Khúc Thừa Mỹ trước đây chỉ lo dựa vào uy thế đã rệu rã của triều đình Hậu Lương mà không lo tập hợp binh lực trong nước. Nay bị tấn công, ông mới nhặt nhạnh vội vã một số quân đem ra chống cự, một mặt cho người triệu tập các hào trưởng địa phương đem quân ứng cứu. Khi Ngô Quyền nghe tin, đem quân Đường Lâm đến thì quá trễ, thành Đại La thất thủ, lửa cháy ngút trời và Khúc Thừa Mỹ đã bị bắt đem về Quảng Châu.
Trong chữ Hán, chữ Vương và Đế có nghĩa khác nhau. Đế là vua một nước lớn có quyền tự chủ, còn vương là vua một nước chư hầu.
Năm 975, vua Tống sai sứ sang phong cho Đinh Tiên Hoàng làm “Giao Chỉ quận vương,” và phong cho Đinh Liễn làm “Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ.” Tuy tự xưng là Hoàng đế nhưng Đinh Tiên Hoàng vẫn chịu tiến cống, nhận phong vương để thực hiện chiến lược bảo vệ và củng cố nền độc lập, tự chủ của dân tộc. Đường lối ngoại giao mềm mỏng do Đinh Tiên Hoàng vạch ra đó đã được các triều đại sau này tiếp tục.
Dưới triều Đinh, luật pháp chưa được quy định rõ ràng. Việc xử án tuỳ vào ý của nhà vua. Lúc bấy giờ, đất nước vừa qua thời loạn lạc nên Đinh Tiên Hoàng phải đặt ra những hình phạt nghiêm khắc để răn đe mọi người.
Vua Đinh cho đặt vạc nấu dầu lớn ở giữa sân triều, nuôi hổ dữ và quy định là người nào làm trái phép nước sẽ bị bỏ vào vạc dầu sôi hay cho hổ ăn thịt. Nhờ thế mà trật tự, kỷ cương và sự ổn định trong nước dần được khôi phục.
Lê Hoàn tự do ra vào cung cấm. Thấy thế các đại thần như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp lo sợ Lê Hoàn cướp ngôi nên đem quân đánh. Nhưng tất cả đều bị Lê Hoàn đánh bại.
Chiêm Thành (còn gọi là Chăm pa) là một nước duyên hải nằm ở phía nam nước Đại Cồ Việt. Từ lâu, vùng duyên hải thuộc Trung bộ này là địa bàn sinh sống của những người thuộc nhóm tộc Mã Lai - Đa đảo. Họ hợp thành từ 2 bộ lạc: bộ lạc Dừa (ở vùng từ Quảng Nam đến Bình Định ngày nay) và bộ lạc Cau (ở vùng Phú Yên đến Phan Thiết ngày nay).
Vào khoảng đầu Công nguyên, bộ lạc Cau lớn mạnh lên và thành lập một tiểu quốc có tên là Panduranga. Lúc đó, bộ lạc Dừa cũng còn phải sống dưới sự đô hộ của nhà Hán (giống như dân tộc ta). Vùng đất của họ bị nhà Hán đặt thành huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam.
Cuối thế kỷ 2, nhân dân bộ lạc Dừa nổi lên dưới sự lãnh đạo của Khu Liên (Sri Mara), giành được quyền độc lập, tự chủ, lập nên nước Lâm Ấp. Đến giữa thế kỷ 4, nước Chiêm Thành được lập do sự thống nhất của Lâm Ấp và Panduranga.
Phạm Cự Lượng bảo với tướng sĩ: “Thưởng người có công, phạt kẻ không vâng lệnh, đó là phép hành binh. Bây giờ chúa thượng hãy còn thơ ấu, bọn ta dẫu hết sức liều chết, may mà có chút công lao thì ai biết cho? Chi bằng trước hãy tôn ngay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên làm thiên tử, sau sẽ ra quân.” Tướng sĩ tán đồng và theo Phạm Cự Lượng kéo vào cung.
Lê Hoàn băng hà, con cái tranh đoạt. Thái tử Long Việt lên ngôi chỉ 3 ngày đã bị em là Long Đĩnh ám hại. Long Đĩnh lên ngôi, kế tục sự nghiệp của Lê Hoàn. Do việc giết vua cướp ngôi, sách sử xưa vẫn thường nhắc đến Lê Long Đĩnh là kẻ dâm đãng, bạo tàn, độc ác mà lại ít nhắc đến công trạng của ông.
Trong việc giao thiệp với nhà Tống, vua Lê luôn giữ lòng tự hào dân tộc, tỏ ý chẳng chịu thua kém và tìm cách làm chúng bớt thói kiêu căng. Khi nhận sắc phong của vua Tống, vua Lê Đại Hành lấy cớ đau chân nên không quỳ. Không những thế, nhà vua còn tặng sứ giả trăn to, hổ dữ nhằm có ý đe doạ.
Có lần nhân sứ nhà Tống đến kinh đô, vua Lê Đại Hành hằng ngày cho đem phơi các thứ châu báu chật cả sân. Lần khác, vì sứ Tống là một quan võ, vua Lê lại cho bày thuyền chiến, vũ khí và các đội quân hùng mạnh suốt dọc con đường sứ thần đi đến kinh đo Hoa Lư.
Ngay sau khi vua cha mất, các hoàng tử Ngân Tích, Long Đĩnh, Long Kính đem quân về tranh ngôi với Thái tử Long Việt.
Tuy đã lên ngôi vua, Lê Ngoạ Triều vẫn mong lòng oán giận vua cha trước kia đã không lập mình làm thái tử. Có lần, bắt được tù binh, Ngoạ Triều sai người đánh đập. Những người này đau quá, kêu tên vua Lê Đại Hành ra mắng chửi. Lê Long Đĩnh nghe thế lấy làm hả hê lắm.
Đào Cam Mộc nói tiếp:
- Thân vệ sao không nhân lúc này đem kỳ mưu, dùng quyết đoán, xa thì đem dấu cũ của Thang Vũ (ý nói ở bên Trung Hoa, vua Thang diệt vua Kiệt, còn vua Vũ thì diệt vua Trụ. Cả Kiệt, Trụ đều là những hôn quân vô đạo), gần thì xem việc làm của Đinh Lê (ý nói chính Lê Đại Hành cũng chiếm ngôi của Đinh Toàn, con vua Đinh Tiên Hoàng). Trên thuận ý trời, dưới chiều lòng người, hà cớ gì cứ khư khư giữ tiểu tiết.
Nhận thấy đất Hoa Lư chật hẹp, vị trí hiểm trở, chỉ thuận tiện cho việc phòng ngự khi bị tấn công, còn một đất nước muốn phát triển cần phải có một kinh đô hội tụ được mọi ưu điểm về chính trị, kinh tế và văn hoá.
Đến năm 1013, thấy đời sống dân chúng đã ổn định, nhà vua mới ban hành chính sách thuế khoá mới. Có tất cả 6 dạng thuế:
- Đầm, ao, ruộng.
- Đất trồng dâu và bãi phù sa.
- Sản vật trên núi và cao nguyên.
- Mắm muối buôn bán với các nước.
- Trầm hương, sừng tê, ngà voi.
- Tre, gỗ ở rừng.
Nhà vua ban hành nhiều chính sách thúc đẩy việc trồng lúa. Quân lính được luân phiên về làm ruộng. Đó là chính sách “Ngụ binh ư nông,” có nghĩa là gửi quân lính ở nhà nông. Chính sách này vừa đảm bảo được quân số cần thiết mỗi khi có chiến tranh, vừa tận dụng được sức người để tăng gia sản xuất, đảm bảo lương thực trong nước.
Lý Thái Tổ cũng rất chú trọng đến việc bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp. Vua ban chiếu cấm dân chúng không được tự do mổ trâu bò ăn thịt và quy định cứ 3 nhà hợp thành 1 nhóm gọi là “bảo” để kiểm soát lẫn nhau, cùng nhau chịu trách nhiệm bảo vệ trâu bò.
Để tăng diện tích đất canh tác, vua Lý Thái Tổ khuyến khích việc khai khẩn đất hoang. Một số quan lại cao cấp đứng ra khai hoang và dần dần sở hữu nhiều ruộng đất, trở thành địa chủ. Nhà nước có kho ruộng riêng gọi là ruộng quốc khố. Lạo động cày ruộng quốc khố là phạm nhân hoặc tù binh. Tô thuế ruộng quốc khố rất nặng so với các loại ruộng khác.
Giao thông thuỷ bộ đều được phát triển. Năm 1013, thấy đường biển đi lại khó khăn nguy hiểm, vua Lý Thái Tổ cho đào vét các con kênh, nối liền sông Cái (sông Hồng) cho đến Hoan Châu (Nghệ An).
Tất cả các quận huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến, phải liều chết mà đánh; nếu sức địch không nổi thì cho lẩn trốn vào rừng núi, không được đầu hàng.
Đang lúc tưởng đã hết cách thì Thượng hoàng chợt nghĩ đến công chúa An Tư, người em út của mình. Nàng thật đoan trang xinh đẹp với chiếc mũi thanh tú và khuôn mặt cân đối. Tính tình nàng lại dịu dàng, hiền thục nên được Thượng hoàng cùng các anh khác như Quang Khải, Nhật Duật hết lòng thương yêu, chăm sóc.
Trước nạn nước cấp bách, để quân giặc tin vào chuyện xin hoà, Thượng hoàng buộc lòng phải nhờ đến An Tư. Nàng gạt nước mắt, theo đoàn tuỳ tùng vào chốn ba quân xa lạ. Nàng công chúa lá ngọc cành vàng ấy sống thế nào bên cạnh tên tướng xâm lược tàn bạo?
Không thể đánh lên Linh Sơn, giặc tập trung lực lượng để bao vây, quyết chặt đứt mọi đường tiếp tế lương thực và thực phẩm của nghĩa quân Lam Sơn. Đói khát, giá lạnh và bệnh tật hoành hành suốt 2 tháng trời. Lê Lợi phải giết ngựa của mình để cứu đói nhất thời cho binh sĩ. Nghĩa quân Lam Sơn phải hái lá rừng, đào củ rừng để ăn cho qua ngày đoạn tháng.
Trận này, vì quá bất ngờ, lực lượng Lam Sơn bị tổn thất rất lớn. Vợ con và nhiều người trong gia thuộc của Lê Lợi bị giặc bắt. Còn nghĩa quân Lam Sơn thì bị giết hại không ít.
Khi trở về Lam Sơn, Lê Lợi chỉ còn hơn 100 quân sĩ. Phải nhiều ngày sau, tàn binh các nơi mới lục tục kéo về, nhưng tổng cộng cũng chỉ độ vài trăm. Tất cả được lệnh sản xuất và thu mua lương thực rồi đem cất giấu vào những nơi bí mật để đề phòng bị bao vây và tuyệt lương như lần trước.
Biết anh em lo lắng cho mình, Lê Lợi vô cùng cảm động. Ông kể chuyện Lưu Bang lúc bị vây khốn ở Huỳnh Dương, phải nhờ có Kỷ Tín mặc áo đóng giả mình, ra đánh nhau với Hạng Võ và chịu chết thì Lưu Bang mới thoát được để gây dựng nên sự nghiệp. Rồi ông bất chợt hỏi: “Ai có thể làm theo Kỷ Tín, mặc áo của ta, đem 500 quân và hai thớt voi đánh vào trại giặc, nhận là chúa Lam Sơn và chịu chết để ta và các nghĩa binh được thoát thân mưu sự lâu dài?”
Trận đánh kết thúc khá nhanh. Lê Lai bị bắt sau khi bị nhiều vết thương nặng. Giặc đưa ông về và sau đó xử tử bằng cách thức tùng xẻo.
Ngoài ra, Lê Lợi còn hạ lệnh cho quân sĩ giết cả voi và ngựa của mình để làm thức ăn. Đó là những cố gắng cuối cùng. Tinh thần của quân sĩ bắt đầu lộ vẻ mệt mỏi. Đói khát và bệnh tật hoành hành đã khiến một số người hoang mang dao động, thậm chí tìm cách bỏ trốn khỏi đội ngũ chiến đấu để tìm đường trở về quê hương. Tình hình nghĩa quân có lúc vô cùng căng thẳng.
Để chấn chỉnh, có lần Lê Lợi buộc phải áp dụng biện pháp trừng trị nghiêm khắc những người đào ngũ. Một lần có viên tì tướng tìm đường bỏ trốn, Lê Lợi đã hạ lệnh chém đầu. Từ đó trở đi, tinh thần của nghĩa quân mới được củng cố, hầu như không còn người đào ngũ nữa.
Sau vài lần cho sứ giả qua lại nữa, đến ngày mồng 10 tháng 4 năm 1423, Lê Lợi và Trần Trí đã đạt được thoả thuận về việc ngưng hẳn các cuộc tấn công lẫn nhau. Quân Minh từ bỏ cuộc bao vây Linh Sơn và rút khỏi Lam Sơn cùng những khu vực lân cận.
Bấy giờ Lam Sơn đã trở nên hoang tàn và đổ nát, bốn bề chẳng thấy bóng người. Tất cả gần như đều phải làm lại từ đầu. Lê Lợi cùng tướng sĩ dốc sức dựng nhà dựng cửa, cày ruộng làm vườn và đáp lại luỹ cũ… Giã từ Linh Sơn là một thắng lợi, nhưng tương lai của cuộc hồi sinh đang còn ở phía trước.
Đất nước hoà bình, Nguyễn Trãi hăm hở với hoài bão xây dựng, tái thiết đất nước sau những ngày dài bị tàn phá. Tuy nhiên, những người kề vai sát cánh ngày xưa giờ lại là rào cản cho sự đi lên của nước nhà.
Nhưng cũng từ đó, một số văn thần và võ tướng cậy có công trong cuộc kháng chiến trước đây đã không ngừng kiếm kế vun vén cho bản thân. Nghĩa tình những ngày đồng cam cộng khổ và chia ngọt sẻ bùi khi xưa dần phải nhạt.