đa tài sản mềm là chất xám.
Nếu các đối thủ ở Mỹ luôn tỏ vẻ dè chừng nhau và sợ bị gài bẫy, vì nếu toa rập làm giá hay thao túng thị trường có thể bị tù tội. Với TQ, các đối thủ rất thân thiện, đối xử như bạn bè lâu ngày, thích mời nhau đi ăn nhậu, rồi còn đề nghị hợp tác. Nhưng với đường lối ngoại giao rất “hoà nhã” trước mắt, các đối thủ sẵn sàng giết nhau đằng sau lưng. Do đó, ít doanh nghiệp TQ kiện nhau, bởi quan điểm lâu đời của họ là không “vạch áo cho người xem lưng.”
Một phương thức cạnh tranh phổ biến khác là những tin đồn độc hại về đối thủ hay sản phẩm của họ. Người TQ rất chuộng tin đồn và luôn tin rằng “không có lửa làm sao có khói.” Lý do chính là các cơ quan truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ, thường chỉ loan tin 1 chiều theo chỉ thị của chính phủ, nên người dân quay về với các nguồn tin “ngoài luồng” để dung hoà sự thật. Điều trớ trêu là các nguồn tin ngoài luồng này lại được tin tưởng và áp dụng nhiều hơn các nguồn tin chính thống, vì nó đa dạng và gần gũi với quần chúng hơn là các lời tuyên bố khó hiểu và dài dòng của chính phủ.
Vào ngày thứ 6, ông chủ vẫn cho đặt 1 lô hàng nguyên liệu lớn. Sáng thứ 7, công ty còn tổ chức lễ mừng sinh nhật ông. Bữa tiệc có mời lãnh đạo chính quyền, các đại gia trong tỉnh và cả trăm nhân viên. Sau bữa tiệc, bảo vệ thấy có vài chiếc xe tải từ HK tới đậu phía sau nhà máy. Họ tưởng những xe này tới thu dọn tiệc, nhưng thật ra là ông chủ công ty đã âm thầm cho thu dọn hết đồ có giá trị chất lên xe chở về HK. Riêng ông tự lái chiếc Mercedes và hôm sau đưa cả gia đình sang Mỹ sống. Phải tới tận sáng thứ 2, nhân viên công ty mới phát hiện ông chủ mình đã bỏ trốn vì phá sản.
NĐT thường có định kiến sai lầm là họ sẽ kiếm được nhiều tiền tại các thị trường mới nổi với sức tăng trưởng nhanh chóng. Trong 2 lĩnh vực đầu tư trực tiếp (mở xưởng, làm dịch vụ…) và gián tiếp (địa ốc, chứng khoán…), thống kê cho thấy mức hoàn trái ở thị trường mới mở ít hơn 1-2% so với thị trường đã phát triển. Bởi vì cơ hội càng nhiều thì rủi ro càng lớn, mức lời có thể cao hơn nhưng tỉ lệ thất thoát cũng nhiều hơn.
Những thủ tục hành chính phức tạp và tiền bôi trơn cũng làm cho chi phí pháp lý tại TQ có thể còn cao hơn Mỹ vốn nổi tiếng về kiện tụng. Ngoài ra, nếu có bất cứ tranh tụng gì thì kết quả cũng như phí tổn sau cùng không thể đoán được vì tiền gầm bàn của mỗi bên chi ra. Một chút xui xẻo có thể làm tan tài sản nhanh chóng.
Thị trường mới nổi của TQ nhiều cơ hội và phát triển nhanh hơn lại đi kèm với những rủi ro lớn, nhất là với các SME. Thị trường bão hoà của Mỹ ít rủi ro hơn, nhưng đòi hỏi những lợi thế cạnh tranh thật sắc bén.
Sau bữa tiệc và cuộc vui, chúng ta sẽ đều cần ở 1 mình vào 1 buổi sáng chủ nhật yên tĩnh để tận hưởng niềm vui và thưởng thức 1 tách cà phê hoặc nghe tiếng cười con trẻ hay tiếng chim hót.
TQ mở cửa thị trường trước ta 15 năm nên doanh nhân của họ có nhiều kinh nghiệm hơn. Tôi chỉ hơi tiếc là có rất nhiều bài học hay dở của họ mà chúng ta không nghiên cứu để tìm 1 lối đi riêng của mình.
Như TQ, doanh nhân VN rất năng động, tham vọng, giỏi ứng biến, liều lĩnh, lạc quan và cầu tiến. Về khuyết điểm, họ giống doanh nhân TQ ở các điểm như thiếu kỹ năng quản trị ở bình diện quốc tế, thích đầu tư dàn trải, không chuyên sâu, trọng sĩ diện và hình thức, có tầm nhìn khá ngắn hạn. Họ cũng thiếu quan hệ với các đối tác nước ngoài: rất cần thiết trong nền kinh tế toàn cầu.
Nhưng quan trọng hơn hết, họ chưa tạo dựng được 1 văn hoá đạo đức kỉ cương, cho cá nhân mình và doanh nghiệp của mình. Dù đang thành công, họ sẽ không đủ “phần mềm” để đi xa.
Nợ xấu địa ốc, cán cân thương mại, nợ công ở Mỹ; nợ công và suy thoái ở Châu Âu và Nhật; bong bóng tài sản và đầu tư bừa bãi tại TQ. Qua những gói kích cầu, các chính phủ đã dồn rác rưởi xuống dưới thảm và hi vọng người dân sẽ quên đi chuyện khó ngửi này. Biện pháp này có đôi chút thành công, tạo nên ảo tưởng hồi phục.
Phải nhận rõ là các điều kiện kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng nhưng không là yếu tố chính trong việc kiếm tiền. Thu nhập của 1 doanh nghiệp tuỳ thuộc nhiều hơn vào khả năng nắm bắt cơ hội, sức sáng tạo và tầm nhìn của ban quản lý. Thị trường Âu Mỹ có suy thoái thì cũng lớn rộng gấp ngàn lần thị trường nội địa, đồng nghĩa là cơ hội cũng gấp ngàn lần. Doanh nhân Việt phải có đủ can đảm và bản lãnh để “hướng ngoại” và đi tìm cơ hội.
Muốn giúp người nghèo thì đừng bao giờ trở thành 1 người nghèo. Nếu yêu kẻ yếu thế thất học thì đừng làm kể thất bại. Xã hội quanh ta cần người giàu có thành đạt, dù chỉ để làm gương sáng, hơn là có thêm 1 người nghèo và thất chí.
Toàn thế giới, có khoảng 36K cổ phiếu đủ loại (sàn Mỹ có hơn 12K) để các NĐT chọn. Bạn phải có 1 lý do khá độc đáo để thuyết phục NĐT mua cổ phiếu của công ty bạn thay vì Google hay Apple.
Giá trị thực của 1 đồng tiền được xác định bằng sức mạnh nội tại của nền kinh tế. Còn sức mạnh của nền kinh tế lại được thể hiện qua 1 số chỉ tiêu cơ bản, bao gồm: GDP, bảng cân đối tổng sản phẩm, thu nhập theo đầu người, tăng trưởng kinh tế, dự trữ quốc gia (ngoại hối, hàng hoá, vàng hay bạc), cán cân thanh toán, thâm hụt thương mại, nhập siêu, xuất siêu.
Giá trị thị trường của 1 đồng tiền được xác định bằng cung và cầu, như 1 loại hàng hoá có thể đánh giá mức độ hấp dẫn thông qua thanh khoản của thị trường.
Trong những năm gần đây GDP của Singapore đã tăng trưởng cao, nhưng đây không hẳn là 1 nền kinh tế dựa vào tài nguyên, tiêu thụ nội địa hay sức sản xuất hàng hoá.
Singapore là trung tâm rửa tiền của các nước Đông Nam Á. Nhờ vào các dòng tiền luân chuyển có lẽ là lý do chính giải thích cho sự phồn vinh của Singapore.
Một chuyên gia nói với tôi là ở VN, phần lớn tín dụng là dành cho các doanh nghiệp, thay vì cá nhân, nên hiểm hoạ nợ xấu do ăn tiêu quá mức khó xảy ra. Ông quên rằng hơn 40% nợ vay ngân hàng là để đầu tư vào BĐS, chứng khoán, hay các hoạt động thương mại phiêu lưu khác, dù mọi người vẫn hay lách luật bằng những tên gọi khác nhau.
Suốt 5000 năm lịch sử, vàng không bao giờ mất giá.
Yếu tố thứ 2 là khả năng mua của người tiêu dùng. Theo thị trường Âu-Mỹ, người ta tính 25% mức thu nhập của người mua nhà là khả năng trả nợ khi so sánh với số tiền vay phải trả hàng tháng cho ngân hàng.
Mỗi người VN là 1 ông trời con (dưới mắt họ) nên sự sát nhập bình đẳng và lâu dài giữa 2 doanh nghiệp VN là điều khó xảy ra. Thông thường thì “cá lớn nuốt cá bé” (mua lại chứ không sát nhập), nhưng những con cá bé lại có nhiều thủ thuật có thể làm cho cá lơn bị mắc nghẹn hay đau dạ dày liên tục.
Chưa nói đến việc bán xong 1 doanh nghiệp rồi, người chủ cũ cho bà con thiết lập 1 công ty tương tự khác để cạnh tranh.
Trong những giao dịch M&A thành công, chỉ có 26% là đem lại lợi ích (tính bằng doanh thu và thị phần) cho bên mua. Còn lại, rất nhiều việc mua lại đã làm lãng phí tiền bạc và cơ hội của các công ty chỉ muốn tăng trưởng, bất chấp giá phải trả.
Vấn đề lớn nhất trong quyết định mua bán của các quỹ đầu tư thế giới là yếu tố “tin cậy” (trust). Sự tin cậy thường dựa trên quản trị công ty (corporate governance), minh bạch thông tin và tài chính (transparency), giá trị thực sự của báo cáo công ty và kiểm toán quốc tế, chất lượng của nhóm quản lý, sự tôn trọng quyền lợi các cổ đông thiểu số, sự nghiêm minh công bằng trong việc áp dụng luật của cơ quan giám sát, các điều kiện vĩ mô rõ ràng về hối đoái và thuế vụ, cũng như 1 cam kết về fair play; không bị bóp méo bởi điều lệ thay đổi bất cập, hay bị thao túng bởi các nhóm có tay trong. Không có trust là không thể có 1 thị trường bền vững và phát triển.
Trước hết, hãy phân tích lợi ích quốc gia trong vai trò của thị trường chứng khoán. Mục tiêu chính của thị trường chứng khoán là gây vốn cho doanh nghiệp, dù công hay tư. Nó không có 1 giá trị chiến lược nào khác, từ quốc phòng đến kinh tế. Phần lớn các thị trường chứng khoán Âu Mỹ đều do công ty tư nhân đảm trách điều hành. Chính phủ chỉ giám sát để bảo đảm cuộc chơi không bị thao túng gian lận.
Sau đó là 1 tóm lược còn 3 trang, rồi 1 trang rồi 1 phân đoạn. Nhưng vị vua vẫn không vừa ý. Cuối cùng ông hả hê khi vị đại diện trao cho ông 1 cái túi khôn ngoan của nhân loại trong 1 câu văn độc nhất, “There is no free meal.”
Theo tôi, cái khác biệt căn bản về cách vận hành mọi hoạt động xã hội và kinh tế giữa Mỹ và TQ là ở TQ, bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn nếu có tiền (tư bản) và đừng bao giờ phê bình chính phủ; trong khi ở Mỹ, bạn tha hồ chỉ trích chính phủ, nhưng mọi hoạt động kinh doanh sẽ bị áp lực nặng nề của luật pháp, điều lệ, công đoàn, thuế vụ, môi trường, nhóm lợi ích xã hội, các cơ sở truyền thông, giáo dục, tôn giáo…
Ngay cả văn hoá nghệ thuật cũng cần rất nhiều tư bản để phát triển và phồn thịnh; vì giàu sang không hẳn chỉ sinh lễ nghĩa mà còn cho con người những thời gian rảnh rỗi để hưởng thụ các thú vui tinh thần.
Chỉ có ở VN thích vinh danh rất nhiều thứ.
Trong chiến thuật, sinh mạng của du kích quân cũng tuỳ thuộc rất nhiều vào mức độ tin cậy vào đồng đội, đối tác và các quan hệ mật thiết. Đó là lý do doanh nghiệp du kích thường dùng “gia đình trị,” vì không đủ tin cậy người ngoài để sử dụng nhân tài, không làm ăn rõ ràng với người lạ và coi quan hệ với quan chức là cột sống quan trọng hơn sản phẩm, khách hàng, hay kế hoạch phát triển.
Tệ nhất trong tư duy du kích là 1 biện hộ thông dụng khi gây nên những sai trái về quản trị cũng như đạo đức. Lý do tiện lợi nêu ra là vì mình nhỏ yếu thì mình được phép sử dụng những chiêu đòn không chính thống hay còn gọi là tà giáo.
Thu nhập của dân Mỹ hơn VN 40 lần nhưng giá nhà đất của họ rẻ hơn chúng ta hơn nửa.
Các nhà khoa học, chuyên gia đổ công sức vào nghiên cứu công nghệ và quy trình phát triển để hữu hiệu hoá mọi giai đoạn sản xuất. Kết quả là sau 10 năm, Israel đã trở thành 1 quốc gia xuất khẩu nông sản cho thị trường Châu Âu và cho cả vùng đất màu mỡ Phi châu.
Câu nói ấn tượng sau đó là, “Tôi bị phá sản, nhưng không bao giờ nghèo.” Lúc đó, Mỹ đang ở vào giai đoạn suy thoái và lạm phát, bong bóng BĐS và chứng khoán vừa nổ, thất nghiệp cao… James cười nói, “Bao nhiêu là tài sản sắp phải thay đổi chủ. Thật tuyệt vời,” ông lên lại kết hoạch cho sự nghiệp và chỉ 10 năm sau, trở lại ngôi vị tỉ phú.
Vì tính chất minh bạch và sự tham gia của công chúng trong việc quản trị, các công ty công cộng thường đạt được 1 thị giá cao hơn nhiều lần các công ty có tầm cỡ tương đương của tư nhân. Sự gia tăng thị giá này sẽ giúp rất nhiều cho công ty khi đi vay nợ của ngân hàng hay đi tìm tín dụng các nhà cung cấp. Các đối tác nước ngoài cũng thích làm ăn với 1 công ty công cộng hơn là tư nhân.
Ngoài lương bổng, các công ty công cộng có thể dùng quyền mua bán cổ phiếu (stock options) để thu hút các tài năng cần thiết. Ngoài ra, phần lớn nhân viên thích làm việc cho 1 công ty công cộng hơn là 1 công ty tư nhân mang tính cách gia đình, nơi sự thăng tiến không minh bạch và hay bị nạn bè phái.
Khi 1 công ty tư nhân đi vay nợ của ngân hàng hay lấy tín dụng của các nhà cung cấp hay chủ đất, chủ nhà, các cổ đông thường phải đứng ra đảm bảo cá nhân cho các khoản nợ. Đây là 1 áp lực cá nhân nặng nề cho họ.
Yếu tố quá tự tin này thường thể hiện ở các hành động như thiếu tập trung, ôm đồm quá nhiều công việc mà quên đi mảng kinh doanh cốt lõi (core business) của công ty.
Thêm vào đó, khi tôi bắt đầu nổi tiếng, thời gian làm việc của tôi vô cùng quý báu. Những bữa ăn gọi là xã giao với các bậc quân quyền hay các lãnh tụ xã hội, dù không đem lại 1 lợi nhuận gì cho Harcourt nhưng lại chiếm phần lớn chương trình làm việc mỗi ngày của tôi. Sự chểnh mảng không lưu tâm nhiều đến kinh doanh cốt lõi của Harcourt tạo nên 1 kết quả đáng buồn. Các nhân viên tài giỏi bắt đầu bức xúc trước sự trì trệ của công ty.
Business plan phải là tập hồ sơ gối đầu giường của mọi doanh nhân, dù mới bắt đầu hay đã vững chải trên thị trường. Tại Quỹ đầu tư Viasa của tôi, nếu 1 công ty không nộp kế hoạch kinh doanh đầy đủ, chúng tôi coi như họ không có ý muốn thực sự mạnh mẽ trong việc làm ăn. Đây là đòi hỏi đầu tiên và không miễn trừ.
Thêm vào đó, quý vị còn phải đương đầu với những mối quan hệ mới trong xã hội. “Giàu đổi bạn, sang đổi vợ.” Dù không đổi nhưng tôi tin là quý vị sẽ có thêm nhiều bạn mới cũng như kẻ thù mới. Những quan hệ này thường đòi hỏi rất nhiều thì giờ, công sức cũng như suy nghĩ, làm quý vị chểnh mảng trong kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
Lý do chính là 1 khi Big 4 đã ký tên vào hồ sơ kiểm toán, họ sẽ phải bồi thường mọi thiệt hại nếu các nhà đầu tư mất tiền sau này (họ có những khế ước bảo hiểm rất lớn cho những sơ xuất về nghề nghiệp).
Trong 1 nền kinh tế thực sự thị trường, doanh nhân luôn phải đối diện với những chu kỳ lên xuống (Mỹ gọi là boom và bút). Vì chiếc ghế quyền lực, các chính trị gia thế giới kể cả Âu-Mỹ cũng cố gắng tìm đủ mọi cách để can thiệp hầu ngăn chặn hiện tượng này. Họ có thể thành công trong vài ba tháng, vài ba quý… nhưng thị trường luôn luôn là kẻ chiến thắng sau cùng. Giá trị của tài sản sẽ luôn được điều chỉnh đúng giá trị thực sự, nợ trước sau phải trả, cho vay bừa bãi không quản lý rủi ro thì phải chấp nhận nợ xấu mất tiền, tiêu xài nhiều hơn thu nhập thì phải trả cái giá của yếu kém tụt hậu, chọn sai ngành nghề hay cách thức đầu tư thì đôi khi mất vốn hoàn toàn. Ở 1 nền kinh tế thị trường thực sự, không có phép màu, không có ảo thuật, không có nhiệm kỳ.
Ở nước ngoài, như tại các sòng bạc, nhà đầu tư có thể đánh lên hay đánh xuống, do đó, có thể kiếm tiền thoải mái dù kinh tế tài chính vĩ mô có suy thoái, lạm phát hay tăng tốc.
Quay qua lãnh vực đem tiền của mình cũng như gia đình, bạn bè, ân nhân, người lạ… đi kinh doanh, tôi chỉ xin nói rõ 2 điều: đây là cách kiếm tiền nhanh, nhiều và bền vững nhất thế giới và đây cũng là cách mất tiền nhanh, nhiều và mạo hiểm nhất thế giới.
5 yếu tố cần và có cho mọi doanh nhân: ngọn lửa đam mê, lợi thế cạnh tranh, kiến thức và quan hệ, sức khoẻ và tinh thần cũng như ý chí và kiên nhẫn để vượt bão.
Tư duy của thế hệ 8x, 9x vẫn coi chuyện làm quan là con đường lý tưởng nhất để đạt mộng ước về giàu có (rồi đồng tiền, dù cách kiếm chác có như thế nào, vẫn sẽ đưa ta đến những tài sản mà xã hội VN coi trọng: phú quý, sĩ diện, quyền lực, trí thức). Con đường này dĩ nhiên cũng vất vả, nhiều cạnh tranh và chuyện “đội trên đạp dưới” là 1 hành xử bắt buộc. Nó cũng tiềm tàng nhiều nguy hiểm nếu trong quá trình, ta lỡ đụng chạm quyền lợi với 1 kẻ thù mạnh hơn. Do đó, qua công thức kinh doanh tôi đề xướng, các bạn trẻ tham vọng lại thấy mình có 1 lối đi khác, nhiều tiền không kém các quan, mà khỏi phải cúi đầu hoài, mỏi lưng.
Khi đó, tôi sẽ ung dung nhìn đống tài sản “thực” của tôi, trong đó vàng nắm giữ 1 tỉ lệ hơn 25%. Trong nhóm tài sản “thực” này, vàng là 1 món hàng khó thao túng nhất và gây nhiều bực bội cho các chính phủ nhất.
Càng lao đầu vào thương trường, tôi càng thấy tính chất “cờ bạc hoá” trong rất nhiều hoạt động. Trên mọi sàn giao dịch hàng hoá, 99% hợp đồng là 1 hình thức cờ bạc vì chỉ 1% người mua kẻ bán là có ý định nhận hay giao hàng. Khi món hàng là lãi suất, chỉ số hay phát sinh (derivatives) thì 100% là đánh cược. Có tổng cộng 3.5 tỷ hợp đồng trị giá $400K được giao dịch mỗi năm. Đây là 1 sòng bạc lớn hơn Vegas, Macau và mọi sòng bạc trên thế giới cộng lại.
Sàn Mỹ có chừng 12K công ty, cái khó nhất là làm sao anh có thể bán được cổ phiếu? Làm sao công ty mình nổi bật trong 12K công ty? Chai nước ngọt bán trong ngôi chợ làng có thể nổi bật hơn các sản phẩm cùng loại nhưng khi ra 1 khu đại siêu thị thì làm sao khách biết chai nước của anh.
Cho đến năm 1985, những tỷ phú giàu bằng BĐS vẫn chiếm 18% tổng số 100 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ. Hiện nay, gần như ít ai có thể kiếm tỷ đô la chong vài chục năm bằng BĐS.
Nền kinh tế thị trường to lớn của Mỹ có thể hấp thụ cơn bảo do BĐS đem lại; nhưng chính phủ Mỹ cũng mất gần $2T (khoảng 14% GDP) để cứu nguy (QE1, QE2 và Twist). Một vài chuyên gia ước tính là nền kinh tế Việt sẽ phải chi ra hơn $70B (65% GDP) trong 2 năm tới để có tác dụng tương tự. Cách duy nhất để kiếm số tiền này là huy động tiền nhàn rỗi trong dân, qua vàng và ngoại tệ, để không bị lạm phát phi mã.
Các bác lãnh đạo kinh tế còn doạ tung ra giải pháp là gia tăng tiêu xài và đầu tư công. Ngân sách của chính phủ VN (34% GDP) đã cao hơn hẳn Thái Lan (18%) và Singapore (19%) tạo 1 gánh nặng khủng cho các doanh nghiệp tư nhân.
Hiện nay, 3M Việt kiều tại Mỹ tạo ra 1 GDP ngang hàng với 90M dân VN trong nước, dù họ không có dầu khí, khoáng sản hay đất đai để bán.
Đó là căn bệnh của lòng tham và sự hoang tưởng. Khi đã thành công trong 1 vài lĩnh vực, con người thường có hoang tưởng là có thể thành công trong nhiều lĩnh vực. Không riêng gì các nhà kinh doanh VN mà phần lớn trên thế giới hay bị bệnh này.
Ở Mỹ gần như không còn công ty đa ngành nào. Còn ở thị trường Á châu thì vẫn còn nhưng dần dần sẽ lụi bại bởi khó quản lý nổi.
Hãng Nike bán nhiều hàng thể thao nhất thế giới, nhưng không sở hữu 1 nhà máy sản xuất nào. Doanh nghiệp cứ kêu thiếu vốn nhưng thực tế chưa chắc đã thiếu nhiều đến như vậy. Quan trọng là doanh nghiệp phải biết tận dụng tất cả mọi nguồn lực xung quanh mình để tạo vốn trước khi nghĩ đến vay ngân hàng với lãi suất không khả thi.
Nếu luật chơi của Mỹ sòng phẳng, rõ ràng, công khai trên giấy, sửa đổi cập nhật liên tục, thì luật chơi tại TQ là mờ mờ ảo ảo, không rõ ràng, mỗi địa phương suy diễn 1 cách khác nhau.
Tuy nhiên, ở Mỹ, khi pháp luật rõ ràng thì đồng thời, anh cũng phải đối mặt với những khoản phí tổn rất cao cho luật sư mỗi khi vướng vào rắc rối tại toà án.
Người Israel sống trên sa mạc nhưng họ vẫn làm ra những hạt lúa, những sản phẩm nông nghiệp như cam, chuối, cà chua với năng suất cao hơn ta nhưng họ tưới nhỏ giọt thôi, tiết kiệm đến mức có thể nói là cây cần bao nhiêu thì họ tưới bấy nhiêu.
Một chính phủ mà càng có nhiều tham vọng, thích tạo đủ loại thành tích, thì sẽ làm khổ dân, vì mọi kế hoạch của chính phủ đều cần đồng tiền, mồ hôi và công sức của dân… và sự lãng phí các tài nguyên này sẽ làm thiệt hại mọi tăng trưởng kinh tế, cũng như sẽ làm mất niềm tin từ người dân.
Cái giỏi là ở chỗ, chỉ có chừng đó tiền, nhưng làm sao vẫn duy trì được bữa ăn ngon, đủ chất.
Ở nước mình, con đường hoạn lộ là con đường dễ nhất để vươn lên trong xã hội.
Ở những xã hội dân chủ Âu Mỹ thời đó, làm quan đã bị coi là mạt vận; còn nếu lêu lổng, không lo học hành, đào tạo cho mình kỹ năng bài bản hay trí thức thâm sâu, thì con đường duy nhất chỉ có thể là đi làm lính (quan đội hoặc cảnh sát).
90% các tỷ phú mới của TQ là “con ông cháu cha” của các cựu lãnh tụ trung ương hay còn gọi là các hoàng tử đỏ (princelings). Tuy vậy các lãnh tụ TQ khôn ngoan hơn các xứ khác: họ cho con cái thay tên đổi họ để tránh sự nhận biết quá rõ ràng về những liên hệ gia đình.
Đừng để dân giàu nhanh, đừng để dân khôn biết hơn và đừng để dân có thì giờ nhàn rỗi. Quyền lực của các ngài sẽ lâm nguy đó.
Mày là thằng kiếm nhiều tiền nhất cũng là thằng mất nhiều tiền nhất trong cộng đồng Việt ở đây.
Triết thuyết tư bản vẽ ra 1 cuộc chơi hào hứng là ai cũng có thể thắng và đem về 1 phần thưởng đẹp như mơ. Đây là tiền đề của Las Vegas, của tư bản. Giới tư bản còn 1 tuyệt chiêu khác: mua trước trả sau. Không nơi nào mà 1 người tay trắng có thể mua nhà, tậu xe, sắm sửa tiêu xài như ở xứ Mỹ. Có thể bạn không muốn nợ, nhưng chắc chắn là vợ con và đa số thành viên gia đình bạn bè sẵn sàng “shop” dùm bạn. Đòi hỏi duy nhất: bạn phải có job và phải nô lệ nghiêm túc. Mất job là mất tất cả.
Có lẽ vì long yên nước cực độ, người VN hay quan tâm lo lắng không biết là người nước ngoài nghĩ gì và có đánh giá cao dân tộc và xứ sở này?
Ai Cập có 1 nền văn minh cổ đại và lịch sử phong phú, nhưng vì là nước nghèo, nên văn hoá truyền thống của họ không phổ biến và được tôn trọng bằng các quốc gia Âu Mỹ.
Những vấn nạn hiện tại của VN như kinh tế, tài chính hay y tế, giáo dục, môi trường và dân trí… đều rất quen thuộc với các quốc gia “mới nổi.” Các vấn nạn này, 15 năm trước TQ đã trải nghiệm, 30 năm trước Thái Lan đã phải đối đầu, 60 năm trước NB đã phải vượt qua và 100 năm trước, Mỹ đã tìm cách giải quyết.
20 tuổi ta thường rất quan tâm đến suy nghĩ của người khác về mình. 40 tuổi ta thường mặc kệ ai muốn nghĩ sao về mình cũng được. 60 tuổi ta mới khám phá ra rằng là chẳng ai nghĩ gì về mình cả.
Các chuyên gia có thói quen dùng số liệu như 1 bình phong che đậy sự thiếu hiểu biết của mình.
Người ta đếm có khoảng 60 chiếc Rolls-Royce đang chạy ngoài đường. Như thế cũng chưa có nghĩa lý gì. Bên HK dân số chỉ có 7M mà Rolls-Royce có ít nhất 7-8K chiếc.
Hiện tượng “cổ phần hoá” hay “biến tài sản công thành riêng,” nhập khẩu từ Đông Âu và TQ, đang được mọi người dân, từ nghèo đến giàu coi như là 1 trò chơi thú vị, phải thắng bằng mọi giá.
Khi sự nhũng lạm đã trở thành thói quen và chấp nhận khắp nơi, thì tài sản công sẽ còn biến mất dài dài vào các túi tham không đáy của xã hội.
Nguồn gốc của mọi tham nhũng bắt đầu từ 2 tư duy: lòng tham của con người luôn muốn có “những bữa ăn miễn phí” và sự bất tuân pháp luật hay sự coi thường lợi ích xã hội 1 cách đại trà.
Rất nhiều văn nghệ sĩ, trí thức và các bậc khoa bảng luôn ca thán về hiện tượng bất công của xã hội, thường kết luận trong vội vã “đời không công bằng chút nào” khi so sánh sự thua kém cua minh với những nhân vật mà họ nghĩ là không xứng đáng. Chính tôi cũng hay rơi vào trường hợp tự ti này khi không để lý trí suy xét.
Đời sống ở VN tương đối thư giãn và nhẹ hàng. Người VN được xếp hạng là dân xài sang nhất châu Á, nói rõ hiện tượng vui hưởng tận cùng, không cần biết đến ngày mai. Gia đình và bạn bè lúc nào cũng bao quanh, chia sẻ cho nhau những tiếng cười lẫn nước mắt, những giúp đỡ lẫn đòi hỏi.
Nguyên nhân chính mà văn minh nhân loại đạt đến đỉnh hiện nay là do sự thúc đẩy của lòng tham. Những quyền lực, danh vọng và của cải của nhân loại đều phát sinh từ dục vọng.
Ngay cả các nền văn hoá cao cấp nhất của nhân loại cũng nhờ vả rất nhiều vào tiền bạc và quyền lực của các nhà bảo trợ. Không có hoàng tử Colloredo hay công tước Waldstein, chúng ta sẽ không thưởng thức được Mozart và Beethoven. Không có đế chế của Florentine, chúng ta sẽ không tìm đâu ra các tác phẩm nghệ thuật của Da Vinci hay Michelangelo.
Trong dòng đời, đối diện những thử thách khó khăn, chính con người “lỳ” như tôi cũng nhiều lúc muốn buông thả. Muốn quay về 1 góc tối nào đó, an phận với cuộc sống an nhàn, cho qua kiếp người dâu bể. Nhưng nhìn những tấm gương như chị Gấm, tôi thấy mình không có quyền bỏ cuộc. Tôi tự nhủ mình đã quá may mắn, được nuôi dưỡng trong 1 môi trường lành mạnh, phong lưu, với đủ lợi thế cạnh tranh. Sự thất bại của mình sẽ là 1 vết nhơ gấp đôi những con người Việt kém may mắn khác.
Những công ty có thị giá cao nhất trên thế giới đều là những công ty mà giá trị mềm vượt trội: Google, Microsoft, Facebook, Pfizer, Oracle, IBM… Không 1 công ty BĐS nào nằm trong Top100.
Nói chung, so với 9 quốc gia còn lại trong khối ASEAN, VN dẫn đầu về tiềm lực của nhân tài, trên cả Indonesia với gần 250 triệu dân.
Tuy nhiên, sự yếu kém của nền giáo dục lý thuyết từ chương đã làm hạn chế tiềm năng này. Công ty Intel đã không tìm ra đủ 180 nhân viên trung cấp cho nhà máy 1 tỷ đô của họ ở Thủ Đức và phải nhập khẩu 1 số lớn chuyên viên từ Malaysia và Philippines. Các công ty FDI khác tại VN đều có những than phiền tương tự.
Thêm vào đó, tư duy sao chép nguyên bản các tư tưởng truyền thống, các công thức khoa học lỗi thời và chính sách dùng người đã gây thui chột mọi sáng kiến, mọi đổi mới, mọi tiến bộ. Dù có số lượng giáo sư, tiến sĩ cao nhất ASEAN (gần 10K người) VN chỉ có 5 bằng sáng chế nộp tại Âu Mỹ trong 6 năm qua. Năm 2011, trong khi Singapore với 5M dân đăng ký 648 bằng sáng chế, con số từ VN là zero cho 90M.
Người VN gắn bó thân tình chặt chẽ với gia đình, làng xóm và đất nước, nên sự đùm bọc và tiếp sức tạo 1 thế đoàn kết mạnh hơn chủ nghĩa cá nhân của Âu Mỹ. Nhưng đây cũng có thể là 1 bất lợi vì tầm nhìn bị giới hạn, tâm lý chạy theo số đông rất cao và quá gần nhau thì cũng dễ gây ra xích mích, mâu thuẫn.
Ngày xưa mọi con đường đều dẫn đến La Mã. Ngày nay mọi tài năng đều tìm về đấu trường Mỹ. Trung tâm quyền lực chính trị và quân sự tập trung tại Washington DC, tháp cao tài chính nằm ở Wall Street, trung tâm phim ảnh là Hollywood, thế giới của công nghệ cao chọn Silicon Valley làm điểm tựa và đỉnh cao trí tuệ là liên minh giáo dục của các đại học Ivy League.***
Suốt trăm năm qua, chính phủ Mỹ chưa bao giờ “quảng cáo” mời gọi các di dân đến Mỹ hay các Mỹ kiều quay về quê hương đóng góp.
Đó là linh hồn của California: 1 linh hồn của mở cửa, của sáng tạo, của đổi mới, của tự do.
Vì sĩ diện, họ sợ nhất là sự cười chê của cộng đồng khi thất bại. Rất nhiều doanh gia sẵn sàng bỏ xứ sở, gốc gác để biến mất vì xấu hổ. Do đó, việc che đậy những điều được coi là “xấu” trở nên 1 ưu tiên trong hoạt động kinh doanh.
Trong khi tranh Á Đông hay thể hiện những nét đẹp tiềm ẩn, với góc nhìn tổng quan trong thiên nhiên và con người, thì tranh của Âu Mỹ tràn ngập những trường phái hiện thực, tả chân rõ ràng với những nét cạnh và chi tiết. Triết lý Khổng Lão chứa đựng nhiều ẩn dụ, mơ hồ và ví von. Các triết phái Tây phương thì gay gắt với biện luận, tranh cãi và phản bác.
Các sử gia Âu Mỹ thì lục lọi tìm tòi những thói hư tật xấu của các vị đại lãnh tụ trong quá khứ để cân bằng hình ảnh về con người thực của lịch sử. Các sử gia TQ thì ca tụng không hết lời khi hợp với chính sách đương thời và chửi bới chê trách nếu định hướng của xã hội thay đổi.
Người dân không xấu hổ vì ăn cắp hay nói dối; mà lại xấu hổ vì thất bại hay nghèo khó. Nó đi ngược với tất cả tư duy và chuẩn mực về đạo đức mà tôi đã được dạy dỗ từ bé.
Khắp Á Đông, không doanh nhân nào muốn mổ xẻ hay đào bới chuyện nợ nần hay “thất bại” đã qua. Không ai muốn ngồi xuống giải thích với các chủ nợ hay cổ đông đối tác về những lý do hay yếu tố đã gây nên sự cố. Mọi người, kể cả chủ nợ, chỉ ao ước là tai nạn này sẽ biến mất, mọi điều tiếng im bặt và tất cả quay về với đời sống hàng ngày như chuyện đó không hề xảy ra. Sự chối bỏ thực tại luôn luôn làm xấu đi mọi tình huống.
Chính phủ thì chỉ biết “tuyên vận,” kiểm duyệt mọi góc nhìn trái chiều. Phần lớn người dân thì không muốn biết những vấn nạn phức tạp của quốc gia; họ chăm chú vào nhu cầu cá nhân và gia đình với cách quản trị kiến thức hời hợt, dễ tính… như thể thao, scandals và cướp-giết-hiếp.
“Nghèo” là người không có gì để “cho.” Dĩ nhiên, ta không thể cho những gì ta không có.
Người Do thái suy nghĩ rất nhiều về tiền bạc, nhưng họ cũng chịu khó bỏ ra 1 số lượng thời gian khá lớn để học hỏi các phương cách làm giàu, từ gia đình bạn bè hay sách vở kinh giảng. Trong trường đại học của tôi, có nhiều social clubs cho các sinh viên có chung sở thích từ thể thao, từ thiện, chính trị đến toán học, kịch nghệ hay tranh luận. Nhiều bạn Do thái chỉ tham gia how-to-get-rich clubs.
Chúng ta luôn gặt hái những gì mình gieo trồng.
Nước Mỹ trong thập kỷ 1920 được biết đến bằng tên “The Roaring Twenties.” WW1 vừa chấm dứt và Mỹ hưởng lợi rất nhiều vì đã cho các nước thắng trận vay những khoản tiền rất lớn cho chiến tranh, cũng như đã cung cấp vũ khí cho cả 2 bên với giá tốt. Nước Mỹ đang sửa soạn thay đế chế Anh trên khắp thế giới vì sức mạnh tài chính của mình. Những công nghệ mũi nhọn mới đem thế lực kinh tế và văn hoá Mỹ phủ khắp toàn cầu (xe hơi, phim ảnh, radio, kỹ nghệ hoá học, nhạc jazz…) trong khi Châu Âu còn là đống tro hoang tàn vì chiến tranh và châu Á vẫn là các thuộc địa chậm tiến. Thị trường chứng khoán và địa ốc tăng trưởng đột biến, người dân Mỹ ngoài thu nhập cao còn hưởng những khoản lời này nên cảm thấy giàu có nhất thế giới, và tương lai chưa bao giờ có 1 hứa hẹn rực rỡ như vậy.
Cùng với nhân dân, chính phủ Mỹ nới rộng tín dụng, giữ lãi suất thật thấp và bắt đầu những công trình xây dựng hạ tầng khắp quốc gia. Xa lộ, đường sắt, xe điện ngầm, nhà máy điện nước, cảng biển… mọc lên như nấm sau cơn mưa dài. Giá cả mọi tài sản trở thành bong bóng, xa rời thực tế. Nợ công ngày càng chồng chất và lạm phát bắt đầu quậy phá.
Tính cách hồn nhiên và lạc quan là 1 bản tính của dân tộc. Ở nhiều dân tộc Âu Mỹ, dân chúng thường nặng về suy tư, nặng về lý tính, nặng về so sánh hơn người VN, những người phương Đông.
Người ta cảm thấy hạnh phúc, phấn chấn khi cảm nhận được điều tốt đẹp đang chờ phía trước, và ngược lại, nguyên nhân mang tới cảm giác bất hạnh là việc người ta không tự thoả mãn với những gì đang có.