Điều gây ấn tượng ở Tôn Nữ Thị Ninh còn là sự thẳng thắn và sắc sảo của bà, không ngại đụng chạm một số vấn đề gai góc. Nói đến hội nhập, bà cho rằng: “Ngày nay, hội nhập toàn cầu, chúng ta phải biết mình là ai. Phải xác định rõ, mình tự hào gì ở dân tộc, và hổ thẹn điều gì ở đất nước. Lòng tự tôn dân tộc phải đi liền với lòng tự trọng quốc gia. Phải phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực để phát triển đất nước. Điều đó đòi hỏi tầng lớp lãnh đạo khả năng tạo động lực và toàn dân phải tôi luyện ý thức. Sự thật là, không có tài ngoại giao và vận động nào có thể thay thế được nội lực.”


“Điều khó khăn nhất của một người phụ nữ làm ngoại giao là gì?”, Tôn Nữ Thị Ninh đã trả lời: “Là không được rơi lệ.” Câu trả lời thể hiện phần cảm xúc nhân văn phía sau một vẻ ngoài “thép” cũng như không né tránh chia sẻ những điều rất con người trước đại chúng.


Chịu khó tìm hiểu thế giới bên ngoài, cần có hoài bão, đam mê, sáng tạo và bản lĩnh. Bản lĩnh bao hàm rộng hơn tự tin, tự tin là một phần trong bản lĩnh. Bản lĩnh bao gồm cả phẩm cách, không sa ngã với những cái tiêu cực hiện nay. Thanh niên cũng cần bỏ sự sao chép, bắt chước, cần sáng tạo. Hãy sống trung thực, tự trọng, dấn thân với xã hội và đất nước. Đối với tôi, sự thờ ơ còn tồi tệ hơn sự thiếu hiểu biết.


Thế thì các đồng chí khác chúng tôi nhiều lắm. Thời kháng chiến, chúng tôi đã sơ kết rằng, trong tất cả các đồng chí bị bắt giam thì các đồng chí nữ là những người kiên cường, chịu đựng, ít khai báo hơn nam giới.


Chữ đàng hoàng có nghĩa là sống với lương tâm, bản lĩnh, hiện đại. Không phải liêm khiết nghĩa là sống khổ. Tôi không ủng hộ quan niệm sống sạch là sống khổ. Như vậy là chiến thắng nửa vời. Chúng tôi ủng hộ: sạch và sung túc. Đàng hoàng mới thành công đầy đủ. Có mẫu số chung làm chất gắn kết. Coi trọng giáo dục. Đất nước này muốn đi xa, bay cao, cơ bản là con người được đào tạo như thế nào.


Tôi sinh ra trong một gia đình Huế truyền thống. Ông cụ làm tri phủ. Bà cụ điển hình thế hệ đó: nội trợ. Cái tôi lĩnh hội được từ gia đinh hơi phong kiến đó là không coi trọng vật chất tiền bạc, mà lễ nghĩa nhiều hơn. Tính khí khái tự trọng tôi thừa kế từ gia đình. Phương châm của tôi là kết hợp Đông-Tây, cương-nhu. Tôi sinh ra ở Việt nam, sống ở châu Âu, về Việt Nam hoạt động cũng liên tục giao tiếp với phương Tây nên vận dụng cả hai.

Tây thích thẳng thừng, mở. Đông theo nhìn nhận phổ biến: mềm mại, tinh tế, đôi khi không trực diện, khó hiểu. Việt Nam chăm sóc khách chu đáo, Tây không sánh kịp. Tây chỉ chuyên nghiệp khi làm việc chính thức thôi. Ta thì còn làm việc xong còn xem họ thích gì, dẫn đi chơi. Họ chẳng tiễn khách bao giờ, trừ nghi thức ngoại giao lớn. Trong đối thoại, tôi thấy khi nào cần thẳng, phải nói thẳng. Cần nói cả cái không hay của họ, trong khi nhiều người thấy khó chịu, không dám nói, nhịn tức.


Có lẽ là, lúc bắt đầu đi vào đổi mới, toàn bộ tư duy sáng tạo hoặc cải cách được tập trung cho lĩnh vực kinh tế. Lúc đó, tập trung như vậy là đúng. Về mặt xã hội thì nhờ cải cách kinh tế mà giải quyết được phần nào xoá đói giảm nghèo. Nhưng còn hai vấn đề khác cũng rất chiến lược là y tế và giáo dục, thì lại không được chẩn đoán từ đầu và đầu tư đúng mức ở tầm tư duy chiến lược, tư duy khách quan, và tư duy cải cách. Giáo dục Việt Nam ngày này, nói thật, là một “mớ bòng bong” hình thành từ việc kế thừa phong cách giáo dục của chế độ phong kiến, thực dân, rồi mô hình Trung Quốc, Liên Xô; sau này ta lại muốn lắp ghép thêm một ít từ Âu, Mỹ. Lẽ ra lúc ấy phải xây dựng lại cấu trúc, tìm kiếm phương thức, đề ra định hướng, mục tiêu, kế hoạch hành động thích hợp. Tôi có cảm giác như, từ đầu chúng ta chưa đánh giá vấn đề một cách thấu đáo.


  1. Đại học là nơi tạo nên và phổ biến tri thức.
  2. Đại học đào tạo người có năng lực để phục vụ xã hội, đất nước (Pháp).
  3. Đại học tôi luyện tư cách, bản lĩnh, nhân sinh quan cho thanh niên, và tôn trọng sự phát triển của cá nhân (Anh, Mỹ).