Trong nhiều thế kỷ, người dân nơi này gắn những tai hoạ giáng lên thành phố với những truyền thuyết về dựng nước, họ coi lũ lụt là sự trả thù của Thuỷ Tinh.
Năm 1802, nhà Nguyễn quyết định rời đo vào Huế và thế là trong suốt thế kỉ 19, Thăng Long chỉ còn là 1 tỉnh lỵ. Trớ trêu thay, chính nhờ sự có mặt của người Pháp mà thành phố không những lại trở thành trung tâm của VN, mà còn là trung tâm của toàn cõi Đông Dương.
Dưới lòng đất xung quanh thành phố hiện còn những vỉa than bùn dày có khi trải dài trên nhiều cây số, cho thấy trước đây khu vực này vốn là rừng. Tên địa danh ở đây cũng còn lưu giữ được dấu ấn của rừng, như: ngàn và lâm trong Gia Lâm, Đông Ngàn, Đông Lâm, Du Lâm, Trường Lâm, Mai Lâm…
Ông lập ra nước Văn Lang do 18 vị vua kế tiếp nhau trị vì từ năm 2879-258 TCN (trung bình mỗi người trị vì 145 năm). Triều vua huyền thoại này được các nhà sử học TQ thời đường (619-907) đưa vào lịch sử VN hòng biến TQ — với nhân vật Thần Long — trở thành yếu tố cấu thành của lịch sử VN.
Đây là tên gọi cổ nhất của người Việt, ban đầu được dùng để chỉ các tộc người ở phía Nam sông Dương Tử bao gồm “một trăm bộ lạc Việt” (có nghĩa là toàn bộ người Việt) tương ứng với truyền thuyết 100 trứng kể lại. Từ Lạc xuất phát từ tên gọi của 1 loại chim sống hoang dã.
Những người đầu tiên lập ra vương quốc của người Việt là An Dương và Triệu Đà đều là người phương Bắc.
Sông Hồng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tiếp xúc giữa HN với thế giới bên ngoài. Trong suốt nhiều thế kỷ qua, những nhà buôn, nhà ngoại giao hay binh lính đều vào thành phố bằng con đường thuỷ này.
Trước thế kỷ thứ 10, sông Hồng tạo thành 1 khúc uốn rộng ở khu vực Hồ Tây hiện nay. Sau đó khúc uốn này tách thành 2 nhánh:
- Nhánh chính chảy về phía Đông và chia làm 2: sông Đuống và sông Hồng hiện nay.
- Nhánh phụ chảy về phía Nam và trở thành sông Tô Lịch.
Sông Hồng dần dần thoát khỏi khúc uốn và để lại phía sau nhiều hồ ao. Hệ thống hồ ao này đã bảo vệ thành phố khỏi ngập lụt, bởi chúng tiếp thụ nước mưa và sông Hồng vào mùa lũ.
Cuối thế kỷ 19, chính quyền thuộc địa đã lấp các sông nhánh này khiến khi nước lũ lên, nước sông Hồng không thể thoát ra sông Tô Lịch bằng cửa cống phía Nam Hồ Tây. Từ đó, sông Tô Lịch chỉ còn là 1 dòng kênh nhỏ ngày càng cạn kiệt, thậm chí có nơi trở thành những hố rác bốc mùi hôi thối. Trong khi sông Tô Lịch dần biến mất, sông Hồng bỗng lại hiện ra trước mắt người dân thành phố nhờ cây cầu Doumer xây năm 1902.
Nhờ thắng lợi chưa từng có này, Ngô Quyền đã bỏ chức tiết độ sứ và xưng làm vua của vương quốc độc lập năm 939. Ông bỏ thành Đại La và dời kinh đô về thành cũ của An Dương vương ở Cổ Loa đã bị bỏ hoang từ gần 1000 năm. Ông muốn qua hành động này chứng tỏ rằng từ thời kỳ vương quốc Âu Lạc (257-208 TCN) cho tới thời điểm đó, sự hiện diện của người TQ chỉ là 1 thời kỳ quá độ lâu dài đã chấm dứt.
Vào thế kỷ 13, 1 tấm biển đề “An Nam đô hộ phủ” vẫn được treo công khai trên 1 toà nhà trong cung điện của nhà vua. Trước khi nhà Lê lên nắm quyền vào đầu thế kỷ 15, kinh thành vẫn được coi là di tích của thủ phủ cũ do người TQ lập ra và điều đó mang lại niềm vinh quang hay nỗi hổ thẹn cho thành phố, tuỳ theo hoàn cảnh.
Lý do cuối cùng để định đô ở Hoa Lư là Đinh Bộ Lĩnh muốn dựa vào dân vùng này, bởi chính họ đã giúp ông được lên làm vua. Ở đây, ông có 1 hậu phương rộng lớn bao gồm những người nằm ngoài xã hội Hán-Việt vùng châu thổ và khác với dân vùng Đại La.
Lấy cớ bị đau đầu gối do ngã ngựa, Đinh Tiên Hoàng đã xin lỗi các sứ giả TQ vì ông không thể quỳ lạy theo như tục đã định khi ông đón nhận quốc thư của triều đình TQ.
Dường như để hợp thức hoá việc dời đô, các cuốn sử ký đều ghi thêm rằng Lý Thái Tổ đưa ra quyết định này sau 1 loạt dấu hiệu báo điềm lành.
Hầu hết kinh đô của các nước vùng Đông Á đều được xây dựng theo mô hình kinh thành của TQ được chia ra thành 3 phần: cấm thành, nơi ở và sinh hoạt của nhà vua; hoàng thành, nơi ở và làm việc của các cận thần và cuối cùng là thị thành, nơi sinh sống của thường dân. Tuy nhiên, thành Thăng Long vào thế kỷ 11 không tuân theo quy luật đó. Bức tường thành bao quanh kinh đô không cho phép xây dựng “hoàng thành” theo mô hình nêu trên.
Có thể nói rằng hình dáng của Thăng Long do chính các tuyến đê bao tạo nên, vì việc đắp đê ngăn lũ từ sông Hồng và các sông nhánh là 1 việc làm cần thiết. Cũng chính vì lý do đó mà thành Thăng Long không tuân theo mô hình các kinh đô truyền thống Á Đông.
Hiện nay chúng ta không có tài liệu gì về kiến trúc của các công trình do người dân xây dựng, chỉ biết rằng dân thường không được phép sử dụng các loại vật liệu kiên cố như gạch và ngói. Họ cũng không được xây nhà cao quá 2 tầng để tránh tình trạng nhà dân lấn át các công trình công cộng. Cho tới thế kỷ 17, HN chỉ có những căn nhà thấp làm bằng rơm rạ hoặc tre nứa, không khác gì nhà ở nông thôn. Những căn nhà này khó có khả năng chống chọi với những cơn mưa nhiệt đới và những đợt hoả hoạn liên tiếp xảy ra thiêu trụi cả kinh thành.
Lụa được cất giữ trong các kho của hoàng cung và được sử dụng như kim loại quý. Triều đình dùng lụa để thưởng công cho các quan chức và dân thường có thể đóng thuế bằng lụa.
Đầu đời Lý, thương mại kém phát triển và kinh tế tiền tệ vẫn còn hết sức manh nha. Đầu thế kỉ 11, quan chức trong triều vẫn còn được trả công bằng hiện vật và dân thường nộp thuế bằng sản vật.
Hằng năm vào tháng Giêng và tháng Tư, nhà vua đều cho giết 1 con bò để đãi các cận thần. Ngày 5/7, các quan trong triều mang gia súc đến lễ vua và ngày hôm sau trong triều tổ chức 1 bữa tiệc linh đình.
Vua, hoàng tộc và các quan lớn trong triều sống trong khu vực thành Đại La cũ với 3.5K lính cận vệ. Ngoài lính canh chốt ở 4 cửa thành, lính bảo vệ các quan và hoàng tộc còn có 1 đội quân đặc biệt gồm 200 lính chia ra thành 16 tổ. Đây là đội quân duy nhất có quyền thích lên trán 3 chữ “Thiên tử binh.”
Chức thượng thư tương đương với bộ trưởng ngày nay.
Trong Hình thư nêu rõ “10 trọng tội” phải chịu hình phạt nặng nề, trong đó có tội làm loạn, tội làm phản, tội giết quan chức trong triều hay tướng lĩnh, tội vào cung không xin phép.
Tuy nhiên tình trạng bổ nhiệm vì sủng ái của nhà vua hay do tiến cử vẫn còn phổ biến.
Để bày tỏ lòng trung thành với nhà vua vừa mới lên ngôi, những người tuyên thệ phải uống máu ngựa bạch rồi hô vang: “Làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái thề này, thần minh giết chết.”
Để tránh tình trạng trống ngôi vua, nhà Trần đã quyết định lập lại chế độ “lưỡng trượng” do Đinh Bộ Lĩnh lập ra vào thế kỉ 9 để đảm bảo sự độc lập của vương triều trước triều đình TQ. Theo chế độ này, vua cha nắm giữ các vấn đề quốc nội và hoàng tử đảm trách công việc ngoại giao. Dưới thời Trần, nhà vua trở thành “Thiên Tử,” phụ trách các công việc quan trọng, trong đó có những vấn đề văn hoá. Công việc hàng ngày được giao cho vua cha hay còn gọi là Thái thượng hoàng.
Như vậy là nhà Trần đã quay trở lại chế độ “nhị vương.” Chế độ này hạn chế tình trạng tiếm quyền và trở thành khởi điểm của quá trình dựng nước. Từ giờ trở đi, lật đổ ngai vàng hoặc nắm nhiếp chính không đủ để nắm quyền lực trong tay, bởi vì những vấn đề quốc sự đều nằm trong tay Thái thượng hoàng với sự hậu thuẫn của hoàng tộc, các gia đình quý tộc và các quan lớn trong triều.
Những địa danh hiện nay còn mang dấu ấn của khu làng mơ trước đây: Hoàng Mai, Tương Mai, Mai Động, Bạch Mai.
Theo truyền thuyết, nghề làm gốm sứ do 1 người trong làng truyền lại. Ông này từng đỗ đạt làm quan và được cử đi sứ ở TQ. Trên đường về nước, ông đã dừng lại khá lâu ở Quảng Châu để học cho được kỹ thuật nghề gốm sứ. Về nước, ông lập nên phường Bạch Thổ, cái tên xuất phát từ màu trắng của đất sét nơi này. Từ thế kỷ 15, phường này được đổi tên thành Bát Tràng.
Năm 1371, các mặc hàng của TQ trở nên khan hiếm do nhà Minh ra lệnh cấm xuất khẩu hàng hoá. Lệnh cấm này đã tạo đà cho nền kinh tế VN phát triển, bởi các xưởng của hoàng cung không đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của triều đình và quan lại.
Sau này, từ phường được dùng để chỉ các cụm nhà, nơi tập trung những người làm cùng 1 nghề thủ công. Cùng với quá trình phát triển của thương mại, các cụm nhà bị đường (phố) chia cắt. Phố trở thành mặt tiền của phường, nơi bày bán các mặt hàng do thợ thủ công sản xuất ở phía trong sân.
Mỗi đoàn sứ thường gồm khoảng 100 người và mỗi chuyến đi kéo dài từ 1 năm (sang Chiêm Thành) đến 2 năm (sang TQ).
Dưới thời Trần, từ 1225-1400, đất nước chỉ được sống 32 năm yên bình.
Giặc ngoại xâm thường lấy thành TL làm mục tiêu. Chiến tranh đã phá huỷ nhiều lâu đài, cung điện và đền chùa. Rồi đến Hồ Quý Ly là người phá nốt những gì còn sót lại nơi này. Sau khi lật đổ nhà Trần, Hồ Quý Ly đã cho phá nhiều công trình để lấy vật liệu mang về xây cung điện ở Thanh Hoá, kinh đô mới của nhà Hồ.
Các thủ lĩnh người địa phương được giao nhiệm vụ bảo vệ biên giới không phải người nào cũng trung thành với triều đình.
Từ khi bị Tamerlan chặn đứt con đường tơ lụa thì đường buôn hương liệu trở nên có ý nghĩa sống còn đối với TQ. Sau khi đánh đuổi quân Mông Cổ vào năm 1368, triều đình nhà Minh lên ngôi và muốn nắm quyền kiểm soát VN. Năm 1406, quân nhà Minh tiến vào VN, cướp phá thành TL và bắt bớ phụ nữ. Các sách sử VN mô tả cảnh chiếm thành TL hết sức khủng khiếp, tròn khi đó sách sử TQ thuật lại 1 cách yên bình: “Những tướng đồn thú và những kẻ đầu sỏ của giặc đều bỏ áp giáp mà tan trốn. Các xóm liền nhà, các tộc cùng ở 1 chỗ đều nối gót nhau ra hàng. Quan lại và nhân dân đều vui mừng nhảy múa, tranh nhau đi đón. Già trẻ dắt díu nhau đều đi xem.”
Sau khi đã cho đánh thuốc độc giết người cuối cùng của hoàng tộc nhà Trần, Lê Lợi xưng vua, là người sáng lập ra đời hậu Lê trị vì đất nước liên tục từ năm 1428-1788.
Khi quân Minh tràn sang, do đã từng cộng tác với nhà Hồ, nên cả gia đình ông đều phải lánh đi. Người ta kể rằng khi chạy tới gần biên giới, cha Nguyễn Trãi bỗng hối hận và khuyên ông nên quay về phụng sự đất nước. Có lẽ chuyện kể này chỉ là 1 huyền thoại, qua cuộc chia tay của cha con Nguyễn Trãi thể hiện mối giằng xé trong tâm tưởng người VN thời kỳ đó, buộc phải lựa chọn theo nhà Trần, nhà Hồ hay nhà Minh.
Sự đối lập vẫn còn rõ nét vào thế kỷ 15 giữa một bên là thị thành TL ở vùng châu thổ sông Hồng, trung tâm quyền lực với nền văn minh đậm nét Trung Hoa, đầu mối của các làng nghề và các chợ quê và bên kia là vùng núi, làng quê heo hút, xa rời quá trình phát triển, nơi những cuộc chiến không ngừng với quân Chiêm T?hành đã khiến con người quen với súng ống hơn là thông thương. Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh không hoàn toàn là một “phong trào dân tộc” (1 khái niệm cần được làm rõ hơn), mà là 1 cuộc chiến giữa những người theo nhà Minh và đông đảo những người bị gạt ra ngoài lề.
Triều đình lại đổi tên kinh thành là Đông Kinh. Tên này tồn tại cho đến cuối thế kỷ 18, được phiên âm thành “Tonquin” trên những bản đồ đầu tiên do người phương Tây lập và vì thế dưới thời Pháp bị gọi chệch thành “Tonkin” để chỉ toàn bộ miền Bắc Việt Nam. Có lẽ khi chọn tên gọi này người sáng lập ra triều Lê muốn kinh thành nước mình sánh vai với các kinh thành lớn của TQ: bởi 1 thập kỷ trước, hoàng đế Trung Hoa đã lập thủ đô Bắc Kinh và Nam Kinh.
Những công trình này nhằm bảo vệ cung điện của vua Lê Thánh Tông, bởi ông chưa quên cuộc nổi dậy của người bác ruột là Nghi Dân vào năm 1468. Ông này đã mang hàng trăm quân lính trèo qua tường thành vào tận phòng ngủ và giết em trai mình, lúc đó đang nắm ngai vàng.
Năm 1515, Lê Tương Dực sai đắp 1 con đê ngăn đôi Hồ Tây (nay là đường Thanh Niên) tạo ra hồ Trúc Bạch.
Trong số 1.3K người đỗ tiến sĩ có tên trên bia đá, 43% là người TL hoặc cách TL trong vòng bán kính 30km.
Kể từ sau thế kỷ 17, nhiều kỳ thi bị gián đoạn. Tình trạng gian dối xảy ra nhiều đến nỗi năm 1664 triều đình quyết định huỷ bỏ kết quả của 3 kỳ thi trước đó. Tất cả các thí sinh được triệu tập ra bãi cát giữa sông Hồng để thi lại dưới sự giám sát chặt chẽ. Kết quả là chỉ có 1 nửa số “tiến sĩ” trước đây bảo vệ được danh hiệu của mình. Trong thế kỷ 18, nhiều kỳ thi đã bị huỷ bỏ.
Sở dĩ các thí sinh ở thủ đô thường đạt kết quả cao tại các kỳ thi không những là vì họ có thầy giỏi kèm cặp, mà có khi còn vì sự can thiệp của triều đình, bởi triều đình không muốn để ban giám khảo hoặc sự may rủi tuyển quan chức cho mình. Trong thế kỷ 15, hệ thống quan lại dựa vào chính sách chủ trương ưu tiên tuyển dụng và bổ nhiệm những người quê quán gần thủ đô. Bộ máy quan lại gồm toàn quan chức địa phương, dễ điều khiển, những người thân cận, trung thành và hiểu rõ lối sống thị thành.
Ước mơ học tập để đỗ đạt làm quan là con đường duy nhất giúp các thí sinh thoát khỏi thế giới ruộng đồng. Chính vì thế nhiều trường tư đua nhau mọc lên.
Nối giữa sân thứ 2 và thứ 3 là Khuê Văn các. Mặc dù mãi đến 1805 công trình này mới được xây dựng, nhưng giờ đây nó đã trở thành biểu tượng chính thức của Hà Nội.
Vua sai Hộ bộ hữu thị lang Lê Đĩnh Chi, cùng các quan khoa, đài đi khám xét các phố xá hàng chợ, xem người nào còn ở nhà, người nào vợ con đã về quê quán, ra lệnh cấm rất nghiêm ngặt, xử tội rất nặng, dân chúng khó bề nhấc chân động tay. Những người đã để vợ con về quê, thì phần nhiều đem người khác đến, nói dối là vợ con mình để đợi sai quan tới khám xét. Đến đây, lại sai xá nhân đến tận nhà các đại thần và văn thần xem hư thực ra sao, thì thấy vợ con của 5 người, trong đó có Lê Đĩnh Chi, đều về nguyên quán.
Mạc Đăng DUng từng nắm nhiều chức vụ khác nhau ở các tỉnh trước khi được mời về triều chuyên trách việc dẹp loạn do giới quý tộc hoặc nông dân cầm đầu. Năm 1522, khi vua Lê Chiêu Tông đang đi lánh nạn, Mạc Đăng Dung ủng hộ việc đưa em của vua lên ngôi. 5 năm sau chính tay ông giết vua và tự phong làm hoàng đế.
Tiết chế Trịnh Tùng cởi trói cho Quyện, đãi theo lễ tân khách, tuyên dụ uý lạo, nói tới ân nghĩa nuôi dưỡng của tiên vương, không nỡ giết hại. Quyện thẹn đỏ mặt, phục xuống và tự than rằng: “Tướng thua trận không thể nói mạnh được. Trời đã bỏ họ Mạc thì người anh hùng cũng khó ra sức.” Tiết chế Trịnh Tùng khen câu nói ấy. Tuy nhiên, vài tháng sau, tướng Nguyễn Quyện bị giết trong ngục.
Ngay từ thời kỳ khởi nghĩa, nhà Trịnh đã đóng vai trò chính trong việc chỉ định người kế tục ngai vàng của “Nam triều.” Sau này Trịnh Tùng mặc sức hành xử với nhà Lê, giết người này, gả người kia cho họ hàng ông ta. Với chính sách kết hôn khôn khéo này, ông lần lượt làm bố vợ rồi ông ngoại của vua.
Năm 1644, Trịnh Tráng cho xử tội 2 con trai; năm 1675, Trịnh Tạc giết em trai; năm 1704, Trịnh Căn cho rằng thủ tiêu 2 đứa cháu trai là biện pháp khôn ngoan nhất. Sau cùng phải kể đến Trịnh Sâm, người đã cho chém đầu con trai vì âm mưu lãnh đạo dân chúng trong thành nổi dậy năm 1780.
Nhà Trịnh tự xưng chúa. Từ này ban đầu để chỉ chức tướng chỉ huy cao nhất trong quân đội, nhưng từ đầu thế kỷ 17 có ý nghĩa tương đương với từ lãnh chúa ở phương Tây hay shogun ở NB.
Ngay từ cuối thế kỷ 18 đã không còn lại vết tích gì của phủ chúa Trịnh, bởi vào năm 1786, khi vừa thoát khỏi ảnh hưởng của nhà Trịnh, vua Lê Chiêu Thống đã ra lệnh phá huỷ toàn bộ khu vực này.
Ít khi, thậm chí chả bao giờ thấy vua ra khỏi cung điện để đi dạo chơi. Vua suốt ngày bị nhốt trong cung cấm, có bọn tay chân của chúa phục dịch và chỉ được ra khỏi cung 1 năm 1 lần để làm lễ tế thần. Nhà Trịnh không cho phép vua làm gì. Chúa Trịnh cấp cho vua 100 lính gác, đồ ăn và áo mặc. Việc chu cấp này thực ra chỉ là 1 cách giám sát.
Cũng giống như nhiều nơi khác trên thế giới, ở VN chính quyền ít khi chịu từ bỏ các chức vụ và bổng lộc qua nhiều năm đã trở nên lạc hậu.
Từ thế kỉ 17, Thăng Long ngày càng được nhiều người biết đến dưới cái tên dân dã xuất hiện từ thời Trần là Kẻ Chợ. Là thủ đô của 1 nước bị chia cắt, quyền lực bị tranh giành, TL giờ đây dường như chỉ còn là 1 thương trường.
Ngay từ năm 1427, trước khi chiếm được thành TL, Lê Lợi đã ra lệnh cho tất cả những kẻ lang thang cơ nhỡ phải về quê trồng cấy, chỉ những ai không có ruộng đất mới được phép buôn bán.
Tại đây thương gia TQ và NB trao đổi với nhau những mặt hàng bị nhà Minh cấm. Thậm chí sau khi chính sách thương mại của TQ được nới lỏng (năm 1567) thì việc xuất khẩu 1 số mặt hàng chiến lược sang NB vẫn bị cấm và thương gia 2 nước vẫn tiếp tục né luật bằng cách sang buôn bán với nhau ở VN.
Sông Hồng là tuyến giao thông hết sức thuận tiện cho thủ đô. Trên con đường thuỷ này đủ các mặt hàng được chuyển vào thành phố nhờ 1 đội thuyền đông vô kể đi lại như con thoi đến mọi miền của đất nước. Các bến thuyền đóng vai trò hết sức quan trọng. Điều này được thể hiện rõ qua cụm từ chợ búa người Việt dùng để chỉ chợ nói chung, trong đó bủa có nghĩa là cầu tàu.
Để hiểu được nét đặc thù của khu phố buôn bán ở HN cần tìm hiểu sự khác biệt giữa khái niệm phường 1 đơn vị hành chính dùng để chỉ 1 làng trong thành phố và khái niệm phố không được công nhận về mặt hành chính, mà chỉ là 1 phần đất nơi dân trong làng bày bán các sản phẩm làm ra.
Năm 1514 cả kinh thành chìm trong nước tới 20 ngày, rắn rết từ ao hồ tràn vào thành phố. Sử sách còn viết rằng mùa hè năm 1630 nước sông Hồng tràn vào ngập phía đông thành phố “khiến nhiều người chết đuối.”
Trong lĩnh vực tín ngưỡng ở VN, đình là 1 công trình đóng vai trò hết sức quan trọng. Tất cả các phường ở HN đều đã từng có đình, 1 công trình tiêu biểu của nông thôn VN, vừa là nơi hội họp của các chức sắc vừa là nơi thờ cúng thành hoàng làng.
Những cây đa được xác quân thù nuôi dưỡng trở nên xanh tốt và phủ kín hết gò. Vì thế gò mang tên là Đống Đa, là gò duy nhất hiện còn tồn tại.
Hoàng tộc, giới quý tộc, các bộ, các quan chức cùng những người dưới quyền họ như thư lại, hầu cận đã từng là 1 thế giới huy hoàng, tạo nguồn thu nhập cho giới buôn bán, giờ đều bỏ vào Huế. Sự ra đi của họ không thể thay thế được bằng vài viên quan hàng tỉnh không mấy tiếng tăm.
Vũ biền thì sợ giặc mà chạy hằng đàn, văn thần thì ngóng chừng mà tan cả lũ. Lòng tôi như cắt, 1 tay khôn cầm. Tướng lược không tài, tự nghĩ sống là vô ích. Đất trung thổ trở nên địch địa, sống thẹn cùng nhân sĩ Bắc Hà, lòng cô trung thề với Long thành, chết mong theo Nguyễn Tri Phương dưới đất.
Về mặt pháp lý, HN không thuộc chủ quyền của người Pháp, bởi tất cả các văn bản luật, các quy định về chiếm dụng đất đai đều đã hết hiệu lực. Nhưng rồi chuyện này cũng bị phớt lờ đi bởi vấn đề luật pháp không có gì quan trọng đối với chính quyền thuộc địa vốn coi sự ép buộc là pháp luật.
Từ năm 1891, hội đồng thành phố do đại diện cử tri bầu chọn. Các đại diện cử tri chia thành 2 đoàn: đoàn của người Pháp lựa chọn 10 thành viên theo hình thức bỏ phiếu trực tiếp và đoàn “bản xứ” trong đó chỉ những người nộp tô mới được tham gia bầu chọn 4 thành viên người VN. Với số lượng ít ỏi như vậy, các thành viên người Việt có không mấy tiếng nói trong hội đồng. Hơn nữa họ không đại diện cho đông đảo người dân bởi họ thuộc tầng lớp thượng lưu mới hình thành trong xã hội, chủ yếu bao gồm những người theo Pháp và tham gia chính quyền thực dân, vì nhờ chính quyền này mà quyền lợi của họ được đảm bảo.
HN bị biến thành 1 công trường lớn trước cơn sốt xây mới và xây lại, thậm chí cả ở những khu vực cổ nhất của thành phố. Hiện nay 3/4 số nhà ở trong khu “36 phố phường” đều được xây dựng trong khoảng 1900-45 cho dù hoạt động buôn bán không ngừng diễn ra ở nơi này từ thế kỉ 17.
Chính ở khu vực nằm giữa trung tâm và vùng ngoại vi này người Pháp đã xây 1 khu phố riêng cho mình được dân HN gọi là khu “phố Tây” để phân biệt với khu “36 phố phường,” tức “phố ta.”
Chính sách phô trương đòi hỏi phải xây dựng những công trình hiện đại, khác người và có ý nghĩa để thiết lập sự có mặt của Pháp và thu phục lòng người. Đó là lý do giải thích vì sao người ta cho xây những công trình to lớn 1 cách thái quá so với dân số HN bấy giờ và hoàn toàn không được dùng để phục vụ cho người dân. Ví dụ điển hình của sự thái quá này là Nhà hát Lớn với những bậc thang đá hoa cương ngay cả dưới tầng hầm. Nó còn lớn và nặng nề hơn các nhà hát ở các thành phố quan trọng của Pháp, với ít nhất 870 chỗ ngồi. Được thiết kế theo kiểu dáng của nhà hát Opera Garnier ở Paris, Nhà hát Lớn HN được hoàn thành vào năm 1911 sau hơn 10 năm xây dựng. Ngân sách cho công trình này tương đương với nguồn thu của ngân sách thành phố trong nhiều năm.
Phố Thợ Nhuộm cho đến năm 1902 vẫn hứa có 1 nhà gạch nào. Nhà tranh vách đất là kiểu nhà truyền thống hay nhà của người nghèo, nên đã không gay được thiện cảm với những thực dân Pháp đầu tiên đến đây.
Năm 1900, khu vực nội thành HN có 80K dân, đến năm 1940, số dân tăng lên gấp đôi, đó là chưa kể 50K người sống ở khu vực ngoại vi.
Năm 1889 có chưa đến 500 người Pháp ở HN, nhưng đến năm 1901, số này đã tăng lên đến hơn 1K và năm 1908 là 4K.
Với 3% dân số, họ tạo ra 20-25% ngân sách, mặc dù họ không sở hữu không nhiều đất đai.
Người Hoa sống trong 1 thế giới riêng, trong đó hội đồng hương Quảng Châu và Phúc Kiến đứng ra quản lý cộng đồng và thu thuế cho thành phố.
Phần lớn đàn ông Nhật đều là thợ ảnh, 1 nghề thường được người Nhật ở HN và nhiều nơi khác ở châu Á sử dụng để che giấu hoạt động gián điệp và thu thập tin tức.
Các phố khác cũng có cơ cấu tương tự, nghĩa là cửa hàng nhỏ chiếm 3/4, nhưng tiền thuế thu được ở các cửa hàng nhỏ này chỉ chiếm 1/4, trong khi các cửa hàng lớn chiếm chưa đến 10%, nhưng số tiền nộp thuế chiếm gần 50%.
Mạng lưới phố trưởng hùng hậu chính là khung cảnh của cuộc sống thường nhật ở HN dưới thời Pháp thuộc. Chính mạng lưới này đã giúp chính quyền thành phố, do người Pháp lập ra, thi hành quyền lực trong thành phố, nơi tầng lớp lãnh đạo đã bị họ xoá bỏ hoàn toàn.
Khác với tầng lớp quan lại trước đây coi việc làm quan tại 1 thành phố nào đó chỉ là 1 bước trên con đường công danh, các phố trưởng thường là những người sinh ra và lớn lên tại khu vực họ đang sinh sống.
Nhưng sở dĩ họ được kính nể là vì thế nào cũng có lúc người dân phố phải nhờ cậy họ để làm giấy tờ hay viết đơn từ. Dân phố chủ yếu là người không biết chữ và không hiểu biết gì về thủ tục hành chính, vì thế thường phải nhờ phố trưởng làm công việc này, tất nhiên là có thù lao, nhưng họ đều quen với việc “lót tay.”
Thơ trở thành 1 sự kết hợp tự do của âm thanh, 1 công trình của trí tuệ phản ánh 1 thời điểm khi nhận thức cá nhân, độc lập của tác giả biến thành cảm hứng. Từ “tôi” được đưa vào thơ văn trước sự ghê sợ của những người bảo thủ vì họ coi đây là 1 lối viết thô lậu.
Chiếc áo dài duyên dáng cũng là do 1 hoạ sĩ, thành viên nhóm Tự lực văn đoàn sáng tạo ra.
ĐCSVN do cộng đồng người Việt lưu vong thành lập ở Pháp vào đầu thế kỷ 20 theo sáng kiến của NAQ. Tuy nhiên, đến năm 1930, đảng không đóng vai trò gì đáng kể.
Những người cộng sản lôi cuốn được tầng lớp thanh niên, vì họ không đi sâu tìm hiểu nguyên nhân thất bại hay vì sợ thất bại mà trì hoãn cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, ngược lại, họ đề ra phương án hành động và có 1 quan điểm lạc quan về tiến trình lịch sử.
Sở Mật thám nắm chắc tình hình hoạt động của giới báo chí trong tay, với sự hỗ trợ của 1 đội ngũ đông đảo các chỉ điểm người Việt thuộc đủ loại thành phần và trong mọi ngõ ngách của thành phố (số người này sau 1954 lại được chính quyền cách mạng sử dụng).
Hàng nghìn nông dân đổ về HN hòng kiếm ăn, người chết đói la liệt trên đường phố. Trong bối cảnh đó, Việt Minh đã ra lệnh cho nông dân phá kho thóc của Nhật. Đây quả là 1 công cụ tuyên truyền hết sức hiệu nghiệm, bởi tuy ĐCS chưa giải phóng được đất nước, nhưng ít ra họ cũng có thể nói rằng họ đã hành động vì miếng cơm manh áo của người dân.
Năm 1951, đối với người dân HN, nếu 1 người bỗng dưng biến mất thì chắc chắn là người đó đã đi theo kháng chiến.
Tin thắng lợi của Việt Minh trước hết khiến người dân bất ngờ, bởi “dân thành phố không ai biết Điện Biên Phủ là cái gì, ở đâu.”
Thành phố giờ đây được điều hành theo tư tưởng của những cán bộ lãnh đạo từ chiến khu trở về. Họ không được người HN tâm phục khẩu phục vì trong con mắt người dân ở đây, họ chỉ là những nông dân thô lỗ được thăng quan tiến chức quá nhanh, những quan chức nhỏ nóng tính, ưa sử dụng những ngôn từ to tát, những khái niệm mác xít chưa thuần thục. Về phần mình, các quan chức mới hả hê vì đã dạy được cho dân thành phố 1 bài học, buộc những người này phải nhớ rằng những kẻ quê mùa, bảo thủ, lạc hậu, mê tín dị đoan đã từng làm trò cười cho báo chí ở HN, giờ đây đã đấu tranh giải phóng đất nước. Tình trạng căng thẳng ngày 1 gia tăng giữa quân cách mạng, những người đã “giải phóng Hà Nội” và người dân thành phố “được giải phóng.”
Chính những người nông dân chất phác trước đây giờ trở thành đội ngũ lãnh đạo đất nước. Những cán bộ nông dân này không sợ bất kỳ ai, bởi bên cạnh mong muốn phục thù, họ còn có quá trình cầm súng và 1 nguồn gốc xuất thân trong sạch. Trên 1 đất nước có nền công nghiệp kém phát triển, còn ai có thể thực sự là người vô sản hơn họ? Người HN không phải là vô sản, họ đành phải im lặng, nhưng trong lòng họ thấy rằng thành phố lại 1 lần nữa bị tụt hậu.
Để hạn chế quá trình gia tăng dân số ở thủ đô, ngay từ năm 1955, chính quyền đã buộc các gia đình mới đến định cư ở đây trong hoặc sau chiến tranh Đông Dương phải trở về quê quán. Sổ hộ khẩu ra đời nhằm kiểm soát chặt chẽ các hộ gia đình ở cả nông thôn và thành thị, không cho phép người dân tự do di chuyển. Những ai muốn di chuyển, dù chỉ trong thời gian ngắn, cũng đều phải khai báo với chính quyền ở cả nơi đi và nơi đến.
Nhưng với những người khác thì cuộc sống ở nông thôn hết sức khó khăn và họ nhanh chóng nhận ra rằng có 1 hố sâu ngăn cách họ với cội nguồn nông thôn. Họ không chịu được cuộc sống thiếu tiện nghi, bữa cơm thiếu thịt và gạo không trắng bằng ở HN. Họ cũng khó chịu vì cảm thấy luôn bị kiểm soát, khó chịu trước những mối quan hệ trói buộc, những ánh mắt tò mò, những chuyện bép xép, nơi họ không có 1 không gian riêng. Những người nông dân thường đối xử với họ giống như những anh em nông dân đã trở thành cán bộ ở HN: người ta nhắc cho “các vị dân thành phố” nhớ là đã nhiều chục năm nay họ cao ngạo chế diễu “người nhà quê,” nhưng khi có chiến tranh thì họ lại chẳng làm được điều gì to tát cho đất nước hết cả.
Truyện kể về 1 người thành phố tản cư về nông thôn, nơi ông vấp phải sự đố kỵ của chính gia đình mình: “Lúc buôn bán phát tài, bảo gửi tiền về quê tậu ruộng vườn thì bảo không cần vườn ruộng, để tậu nhà ở tỉnh kia, bây giờ không bám lấy nhà ở tỉnh đi?”
Không phải như 1 số người từng nói, HCM hoàn toàn không ở vào tình thế như Lê Lợi đóng quân bên kia sông Hồng, đối diện với TL hồi đầu thế kỷ 15. Vị vua sáng lập ra triều Lê, khi chiếm kinh thành, đã ngay lập tức thiết lập quyền uy của mình lên bộ máy NN. Năm 1954, bộ máy NN không còn tồn tại, hay nói đúng hơn là không còn sử dụng được nữa vì chính quyền thuộc đĩa đã phá vỡ những công cụ truyền thống cua bộ máy quyền lực và cuộc cách mạng 1945 đã lật đổ nốt tầng lớp tinh hoa vốn đã không mấy có sức mạnh. Như vậy việc chiếm HN lần này không nhằm giành lấy quyền lực bởi bộ máy của NN và của quyền lực cần phải xây dựng lại toàn bộ từ đầu, nghĩa là từ hàng nghìn làng quê của đất nước. Việc áp đặt học thuyết của Đảng làm thay đổi những quan niệm cũ về NN và đòi hỏi phải xây dựng lại hoàn toàn cơ cấu chính trị.
Những đợt bêu riếu tù binh này nhằm kích động người dân, đồng thời làm giảm bớt nỗi lo sợ của họ, nhưng đã bị dư luận quốc tế kịch liệt lên án và hậu quả là người dân Mỹ quay ra ủng hộ tổng thống nước này.
Sơ tán, kiểm soát cư trú, đội ngũ nông dân lên nắm quyền, kinh tế thời chiến và chế độ tem phiếu như những tấm màn đen phủ lên HN. Tên của thành phố xuất hiện trên báo chí nước ngoài và người ta thấy rằng chính phủ miền Bắc VN đang cố gắng tìm đồng minh, ban đầu là TQ và từ sau năm 1972 là LX.
Sở thích của chúng tôi khác hẳn những cán bộ xuất thân từ nông thôn đang nắm quyền ở HN khi đó. Bây giờ tôi có thể nói rằng bọn họ làm chúng tôi phát ngấy với những mong muốn nhỏ nhen, những lời lẽ to tát, cách suy nghĩ cứng nhắc được thể hiện bằng những khẩu hiệu nhàm chán nhưng lại được họ hết sức coi trọng.
Tình trạng di dân từ nông thôn ra thành phố lại bắt đầu, với 1 tốc độ chưa từng có, như thể để bù những năm tháng bị hạn chế trước đây, khiến dân số thành phố gia tăng nhanh chóng: năm 1975, nội thành HN có 700K người, giờ đây mỗi năm tăng thêm 40K và đến năm 2000 đã tăng lên gấp đôi, thành 1.5M người. Nếu tính cả khu vực ngoại vi thì dân số HN là 2.6M người.
Bãi đất bồi giữa lòng sông thay đổi tuỳ theo mùa nước, khi nước rút, bãi bồi có chiều dài tới vài cây số, nhưng có khi lại bị thu nhỏ như tấm da lừa.
Giờ đây thật khó tìm được vết tích của sông Tô Lịch. Nói đúng hơn là chẳng ai dám đến gần để nhìn dòng nước nhỏ hôi thối còn sót lại của con sông vốn đóng vai trò quan trọng hơn cả sông Hồng trong lịch sử HN.