Để biến khát vọng trỗi dậy trở thành hiện thực, bước đi đầu tiên không phải là tìm kiếm cơ hội mà là nhận thức rõ những thách thức chiến lược mà công cuộc phát triển của VN phải vượt qua. Trong đó, khiếm khuyết trong tư duy phát triển của xã hội, hạn chế trong phẩm chất hợp tác của cộng đồng, và tầm vóc còn hạn chế của giới tinh hoa, có lẽ là những trở ngại lớn nhất.


Nếu xét về cá nhân, giá trị của 1 con người theo thước đo “hiệu quả” là vốn tài sản và danh vọng người đó đã tích tụ được. Trong khi đó, thước đo “hiệu lực” dựa trên sự cảm nhận đương thời của cộng đồng và xã hội; còn thước đo “tiến hoá” dựa trên sự cảm nhận của thế hệ mai sau. Thấu hiểu cấu trúc giá trị này sẽ giúp mỗi người chúng ta thoát khỏi những thôi thức đời thường, đặc biệt khi đã có những điều kiện thuận lợi trong cuộc sống, để chú trọng hơn trong kiến tạo nên những giá trị ý nghĩa theo các thước đo “hiệu lực” và “tiến hoá.”


Mỗi người đi săn đều lấn bấn với những câu hỏi và toan tính riêng: “nếu hươu không đến thì tối lấy gì ăn cho gia đình mình?” và “nếu người kia nổ súng bắn con thỏ cho riêng anh ta thì hươu sẽ không tới và tối nay chỉ gia đình anh ta có ăn trong khi gia đình mình sẽ đói.” Ham muốn nhỏ, sợ rủi ro, thiếu lòng tin vào đồng đội, và sự thiếu vắng một thiết chế hiệu lực cho thực thi cam kết là những lý do thúc đẩy mỗi người đi săn nổ súng bắn thỏ.


Người có quyền chức thì coi vị trí mình đang có là món lợi đặc quyền chứ không phải trách nhiệm rất khó khăn phải cùng toàn dân chia sẻ gánh vác. Người không có quyền chức thì tự coi mình như đứng ngoài cuộc trong sự mặc cảm, oán thán. Thể chế thì không thôi thúc tinh thần “tổ quốc lâm nguy, thất phu hữu trách.” Kết cục là, cả xã hội đang ở trong vòng xoáy đi xuống (vicious cycle) của sự vô cảm, lối sống chụp giật, và lòng nghi kỵ.


Gian khó tạo anh hùng, an nhàn sinh hèn kém.


Chúng ta thường nghĩ có hoà bình độc lập là đã có tất cả nên nhanh chóng rơi vào trạng thái thoả mãn, an nhàn. Xây dựng đất nước hùng cường chưa thực sự được coi là sự nghiệp thiêng liêng, là phương thức hiệu lực nhất để bảo vệ nền độc lập quốc gia và bảo tồn di sản ngàn năm của dân tộc.


Thứ nhất, quốc gia đó có độ tổn thương rất lớn mà chỉ những nỗ lực phi thường mới giúp họ vượt qua. Thứ hai, quốc gia đó có khát vọng dân tộc; nó giúp cuốn phăng những trở ngại tưởng như không thể vượt qua, dù đó là tư duy giáo điều, bộ máy trì trệ, hay quyền lợi ích kỷ của nhóm lợi ích. Thứ ba, quốc gia đó may mắn có những người lãnh đạo quả cảm, có tầm nhìn thời đại, biết khóc trước số phận nghiệt ngã của giống nòi, và có khả năng tập hợp nhân tài để tìm ra con đường đi sáng suốt nhất cho dân tộc.


Gia cường mạnh mẽ và đồng bộ cả 4 trụ cột của nền tảng phát triển: thị trường, thể chế, con người, văn hoá.


Xây dựng nền tảng thể chế có tính tiên quyết. Một thể chế vững mạnh thôi thúc tất cả, từ cán bộ nhà nước đến người dân, từ doanh nhân đến người lao động dốc hết sức mình theo đuổi ham muốn mình lựa chọn — ích nước, lợi nhà, với niềm tin được tưởng thưởng xứng đáng cả về vật chất và tinh thần.


Điều cần nhấn mạnh là, dù ở chặng nào của hành tình này, một dân tộc cũng dễ mắc phải những cạm bẫy làm mình mất đi khả năng vượt lên để rồi loay hoay trong vị thế hiện tại cả nhiều thế kỷ. Trong khi các nước nghèo mắc vào cạm bẫy thu nhập thấp do thiếu những điều kiện nền tảng cho phát triển, từ hạ tầng đến ổn định vĩ mô, từ nguồn nhân lực đến sự vận hành lành mạnh của nền kinh tế thị trường, cạm bẫy mức thu nhập trung bình giữ các nước đã vượt qua nghèo khó không thể đi tiếp tới phồn vinh vì 3 động lực nêu trên — thể chế, ý chí dân tộc, và năng lực đổi mới sáng tạo — không đủ mạnh. Cần lưu ý thêm rằng, thu nhập cao cũng là một cạm bẫy. Nhiều nước khi đạt đến mức độ phát triển này đã coi nhẹ nỗ lực nâng cấp cả 3 động lực căn bản kiến tạo sự thịnh vượng nói trên.


Điều đáng chú ý là, các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả các doanh nghiệp đã có những thành công lớn, vẫn chưa ý thức cải biến mình thành 1 chỉnh thể xuất sắc, chói sáng về tầm nhìn tương lai và những bước đi quả cảm và thông tuệ làm thôi thúc lòng người.


  1. Kinh nghiệm hay nhất của thế giới trong giải bài toán này là gì?
  2. CNTT có thể giúp gì trong vượt qua thách đố này?
  3. Thế giới đang và sẽ xuất hiện những xu thế và cơ hội nào để giúp việc giải bài toán này dễ dàng và căn bản hơn các cách tiếp cận truyền thống?

Những di sản này không chỉ là những trang sử oanh liệt mà là cả những thời đoạn đớn đau, yếu hèn mà dân tộc đã phải trải qua.


Bước đi đột phá đầu tiên, vừa cấp bách vừa chiến lược, là xây dựng nên 1 bộ máy công quyền ưu tú, xứng tầm với dân tộc VN. Hiện nay chúng ta vẫn ở vào 1 tình trạng nghịch lý mà nhiều quốc gia nghèo và chậm tiến gặp phải. Đó là, bộ máy công quyền — bộ phận gánh vác trách nhiệm khó khăn nhất trong công cuộc phát triển lại là bộ phận thiếu vắng nhất những phẩm chất tinh hoa mà dân tộc cần có. Đó là hiến dâng về tấm lòng, ưu tú về tài năng, và tràn đầy tinh thần khai sáng.


Chính trực đặc trưng bởi 3 tiêu chí: khi có chiến công không nhận về mình mà ghi nhận rõ những người đã góp phần làm nên; khi gặp thất bại, luôn thấy rõ phần lỗi của mình trước; và dũng cảm trong tranh luận bảo vệ điều mình tin là đúng trong khi tôn trọng ý kiến khác biệt.


Trong phân loại các mô hình phát triển thành công, VN chưa được xếp vào mô hình phát triển thần kỳ Đông Á mà các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và Singapore đã trải qua. VN hiện vẫn chỉ được xếp vào nhóm thành công theo mô thức ĐNA và dự kiến sẽ theo dấu chân của các nước Malaysia và Thái Lan trong các thập kỷ tới.


Khai sáng là sự khai mở mạnh mẽ về tư duy, là dũng cảm tháo bỏ sự lạc hậu, là khát khao học hỏi tri thức tinh hoa nhân loại. Thiếu tính khai sáng thường dẫn đến 2 khuyết nhược lớn: quy kết các khó khăn, thất bại gặp phải vào nguyên nhân khách quan; các quyết sách thường mang tính đối phó xoay xở, thiếu tính kiến tạo nền tảng và đột phá chiến lược.


Chúng tôi thấy có 1 trách nhiệm sâu sắc trong việc thiết lập 1 Chính phủ trong sạch và hiệu lực. Khi các bộ trưởng giành được sự kính trọng và tin tưởng của nhân dân, các quan chức Chính phủ mới có thể ngẩng cao đầu và tự tin ra quyết định.”