Cơ bản thì gốm là cốt bằng đất sét, đất gạch, có thể có pha chút bột đá và nung nhẹ lửa (dưới 800 độ). Nung quá là thành sành, dễ bị cháy hoặc vặn vẹo.

Sứ là cốt đá pha cao lanh, nung già lửa, tầm 1100-1300 độ. Cốt thành phẩm chắc chứ ko xốp như gốm, gõ vào kêu đanh hơn. Sành già lửa hơn gốm, tiếng cũng đanh nhưng ko bằng sứ. Và sứ nhiều cao lanh, mỏng thì thấu quang; gốm ko bao giờ thấu quang.

Gốm cốt thấm nước ít nhiều, sứ thì ko.

Đồ đất nung (earthernware/terracotta), đồ sành (stoneware) và đồ sứ (porcelain).


Ai nên khôn chả dại đôi lần.


Ngành xây dựng là 1 điển hình, nhưng cũng đúng với rất nhiều ngành khác — có các chi phí không thể không có, nhưng không thể nằm trong sổ sách. Chi phí này với xây dựng là rất lớn. Không đưa vào sổ sách được thì lãi trên giấy là khủng — nộp thuế khủng — và lãi thực tế là âm. Người chủ buộc phải xoay sở “hợp thức hoá” chi phí để tiếp tục.


Chiến lược biển của TQ là nhất quán, lâu dài, làm từ đời này sang đời khác, với các sách lược như sau:

  1. Mỗi khi trong nước / nội bộ có chuyện rắc rối, họ lại gây chuyện trên biển với 1 nước nào đó. Đây là cách xuất khẩu các mâu thuẫn, rắc rối đó ra biển, vừa chiếm được biển dù ít hay nhiều, vừa quy tụ lòng dân, vừa yên được chuyện nội bộ.
  2. Kiên trì dùng kế cáo đặt chân vào chuồng gà. Đang là của người khác, vào quấy nhiễu, thằng nào khó chịu, hung hăng gây chiến là trúng kế, lúc đó nó là vùng tranh chấp, tức là đặt chân vào được 50%.

Ngay từ thời Chu Dung Cơ đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông, ông cho rằng phát triển hạ tầng giao thông chính là tiền đề cho sự phát triển kinh tế nói riêng và phát triển đất nước nói chung.


Nghèo đi đôi với hèn. Hèn ở đây không phải là hành động, mà là hèn ngay từ trong suy nghĩ.


Tiền là công cụ để trao đổi cái mình cần với cái người khác có. Vậy, nó có vai trò rất quan trọng khi có nhu cầu và cần trao đổi.


Cái gì tồn tại, cái ấy hợp lý. Nhìn thì dễ nhưng làm được như họ không đơn giản đâu.


Riêng nhóm BTS mỗi năm góp cho GDP hơn $3.5B, bằng một đống các tập đoàn cộng lại.


Thời bọn em tháng được 1,2 lạng thịt, đói vàng mắt, chỉ mong được đóng phim để cầm cả cái đùi gà để ăn giống diễn viên trên phim. Giờ thì phải bóp mồm móp miệng không dám ăn protein nhiều vì sợ gout. Hàn ngày xưa cũng lấy Nhật làm gương, giờ thu nhập đầu người cũng sắp đuổi kịp rồi, chỉ cách có vài nghìn USD thôi. Không gì là không thể.


Chính xác nhất là cái việc chúng ta không phải là bạn thân, đồng minh của bọn giỏi nên sẽ không được chúng nó chỉ bảo cho gì cả. Chúng nó chỉ nhờ chúng ta bê vác, làm việc nặng và đơn giản thôi.

Thân với mỗi anh hàng xóm, anh ấy biết nhiều nhưng mỗi thứ chỉ 1 tí và đừng hy vọng anh ấy giúp gì chúng ta.


Nếu nghĩ HQ toàn tập đoàn là không đúng, thực tế họ có rất nhiều công ty vừa và nhỏ (SME). Các tập đoàn chỉ làm vai trò đột phá, dẫn dắt và là “cái chợ” tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của các SME. Ví dụ SSVN mua hàng hoá, dịch vụ của hơn 40 nhà cung cấp khác nhau, SSVN chỉ tập trung phát triển công nghệ, và nghiên cứu sản phẩm. Họ làm cái lớn, giá trị cốt lõi dựa trên nguồn lực mạnh.


Biểu hiện của khủng hoảng là:

  • Vàng tăng
  • Chứng giảm
  • Lãi suất tăng
  • Dầu giảm
  • Đô tăng
  • BĐS đóng băng hoặc giảm
  • Tỷ lệ thất nghiệp tăng

Đúng là dân tộc vĩ đại, thống trị các dân tộc khác nó phải có tố chất “vĩ đại.”

Số phận dân tộc mình, phải đặt sự “tồn tại, thích nghi” lên hàng đầu, nên cái gì cũng chỉ cần vừa vừa, đường được, phiên phiến, tàm tạm, dễ hài lòng. Quốc lực, tộc lực không bao giờ bị đẩy vào thế suy kiệt tàn tạ, thành ra hấp thụ cái mới cũng dễ mà không đánh mất cái vốn có, mỗi người dân đều là “nghệ nhân” về dung nạp khác biệt, nên trình độ đồng hoá các dân tộc nhỏ hơn cũng là bậc thầy.


  • 30t làm Trưởng phòng nhân sự, Sở Dân chính Chiết Giang
  • 32t làm PGĐ Sở Dân chính Chiết Giang
  • 36t làm Bí thư Huyện uỷ Vĩnh Khang
  • 40t làm Bí thư Thị uỷ Ôn Châu
  • 46t làm Trưởng ban Thư ký Tỉnh uỷ Chiết Giang
  • 51t làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ Chiết Giang
  • 57t làm Bí thư Tỉnh uỷ Giang Tô
  • 58t làm Bí thư Thượng Hải

Từ trước tới nay, lịch sử có ghi dah các hoàng đế giúp phát triển kinh tế, thịnh vượng mấy đâu. Lịch sử chỉ ghi danh các hoàng đế đánh nhau giỏi, giúp thống nhất quốc gia.


Cứ phấn đấu lên học lực trung bình đi đã rồi tính. Bao năm chểnh mảng học hành, hết giờ đến trường lại đi ăn nhậu, tiền bút sách trấn của bố mẹ đem cho gái, lúc nào cũng vỗ ngực tự nhận mình thông minh cần cù, giờ mới giỏi hơn mấy đứa đội sổ mà đã lo dính bẫy học sinh trung bình.


Lý do các nền kinh tế mắc bẫy thu nhập trung bình là không thể phát triển theo chiều sâu (công nghệ, kỹ thuật cao) mà chỉ theo chiều rộng (hàng tiêu dùng, công nghiệp hàm lượng kỹ thuật thấp, gia công lắp ráp) đến khi hết tiềm năng phát triển theo chiều rộng thì dậm chân tại chỗ hoặc thậm chí thụt lùi.

Tính ngoài châu Âu thì sau 1990 chỉ có 3 nền kinh tế có thể thoát hẳn bẫy thu nhập trung bình là HQ, Đài Loan và vừa rồi là TQ. Tất cả các nền kinh tế này đều có đặc điểm chung là sản xuất công nghiệp, và đầu tư rất mạnh vào công nghệ kỹ thuật cao.


Dân số già hoá, tiền lương dần tăng cao, năng suất lao động không đổi, hàng hoá xuất khẩu mất dần tính cạnh tranh, lợi thế đào múc xúc bán tài nguyên giá rẻ và lao động giá rẻ không còn.

Để tập trung thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thì cần thiết phải tập trung đầu tư vào giáo dục, tạo nên 1 nền giáo dục chất lượng cao. Có thế thì mới phát triển KHCN, tạo ra những phát minh - sáng tạo - đổi mới để áp dụng trở lại cho nền kinh tế.


Cái vụ thành nước công nghiệp 2020 đúng là khẩu hiệu 1 thời ra rả, sau giờ im lặng không còn ai nhắc lại nữa.


Để phát triển như NB, HQ hay TQ bây giờ cần đầu tư nhiều khoa học kỹ thuật. Không chỉ vậy, phải đầu tư lâu dài. Nếu bây giờ bắt đầu đầu tư thì 20, 30 năm nữa mới có kết quả.


VN là 1 nước non trẻ, xuất phát điểm rất thấp. Thực tế mới tách ra khỏi TQ từ Ngô Quyền, Dương Đình Nghệ, hơn 1000 năm. Vẫn còn là chư hầu TQ đến đời Nguyễn. 1945 vẫn còn phong kiến thuộc địa. Bắt đầu mở cửa bình thường hoá 1995 — mới 27 năm.


Người Tàu có câu “Quân tử không kể lại vinh quang cũ,” ý rằng không nên vin vào vinh nhục quá khứ để bào chữa cho hiện tại.


Người ta nói triết học là gốc của mọi tri thức nên chữ Tiến sĩ khoa học của mình các nước khác họ gọi là Tiến sĩ Triết học (Ph.D).


Chuyện tình báo công nghiệp là chuyện mọi cường quốc mới đều làm, cuối thế kỷ 18 Mỹ trả tiền cho công nhân ngành dệt ăn cắp thiết kế máy dệt từ Anh. Nhà máy dệt Anh trước đó xây dựng 1 phần nhờ thiết kế Ý, và ngành dệt không thể tồn tại nếu không có tằm từ TQ mang về trước đó.

Bảo vệ bản quyền ngoài ý nghĩa bảo vệ sáng tạo, còn là chặn không cho các nước khác đuổi kịp mình để độc quyền thịnh vượng nữa. Nên phải tình báo công nghiệp, không thể ngồi chờ người ta từ thiện chuyển giao.


Nhiều cụ cho rằng VN có thể bắt Pháp bồi thường chiến tranh, trong khi Pháp lại nghĩ ngược lại. Pháp cho rằng trong 80 năm đô hộ, họ đã đầu tư vào VN quá nhiều, đến năm 1954 vẫn chưa thu hồi vốn, và thực tế thì VN phải trả tiền cho Pháp chứ không phải Pháp đền bù cho VN.


VN đã mất vài năm ngây thơ nghĩ là có thể đòi Mỹ đền được nên để mất khá nhiều cơ hội. Sau mới hiểu ra chả đòi được thằng nào đâu, bỏ qua hợp tác với bọn tư bản có lợi hơn là lo đi đòi chúng nó.


Trước thời kỳ TQ làm nhái thì Nhật Bản là thủ phủ của hàng nhái trên thế giới. Nhưng Nhật làm nhái còn kỳ công, làm tốt ngang ngửa thậm chí là tốt hơn cả hàng real.


Nước Nhật tiên phong trong việc áp dụng mô hình sản xuất “Quản lý chất lượng tổng thể” mà nó là tiền thân để sau này ra đời ISO.


Thực tế ở VN hay thế giới thì chậm thanh toán hay không trả được nợ là rất bình thường với doanh nghiệp và cá nhân. Đúng luật thì cùng lắm tuyên bố phá sản là hết. Lừa đảo mới là tội.


Khi lượng hàng hoá sản xuất ra và lưu thông càng nhiều ngoài thị trường thì lượng tiền cũng càng nhiều. Khi có 1 lý do nào đó mà hàng hoá lưu thông ngoài thị trường ít đi, thì lượng tiền lưu thông ngoài thị trường bị dư thừa… lúc đó là lạm phát. Ngân hàng trung ương phải có biện pháp giảm lượng tiền dư đó vào trong ngân hàng, do đó ngân hàng trung ương tăng lãi suất để hút tiền dư vào.

Từ đầu năm nay, xăng dầu bị khan hiếm trên toàn thế giới (do chiến tranh) đã làm thiếu hụt hàng hoá, các nước tăng lãi suất để kiềm lạm phát đó.


Có 2 thứ không dạy được: Làm quan, làm giàu. Phải có tố chất thiên bẩm.


Để tranh cử thì nội bộ phải dàn xếp với nhau đã, thế là mất 1 cuốc rải tờ xanh và thoả hiệp nếu được đề cử sẽ mất gì cho đối phương, kết quả là được đề cử.

Để bên ngoài xã hội dân đen nó bỏ phiếu cho lại mất 1 cuốc nữa rải tờ xanh thuê quảng cáo, thuê người vận động, thuê người du thuyết doanh nghiệp địa phương.

Bầu ở nơi nào đó thì chưa đi bầu đã có kết quả thì nó chỉ rải 1 cuốc là cùng.


Khi đó Mỹ hoàn toàn có thể nuốt hết Mexico, nhưng Mỹ nghĩ đến những người Mexico tin đạo Thiên Chúa, nói tiếng TBN này, có khác biệt rất lớn về văn hoá với người Mỹ, dân số lại quá nhiều, sau này sẽ là 1 tai hoạ tiềm ẩn, thế là để lại 1 phần lãnh thổ cho người Mexico mà không đuổi tận giết tuyệt.


Để đảm bảo đi đầu về kỹ thuật, Anh cấm xuất khẩu máy móc ra nước ngoài, cũng không cho phép công nhân thành thạo kỹ thuật di cư ra nước ngoài.


Bản quyền, đạo đức, pháp luật chỉ là thủ đoạn trong cạnh tranh quốc tế. Mục đích cuối cùng của các nước là tối đa hoá lợi ích, cho người dân nước mình sống cuộc sống sung sướng.


Cùng là 1 bộ quần áo, sản xuất tại Mỹ còn đắt hơn nhiều so với sản xuất tại Anh, vận chuyển đến Mỹ. Mỹ chỉ có thể dùng thuế quan cao để ngăn chặn hàng hoá Anh tràn ngập thị trường, để người Mỹ mua hàng Mỹ.

Nhưng thuế quan cao lại bất lợi đối với các chủ trang trại miền Nam. Sản lượng bông của Mỹ chiếm 80% nguyên vật liệu của Anh, Pháp, thuế xuất khẩu cao khiến giá bông của các chủ trang trại tăng cao, khó cạnh tranh. Hơn nữa miền Nam cần nhập khẩu nô lệ da đen, thuế cao khiến giá mua 1 nô lệ lên tới $1.8K, bằng thu nhập 17 năm của 1 người Mỹ bình thường. Thế là các chủ trang trại miền Nam kiên quyết yêu cầu giảm thuế.

Nói đơn giản, thuế cao có lợi cho miền Bắc phát triển công nghiệp, thuế thấp có lợi cho miền Nam phát triển nông nghiệp và Anh, Pháp xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ. Vì vấn đề này mà 2 miền Nam Bắc vẫn mâu thuẫn với nhau.


Sau chiến tranh Nam Bắc, nô lệ da đen giành được tự do, nhưng chất lượng cuộc sống lại giảm xuống. Trước đó dù sao cũng có giá $1.8K, chủ nô cũng không dám hành hạ quá mức. Bây giờ được tự do, nhưng làm gì để kiếm ăn? Lại đi làm thuê ở đồn điền, nhà máy, cơm ăn còn không bằng trước, mỗi ngày còn phải làm quần quật 14 tiếng. Luận điệu “Nội chiến Nam Bắc là để giải phóng nô lệ” chỉ là nói láo, căn nguyên của nội chiến là vấn đề xuất nhập khẩu, giải phóng nô lệ chỉ là sản phẩm phụ, do miền Bắc cũng cần sức lao động tự do đến nhà máy làm việc.


Bản chất của chiến tranh Crimea là 2 nước Anh, Pháp hỗ trợ Ottoman đánh bại đế quốc Nga. Anh, Pháp có thể đánh nhau để tranh giành thiên hạ đệ nhất, nhưng Nga định chen vào là Anh, Pháp lập tức giảng hoà cùng nhau đánh Nga, sau đó lại bắt đầu đánh nhau tiếp.


Năm 1978, Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế NB đã cung cấp các khoản trợ cấp, vốn là bất hợp pháp theo luật quốc tế, để giúp các công ty bán dẫn NB bán chip của họ với giá thấp giả tạo ở Hoa Kỳ trong khi vẫn giữ giá cao ở NB, 1 hành vi thương mại được gọi là bán phá giá.


Cũng như người Anh đã từng là bá chủ thế giới vì vị trí địa lý tách biệt của họ, khiến họ không phải đầu tư nhiều vào lục quân. Nước Anh ngoi lên được sau khi TBN sụp vì chiến tranh kế vị.


Thể chế, đường hướng của 1 đất nước cũng vậy, chẳng có lý thuyết xã hội nào là tuyệt đối đúng hay đúng cho tất cả mọi xã hội, nhưng điều đó không có nghĩa là xã hội nào chẳng vậy, cơ chế nào chẳng thế. Nếu thế thì chúng ta hàng ngày phải hoàn thiện thể chế làm gì, mở rộng dân chủ làm gì.


Điểm yếu lớn nữa là tâm lý kém, bản lĩnh kém, để sự kỳ vọng từ khán giả tạo thành áp lực.


Muốn học họ thì cố học đến nơi đến chốn, đừng theo cái kiểu tỏ ra khôn lỏi “đi tắt đón đầu.” Công nghệ không có chỗ cho người khôn lỏi.


Nếu trong thẩm quyền của Giám đốc Công an thì được quyền chủ động điều tra mà không cần xin ý kiến ai, tất nhiên phải có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp. Quyết định bắt giữ là do VKS, chứ không phải do công an, công an chỉ thực thi lệnh bắt mà thôi.

Với bị can là người thuộc quản lý của Bộ, hoặc TƯ thì phải làm đề xuất, chứ không phải cứ có tội là bắt.


Quê em có cụ trước khi về, gọi DN đầu tư cỡ 100-200 tỏi làm hết lại: điện, đường, trường, trạm…


Riêng với gia đình, họ hàng anh là người tốt, người hùng. Với anh em bạn bè được anh giúp thì anh cũng tốt, là ân nhân. Còn ai không được anh giúp thì lại có góc nhìn khác.


TBT làm chính trị, TT làm kinh tế. Hai ông này phải cùng cạ với nhau. Khác cạ là dân ăn mứt.


Vừa được vinh danh là ngân hàng của năm xong mà nay đã sụp đổ rồi hài thật.


Ngân hàng sập thì hỏng hẳn rồi, giá trị tài sản thực của ngân hàng khi bị bán thường là cực thấp so với sổ sách (bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy). Tài sản vô hình như phần mềm giao dịch, phần mềm quản lý… rất đắt tiền trên sổ sách bằng 0 luôn. Tài sản đặc thù, máy móc đem đi cân đồng nát. Sự sụp đổ của 1 ngân hàng sẽ kéo theo nhiều ngân hàng, quỹ, doanh nghiệp khác. Cực kì nguy hiểm.


TQ có rất nhiều film lịch sử hay, đề cao tinh thần dân tộc, tôn vinh cá nhân kiệt xuất được lưu truyền lại làm chỗ tựa tinh thần cho các thế hệ sau.


Sự lùng nhùng về kinh tế ở Argentina là hậu quả của các chính sách dân túy cách đây mấy thập kỷ. Lúc đó, Nhà nước Argentina đã thi hành 1 loạt các ưu đãi và phúc lợi xã hội mà không cần biết ngân sách có đủ nguồn lực hay không (cũng như Chile thời Allende). Kết quả là chi vượt quá thu dẫn đến lạm phát phi mã, nhưng các chính phủ sau đó lại không dám cắt bỏ các chính sách đã ban hành vì sợ mất ghế và dân chúng bạo loạn. Cộng thêm tính cách vô lo, ăn tiêu tới bến của người Nam Mỹ càng khiến cho tài chính quốc gia bị thâm hụt. Hậu quả là lạm phát dai dẳng không lối thoát.


Người ít tiền sẽ luôn hậm hực với người nhiều tiền dù bất cứ lý do gì. Hiện tại lý do đang bị đổ cho là BĐS, chứ nếu ko phải là BĐS thì cũng sẽ luôn có lý do khác thôi.

Đáng tiếc là của cải xã hội luôn chỉ tập trung vào 10% số người, 90% còn lại phải sống 1 cuộc sống trung bình suốt đời. Đây là mô hình của mọi xã hội vì nó đảm bảo cho sự vận hành của chính nó. Nền kinh tế sinh ra để đảm bảo số người giàu luôn ít và người trung bình và nghèo luôn đông gấp 7-10 lần.


Người Việt ta có bao giờ làm ăn lớn đâu nên giờ phản ánh đúng rùi còn gì, làm gì đâu mà teo tóp.

Từ thời phong kiến đến giờ các thương cảng ở ta toàn người nước ngoài tới mở. Người Việt không có thương nhân không có các hãng buôn lớn…mới học làm ăn hơn 30 năm nay thui. Phải từ từ cụ à.


Chỉ sống bằng lương, phụ cấp và quà cáp tết nhất thì chỉ không phải đi chợ mua đồ sh thôi, lương thưởng đủ cho con ăn học bt nếu không muốn nói là tằn tiện?

Vậy thì ai dám vào, đội cocc chi tiêu không phải đếm, lắm mối qh mới thích vào vì lương chỉ là con số, sự biến thái lệch lạc là hiển nhiên, người có cốt cách muốn giữ mình thì cũng vướng đầy luật với lệ, cái nào cũng mơ hồ, cái gì cũng phải xin ý kiến, đồng lương thì bèo bọt, mà đồng tiền ngay trước mắt, khoảng cách không phải là luật pháp mà chỉ là một ý niệm là có người mang tới.

Cái phi lý hiển nhiên ngay cả khi so sánh thu nhập công chức với Kam đã thua xa, với Thái kém khoảng bảy tám lần thì doanh nghiệp càn quét cb là bt?

Đồng tiền dễ nhanh lại nhiều khiến người ta say máu, khi tỉnh thì xung quanh là ngõ cụt, hối tiếc cũng muộn.

Nếu cb thu nhập gấp mười lần để không có nhưng công trình bỏ hoang hay hư hỏng thì xh phát triển gấp hai mươi lần.

Đồng tiền phung phí nhất là bỏ đi, sau đó là đồng tiền tạo nên so chậm trễ như Cát linh hay Nhổn, còn lương trả cho cb dù cao cũng là tiền đưa trực tiếp vào nền kt.


Nếu cụ ngủ 1 giấc sáng hôm sau cụ thành bt, ct thì chắc cụ sẽ làm như cụ nói. Nhưng nếu cụ đi cả quãng đường dài, dù rất trơn tru cũng phải 15-20 năm, mới lên đc mấy cái chức vụ đó, thì cụ sẽ k làm như vậy đâu.


Lúc nó giảm thì tin tức im lắm. Chẳng ai chú ý đâu Cụ. Lúc thấy sốt ruột do tin tức thì giá nó đã tăng rồi.


Mọi ngả thoát của đàn chuột đều bị bịt, chỉ để đúng một lối cho chạy tới là BĐS. Dân dã thì gọi là lùa. Để kíu bọn chủ đất và đám bank sân sau của bỏn.


Xem SJC như hàng hóa đặc biệt thôi, nó là sản phẩm thời điểm chống vàng hóa một biện pháp rất hữu ích sau đợt khủng hoảng 2008-2010. Trước mọi tài sản giá trị cao đều quy ra vàng, giờ vàng chỉ như một kênh đầu tư tích trữ chứ không quá quan trọng nữa. Giờ có bỏ độc quyền vàng miếng SJC thì ai đang ôm SJC thiệt thôi chứ chẳng ảnh hưởng gì đến thị trường cả, dân thích chơi vàng SJC vì khi có sốt lãi sẽ cao hơn so với vàng nhẫn quan trọng ở mỗi điểm này. Ở Nhật thì cũng phải mua vàng chênh vài triệu so với giá thế giới chứ làm gì có chuyện ngang giá, khác gì vàng nhẫn ở Việt Nam. Cá nhân cũng chẳng mang được mấy cục vàng ra khỏi Nhật theo cách hợp pháp rốt cuộc cũng chỉ là một tài sản tích trữ giao dịch trong nước thôi.


Real là đội bóng lỳ lợm và tinh thần tốt nhất cho nên họ liên tục lội ngược dòng thôi . Dù có bị dẫn tới phút cuối họ cũng không vỡ trận , không bị cuốn vào lối chơi của đối phương . Điều đơn giản như vậy nhưng gần như không đội nào làm nổi và Real vẫn là đội bóng chất lượng nhất nhì châu Âu , họ đủ sức trừng phạt khi đối phương thiếu cảnh giác.


Các cụ cứ xem cách bọn Real nó cầm bóng. Mấy thằng đá giữa như Kross, Modric, Bellingham, Valverde nó đá rất lỳ lợm, kể cả khi bị quây nó vẫn điềm tĩnh cầm bóng, ban bật chứ ko đá kiểu cuống, phá bừa. Sát vòng cấm đội nhà nó vẫn chài như thường, mất bóng thì có thằng khác lót chứ ko cuống hay phạm lỗi bừa. Bản lĩnh nhà vua nó thế.


Khả năng của người viết sử không nằm ở biết bao nhiêu sự kiện mà chỗ chắt lọc sự kiện tiêu biểu, liên kết chúng để moi ra được bản chất cốt lõi, có thể đúng, có thể sai nhưng nó mới là cách người ta nhìn lịch sử.

Đọc cái gì gì của cụ đấy như bước vào một foodcourt, hồ hởi nếm thử rất nhiều món nhưng chẳng nhớ được món nào vì chúng như nhau, chỉ có thể à ồ món này đã biết, món kia đã nếm … hết. Chưa kể là nguồn gốc nguyên liệu nấu món chỉ là nghe kể, người ta nói, hình như là, anh kia chị nọ đưa …. chẳng có gì rõ ràng. Nói chung vô thưởng vô phạt, chỉ giá trị cho dân nhậu vì có thêm cái đưa cay.


Ăn cơm chúa nên phải múa tối ngày.


Cho đúng 10 lần, sai 1 lần là lòi ra ngay.


Người Việt giỏi xử lý tình huống cụ thể, đặc biệt giỏi trong những cơn nước lửa, binh đao. Nhưng do tập quán sinh hoạt, khí hậu, thổ nhưỡng, kẻ thù nhiều nên tính “Động” của dân ta cao. Muốn phóng tầm mắt ra xa phải có sự “ Tĩnh”. Cái này ta thiếu.


Cái này nó gọi là giỏi mẹo vặt của thợ. Thiếu cái mưu sâu của thầy


Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.


Tầm của người Việt mà thấp thì đừng có mơ mà làm được cuộc Cách Mạng tháng 8 thành công, đánh đuổi được thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, và biết đứng dậy sau những sai lầm để rồi mạnh mẽ tự Đổi Mới, để đưa một đất nước nghèo xơ xác đến ngày hôm nay. Nếu một dân tộc chỉ làng nhàng, ko có sức sống mãnh liệt, ko có những tố chất đặc biệt, ko có tộc tính cao thì xin khẳng định ko bao giờ có hình hài đất nước Việt Nam Như ngày hôm nay. Cái xấu, cái tiêu cực, cái hạn chế thì dân tộc nào cũng có, hãy nhìn dân tộc đó với chiều dài lịch sử, xem dân tộc đó có dấu ấn gì trong chiều dài của lịch sử nhân loại ko để luận về tầm của dân tộc đấy, và trong dọc ngang trời đất này, dân tộc Việt Nam có thể ngẩng cao đầu với thế giới về sự bất khuất, trí tuệ và dũng cảm của mình trong hành trình xây dựng, bảo vệ và mở mang bờ cõi của mình. Cứ chờ đi, 15 năm nữa, trình độ phát triển của Việt Nam Sẽ sang một trạng thái khác, khi đó những loay hoay, lúng túng, yếu kém, hạn chế, tiêu cực của kỳ quá độ sẽ dần được thay thế, sự tự tin sẽ đầy đặn hơn trong mỗi các cụ. Lạc quan.


Nhìn bề ngoài, Việt Nam là người bạn siêng năng cùng học hỏi “mô hình Đông Á” và là đại diện tiêu biểu cho việc “níu lấy Trung Quốc để qua sông”.

Nhịp độ của Việt Nam cách Trung Quốc khoảng 6 đến 10 năm: Trung Quốc bắt đầu cải cách mở cửa từ năm 1978, Việt Nam cũng bắt đầu thực hiện cải cách đổi mới từ năm 1986; năm 1980, Trung Quốc bắt đầu thực hiện “hệ thống khoán hộ gia đình”, Việt Nam thực hiện chính sách tương tự năm 1988; năm 1982, Trung Quốc công nhận địa vị pháp lý của kinh tế tư nhân, Việt Nam thông qua Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990; Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, Việt Nam cũng gia nhập WTO năm 2007.

Chúng ta coi cuộc cải cách của hai bên làm xuất phát điểm và vẽ ra tốc độ tăng trưởng GDP của hai nước trong 20 năm qua. Có thể thấy rằng, cả Trung Quốc và Việt Nam đều trải qua hai chu kỳ tăng trưởng, nhưng tốc độ của Trung Quốc nhanh hơn. Từ năm 1978 đến năm 1998, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Trung Quốc là 9,8%, trong khi từ năm 1986 đến năm 2006, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam là 7,1%.


Giáo sư Thi Triển kể câu chuyện sau trong cuốn Lan tỏa: Ông đến thăm Nguyễn Đức Thành (tên tiếng Anh là Felix), viện trưởng Viện Kinh tế và Chính sách thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và là một chuyên gia về kinh tế Việt Nam. Trong cuộc trò chuyện giữa hai người họ, có một đọan như sau:

Tôi hỏi ông: “Việt Nam đang thu hút các ngành sản xuất một cách mạnh mẽ, vậy Việt Nam có chính sách công nghiệp của riêng mình không?”

Điều khiến tôi kinh ngạc là Felix đã khẳng định thẳng thừng rằng: “Chúng tôi không cần chính sách công nghiệp vì chúng tôi đã có Quảng Châu rồi!”

Tôi choáng váng: “Ông nói có Quảng Châu là có ý gì?”

“Nếu thiếu thứ gì đó trong quá trình sản xuất, chúng tôi có thể đến Quảng Châu để mua. Đâu cần đến chính sách công nghiệp”.


Năm 2018, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bùng nổ và Việt Nam trở thành một trong những nước được hưởng lợi nhất từ đó.

Năm 2016, trước khi cuộc chiến thương mại nổ ra, Việt Nam đã đề xuất chiến lược “ngoại giao cây tre”, nghĩa là gốc rễ phải vững chãi nhưng phần ngọn thì phải linh hoạt, uyển chuyển trước gió giống như cây tre. Dựa trên ý tưởng này, Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia. 16 FTA mà Việt Nam tham gia chiếm tới 90% GDP thế giới và bao trùm các nền kinh tế chính trên toàn cầu.

Quan trọng hơn, nhằm lách qua rào cản thương mại, các doanh nghiệp Trung Quốc đang đổ xô vào Việt Nam với tốc độ chưa từng thấy. Theo trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc đại lục đã vượt qua Hàn Quốc về số dự án được phê duyệt mới, chiếm 29,1%, và con số này chưa bao gồm tỷ trọng “mượn danh” Hồng Kông và Singapore.

Mượn lời của một ông chủ từng sang Việt Nam: Các doanh nghiệp Trung Quốc đang điên cuồng gửi vốn, nhà máy, đơn hàng, công nghệ và nhân tài sang Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam tăng trưởng tới 20,6%. Nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc và nước xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ. Nước này kiếm được một khoản lớn “phí quá cảnh”.

Liệu Việt Nam có nắm bắt cơ hội thứ ba này và chuyển hóa sản lượng đầu ra từ Trung Quốc thành sự trỗi dậy của các doanh nghiệp trong nước?

Cũng chính vào lúc đề xuất “ngoại giao cây tre” năm 2016, Việt Nam đã ban hành “Quy hoạch tổng thể ngành điện tử”, trong đó đề xuất rõ ràng việc tạo ra 500.000 việc làm mới, “trong đó hầu hết là kỹ sư, kỹ thuật viên và quản lý cấp trung”, và “bổ sung những việc làm này thông qua phát triển năng lực nghiên cứu bản địa”.

Mục tiêu là mục tiêu, Việt Nam sẽ lựa chọn con đường nào để thực hiện nó? Mặc dù mô hình của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có những điểm tương đồng nhưng cũng tồn tại nhiều điểm khác biệt:

  • Mô hình Nhật Bản: Thực thi mạnh mẽ các chính sách và trợ cấp công nghiệp, phát triển hệ thống công nghiệp một cách độc lập, đồng thời dùng “giá trị địa chính trị” để đổi lấy sự ưng thuận ngầm của phương Tây (chủ yếu là Mỹ) đối với chính sách và trợ cấp.
  • Mô hình Hàn Quốc: Sử dụng mô hình chaebol (tài phiệt) để tập trung đột phá ở một số ngành có giá trị gia tăng cao, đồng thời sử dụng “giá trị địa chính trị” để đổi lấy tư cách xâm nhập những thị trường nhất định.
  • Mô hình Trung Quốc: Học hỏi Nhật Bản, Hàn Quốc về chính sách công nghiệp, phát triển hệ thống công nghiệp một cách độc lập, đồng thời xây dựng thị trường nội địa có tính thống nhất và sử dụng việc mở cửa thị trường quy mô lớn để loại bỏ một số thế lực đối địch.

Mặc dù đáp án ở ngay trước mắt nhưng đối với Việt Nam, “thời thế nay đã khác”.

Một mặt, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã chặn đứng nhiều ngành công nghiệp, khiến các nước lạc hậu khó bắt kịp hơn gấp bội; mặt khác, vào thời đại mà Trung, Nhật, Hàn theo “mô hình Đông Á”, toàn cầu hóa vẫn là một xu hướng không thể ngăn cản. Nhưng trong bối cảnh chống toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam khó có thể sao chép hoàn toàn chính sách công nghiệp của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trên thực tế, chính bởi ngành công nghiệp của Việt Nam tập trung vào công đoạn lắp ráp và có tương đối ít sự hỗ trợ công nghiệp ở cấp chính phủ nên nước này mới có thể thiết lập thành công quan hệ thương mại tự do với rất nhiều thị trường nước ngoài. Nếu hiện giờ Việt Nam quay trở lại con đường trợ cấp và hỗ trợ công nghiệp, nhiều khả năng sẽ bị thiết lập các rào cản thương mại, từ đó ảnh hưởng đến mô hình thu phí quá cảnh hiện tại.

Vì vậy, con đường khả dĩ nhất mà Việt Nam có thể lựa chọn hiện nay là mô hình chaebol của Hàn Quốc, cũng chính là mô hình tài phiệt.

Cái gọi là mô hình tài phiệt, chỉ sự hỗ trợ cho các ông trùm nắm trong tay nhiều mảng kinh doanh khác nhau. Chính phủ trợ cấp cho “bộ phận phi thương mại” của một doanh nghiệp lớn thông qua “trợ cấp không liên quan”, sau đó doanh nghiệp chuyển tiền tới “bộ phận thương mại” thông qua phân bổ theo chiều ngang, từ đó có được khả năng đầu tư quy mô lớn nhằm đạt được mục tiêu chuyển đổi theo định hướng.

Hãy lấy một ví dụ. Vào thời điểm đó, chính phủ Park Chung-hee của Hàn Quốc muốn phát triển mạnh mẽ ngành đóng tàu nhưng không muốn các đối thủ chính là Nhật Bản và châu Âu nói ra nói vào, vậy nên đã tìm đến Tập đoàn Hyundai, trợ cấp cho mảng cơ sở hạ tầng – một “bộ phận phi thương mại” – và cung cấp cho họ các đơn hàng đường cao tốc khổng lồ. Thông qua cuộc chuyển đổi, Tập đoàn Hyundai đã chuyển sang ngành đóng tàu trên quy mô lớn và cuối cùng dựng nên công ty đóng tàu át chủ bài Hyundai Heavy Industries của Hàn Quốc. Mô hình Hàn Quốc dường như là câu trả lời duy nhất.


Dù mô hình chaebol là liều thuốc độc nhưng đối với Việt Nam, có lẽ không uống cũng không được.

Chỉ khi bù đắp được những lỗ hổng của chuỗi công nghiệp trong nước, Việt Nam mới có thể thực sự trở thành đối thủ của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong một số ngành công nghiệp. Tuy nhiên, nếu mô hình chaebol không hoạt động, ông Phạm Nhật Vượng sẽ trở thành ông Hứa Gia Ấn, tức là sẽ không có Samsung, Sony, Toyota hay Huawei, Xiaomi, BYD phiên bản Việt Nam và nước này chỉ có thể tiếp tục đóng vai trò là cơ sở sản xuất.


Thường chỉ có những người mang tâm thế yếu đuối nhưng nhạy cảm kiểu trẻ con mới hay chạy qua chạy lại 2 thái cực tự nhục, tự hào.


Sing nó sinh ra ở nhà mặt tiền, dăm người, bé tí … Mở KS, thêm cái cửa hàng tiện lợi và dịch vụ cho khách nhỡ đường là sống khỏe. Chả thể là mô hình được.


Cứ nhìn vào kiến trúc (thể hiện ý chí và khả năng), quy hoạch (thể hiện tầm nhìn) từ xưa cho tới nay của chúng ta là tất rút ra được kết luận.


Trăm bó đuốc được con ếch.


Sẵn sàng học hỏi đế tiếp tục vươn lên là thứ Phượng và nhiều triệu VNese kiểu Phượng thiếu. Chăm chăm kiếm cái mác, lo xong cái ổ rơm thế là cuốn tròn vào đấy.


Nói về thông minh thì em có rút ra định nghĩa thế này:

  1. Dốt là không biết mà không chịu học hỏi
  2. Đần là học mãi mà không hiểu, không làm được
  3. Ngu là biết thế nào là đúng (hoặc được người khác dạy cho làm) mà không làm, hoặc cố tình làm sai
  4. Thông minh là biết học từ người khác, rút ra bài học cho bản thân

Em thấy các bài đo IQ phổ biến thường là theo định nghĩa “tìm cách giải những vấn đề chưa gặp bao giờ”, áp dụng cho cá nhân thì đúng nhưng cho số đông thì không phù hợp vì thời nay “các vấn đề chưa gặp bao giờ” là rất ít trong cuộc sống, người khác đã tìm ra lời giải lâu rồi. Thông minh thì phải biết tận dụng nguồn lực xung quanh có sẵn, tối ưu thời gian, cơ hội, nội lực là những tài sản vô giá mà có hạn.


E thì thấy cái tính đố kỵ của người Việt mình mới là cái xấu xí nhất. Mình chỉ đoàn kết trong chiến tranh, lúc hoạn nạn và khi xem bóng đá, chứ bình thường thì cứ thấy ai khá lên là tìm cách dìm bằng được, và chính cái này làm cho tập thể khó có thể phát triển.


Tính tự tôn quá cao, cái này vừa là ưu điểm, cũng vừa khuyết điểm. Nó ưu điểm khi chúng ta không chịu khuất phục bất cứ một dân tộc nào khác, chúng ta luôn muốn làm chủ chính mình, và chính điều này góp phần làm cho dân tộc mình gần như chưa từng thua trong các cuộc chiến tranh vệ quốc. Nhưng nó là nhược điểm trong cuộc sống thường nhật, trong công việc, trong đối nhân xử thế. Nếu tự tôn cao quá, mình không chịu cúi đầu thì sẽ rất khó có thể học hỏi cái hay, cái tốt từ người khác/dân tộc khác. Mà đã không chịu học hỏi cái hay cái tốt thì khó lòng phát triển mạnh mẽ được.